Luật sư bào chữa là gì

Luật sư bào chữa đóng vai trò “bác sĩ pháp lý” cho bị can, người được tiếp cận bị can với tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, có trách nhiệm giải thích cho bị can về những quyền được pháp luật bảo đảm, chuẩn bị tâm lý để từ đó giúp người bị “tình nghi phạm tội” bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo, trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật và xem xét toàn bộ nội dung điều tra để minh oan cho người bị “tình nghi phạm tội”.

Trong tố tụng hình sự, luật sư có thể tham gia với tư cách người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, của bị hại, đương sự. Luật sự có thể tham gia vào nhiều giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cụ thể, luật sư được tham gia từ giai đoạn nào của vụ án?

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật  về luật sư tham gia bào chữa vụ án hình sự, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về tố tