Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất trái đến các phần của cơ thể

Câu 1. Tĩnh mạch có nhiệm vụ dẫn máu từ

A. Tâm thất trái đến các cơ quan B. Các cơ quan về tim

C. Tâm thất phải lên phổi D. Từ tim đến các cơ quan

Câu 2. Loại chất có trong thức ăn chịu sự tiêu hóa hóa học trong dạ dày?

A. tinh bột B. Proten C. đường D. lipit

Câu 3. Trong miệng ezim amilaza biến đổi:

A. Axit Nucleic thành các thành phần cấu tạo nhỏ. B. Gluxit(tinh bột) thành đường mantozo

C. Protein thành axit amin D. Lipit thành các hạt nhỏ

Câu 4. Bạch cầu nào tham gia thực bào?

A. Trung tính và mônô B. Lim phô B và trung tính.

C. Ưa kiềm và ưa axit. D. Lim phô T và mônô.

Câu 5. Thành phần cấu tạo của máu gồm:

A. huyết tương và các tế bào máu B. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

C. huyết tương và hồng cầu D. huyết tương, hồng cầu và bạch cầu

Câu 6. Mô biểu bì có đặc điểm chung là:

A. Có khả năng co dãn tạo nên sự vận động. B. Tiếp nhận kích thích và xử lý thông tin.

C. Xếp xít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan D. Liên kết các tế bào nằm rải rác trong cơ thể

Câu 7. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra dựa vào cơ chế:

A. Khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao B. Nhờ lực hút và áp suất khi hít vào hay thở ra

C. Phướng án khác. D. Khuếch tán từ nới có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp

Câu 8. Thành ruột non không có loại cơ này

A. Cơ dọc B. Cơ vòng C. Cơ chéo D. Cơ chéo và cơ dọc

Câu 9. Miễn dịch là khả năng

A. Cơ thể mắc một bệnh nào đó rồi tự khỏi B. Cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó

C. Cơ thể tiết ra chất chống lại mầm bệnh D. Cơ thể bị bệnh

Câu 10. Thành phần cấu tạo của xương dài có chức năng phân tán lực tác động

A. Mô xương xốp gồm các nan xương B. Khoang xương

C. Màng xương D. Mô xương cứng

Câu 11. Hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ sự phối hợp của:

A. Cơ liên sườn và cơ họng B. Cơ hoành và cơ liên sườn.

C. Cơ liên sườn và cơ bụng. D. Cơ hoành và cơ bụng.

Câu 12. Thành phần nào của máu có vai trò vận chuyển và trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường ngoài là:

A. Tiểu cầu B. Bạch cầu C. Huyết tương D. Hồng cầu

Câu 13. Trong 4 nhóm máu ở người, trong truyền máu nhóm máu chuyên nhận là.

A. Nhóm máu B. B. Nhóm máu A. C. Nhóm máu O. D. Nhóm máu AB

Câu 14. Máu thuộc loại mô

A. Mô liên kết B. Mô thần kinh C. Mô cơ D. Mô biểu bì

Câu 15. Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?

A. Có nhiều phế nang được bao phủ bởi mạng mao mạch dày đặc.

B. có hai lá phổi được bao bởi hai lớp màng

C. Có nhiều nếp gấp

D. Thể tích phổi lớn

Câu 16. Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp là:

A. Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào

B. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào

C. Quá trình hít vào và thở ra

D. Sự thở, trao đổi khí ở phổi

Câu 17. Sự đông máu liên quan tới hoạt động của yếu tố nào là chủ yếu?

A. Tiểu cầu B. Canxi C. Bạch cầu D. Hồng cầu

Câu 18. Huyết tương mất chất sinh tơ máu tạo thành

A. Khối máu đông B. Tơ máu C. Bạch huyết D. Huyết thanh

Câu 19. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài

A. 0.3s B. 0.1s C. 0.4s D. 0.8s

Câu 20. Xương dài ra nhờ:

A. các tế bào lớp sụn tăng trưởng dày lên

B. các tế bào lớp sụn tăng trưởng to ra

C. các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới

D. các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới

Câu 21. Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khủy tay. Có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp động:

A. 2 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 22. Sản phẩm tiêu hóa của lipit được cơ thể hấp thụ

A. Đường đơn B. Axit amin

C. Glixerin và các axit béo D. Đường matozo

Câu 23. Xương có tính đàn hồi rắn chắc vì ?

A. Trong xương có chất hữu cơ và chất khoáng B. Xương có chất hữu cơ

C. Xương có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất khoáng D. Xương có chất khoáng

Câu 24. Boä phaän naøo tieát dòch maät?

A. Daï daøy B. Gan C. Ruoät D. Tuïy

Câu 25. Thành cơ tim dày nhất là:

A. Thành tâm thất phải B. Thành tâm thất trái

C. Thành tâm nhĩ trái D. Thành tâm nhĩ phải

Câu 26. Khi sơ cứu cho người bị gãy xương cần chú ý

A. Cả 3 phương án trên

B. Không được nắn bóp bừa bãi, dùng nẹp băng cố định chỗ gãy

C. Chườm nước đá lạnh cho đỡ đau

D. Rửa sạch vết thương, dùng băng buộc chặt chỗ gãy

Câu 27. Môi trường trong của cơ thể gồm:

A. Máu, nước mô, bạch huyết B. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể C. Máu, nước mô, bạch cầu D. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.

Câu 28. Các chất nào trong các chất sau đây không được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

A. Lipit B. Prôtêin C. Vitamin D. Gluxit

Câu 29. Với vết thương chảy máu động mạch (Không phải ở tay, chân) ta phải ấn tay vào động mạch

A. Xa vết thương (trên phía tim) B. Gần vết thương

C. Xa vết thương (về phía tim) D. Gần vết thương (về phía tim)

Câu 30. Lipit được hấp thụ vào trong cơ thể chủ yếu theo con đường:

A. Tuần hoàn bạch huyết B. Huyết tương C. nước mô D. Tuần hoàn máu

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Loại mạch nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ phổi về tâm nhĩ trái

Các câu hỏi tương tự

Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất trái đến các phần của cơ thể ?


A.

B.

C.

D.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch.

Hệ thống tim mạch trong cơ thể bao gồm cơ tim và hệ thống mạch máu. Mỗi ngày, tim hoạt động liên tục, bơm một lượng máu tương đương khoảng 14.000 lít máu mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể thông qua ba loại mạch máu chính: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

Hệ thống mạch máu của cơ thể là một hệ thống ống dẫn mang máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể để trao đổi chất. Tất cả những tế bào trong cơ thể đều cần oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong máu. Nếu không có oxy và những chất dinh dưỡng này, tất cả các tế bào sẽ chết. Chính nhờ vào những hoạt động co bóp của tim, oxy và chất dinh dưỡng đến được các mô và cơ quan của cơ thể thông qua hệ thống mạch máu giúp duy trì hoạt động hàng ngày.

Không chỉ mang oxy và các chất dinh dưỡng đến mô cơ quan, mạch máu cũng là nơi vận chuyển carbon dioxide (CO2) và các sản phẩm dư thừa ra khỏi mô. CO2 sẽ được thải ra khỏi cơ thể thông qua phổi và hầu hết những sản phẩm dư thừa sẽ được đào thải qua thận. Chính nhờ hệ thống mạch máu này mà máu được lưu thông khắp cơ thể giúp duy trì các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất trái đến các phần của cơ thể

Động mạch chủ

Tim phải là nơi nhận máu nghèo oxy từ các cơ quan trong cơ thể đổ về theo tĩnh mạch chủ trêntĩnh mạch chủ dưới vào tâm nhĩ phải. Máu được vận chuyển xuống tâm thất phải và được bơm lên phổi. Tại các mao mạch phổi, oxy được trao đổi và thải carbon dioxide. Sau đó, máu theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. Vào lúc này, máu giàu oxy sẽ được đổ xuống tâm thất trái và được vận chuyển đến các mô cơ quan thông qua hệ thống mạch máu của cơ thể. Máu được vận chuyển từ động mạch mang oxy và các chất dinh dưỡng đến trao đổi tại mao mạch và theo các tĩnh mạch trở về tim.

ba loại mạch máu chính của cơ thể bao gồm động mạch, mao mạchtĩnh mạch. Bên cạnh đó, động mạch được chia thành mạng lưới những mạch máu nhỏ gọi là tiểu động mạch và tương tự có các tiểu tĩnh mạch hợp lại thành tĩnh mạch.

  • Động mạch là những mạch máu mang máu giàu oxy từ tim đến tất cả các mô trong cơ thể. Chúng chia thành nhiều nhánh nhỏ và những nhánh này có thể được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn còn gọi là tiểu động mạch giúp mang máu đi được xa hơn vào đến tận cùng của mô cơ quan.
  • Mao mạch là những mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng cho phép oxy, các chất dinh dưỡng đi vào tế bào; carbon dioxide và các chất thải qua thành mạch để vào máu. Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu sẽ diễn ra tại những mao mạch này.
  • Tĩnh mạch là những mạch máu có nhiệm vụ mang máu trở về tim. Kích thước của tĩnh mạch càng lớn khi vị trí càng nằm gần tim. Tĩnh mạch chủ trên là tĩnh mạch lớn nhất mang máu từ phần đầu và hai tay trở về tim; trong khi tĩnh mạch chủ dưới mang máu từ bụng và hai chi dưới.

Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất trái đến các phần của cơ thể

Cấu tạo của động mạch

Thành động mạch bao gồm ba lớp, lớp áo trong (lớp nội mạc) nằm trong cùng được cấu tạo từ các tế bào nội mạc mạch máu, lớp áo giữa (lớp đàn hồi) có các sợi cơ trơn và sợi chun co giãn và cuối cùng là lớp áo ngoài chứa chủ yếu là mô liên kết.

4.2. Cấu tạo tĩnh mạch

Tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự động mạch với ba lớp. Tuy nhiên, thành của tĩnh mạch mỏng hơn, lớp áo trong của hệ tĩnh mạch có những van tĩnh mạch có nhiệm vụ giúp máu chảy theo một chiều nhất định.

4.3. Cấu tạo mao mạch

Thành mao mạch được cấu tạo bởi một lớp tế bào nội mạc. Trên thành mao mạch có nhiều lỗ nhỏ giúp tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất trái đến các phần của cơ thể

Mạch máu giúp vận chuyển oxy

Ngoài chức năng chính vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến mô cơ quan và vận chuyển CO2, các chất thải đến các cơ quan như phổi và thận để loại bỏ khỏi cơ thể. Mạch máu còn đóng một vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp của cơ thể.

Động mạch có nhiều kích thước khác nhau. Đối với những động mạch lớn, thành mạch có các sợi đàn hồi đặc biệt có thể co giãn và góp một phần vào chức năng co bóp tống máu của tim (máu vẫn tiếp tục được đẩy tới mặc dù tim ở trong trạng thái nghỉ ngơi).

Động mạch cũng có thể đáp lại tín hiệu từ hệ thống thần kinh để co hoặc giãn giúp điều hòa huyết áp của cơ thể. Những thụ thể cảm nhận áp lực và hóa học tại các mạch máu giúp thu nhận thông tin tình trạng huyết động của cơ thể và truyền những tín hiệu này đến não bộ. Khi đó, não bộ sẽ phát ra những tín hiệu đến hệ thống mạch máu làm thay đổi kích thước của mạch máu (co mạch hoặc giãn mạch). Có thể hiểu một cách đơn giản, co mạch sẽ giúp tăng huyết áp và ngược lại giãn mạch sẽ làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, hệ thống mạch máu không chỉ là cơ quan duy nhất góp phần vào việc điều hòa huyết áp mà còn có sự tham gia của nhiều hệ thống phức tạp.

Tiểu động mạch là những động mạch nhỏ nhất của cơ thể. Chúng vận chuyển máu đến mao mạch và cũng có chức năng co giãn tương tự động mạch góp phần kiểm soát lượng máu đến mao mạch.

Các mao mạch tại mô cơ quan sẽ hợp nhất lại tạo nên các tiểu tĩnh mạch. Những tiểu tĩnh mạch sẽ tập hợp lại tạo nên những tĩnh mạch lớn hơn. Tĩnh mạch có nhiệm vụ chính là vận chuyển máu trở về tim. Bên trong những tĩnh mạch ở các chi dưới của cơ thể có chứa các van tĩnh mạch giúp máu đi về tim dễ dàng hơn mà không chảy ngược lại.

Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất trái đến các phần của cơ thể

Bệnh nhân bị viêm mao mạch dị ứng

Một số rối loạn liên quan đến mạch máu bao gồm

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim nói riêng, bạn có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn: webmd.com & healthdirect.gov

10 thú vị cực kỳ bất ngờ về trái tim của bạn

XEM THÊM: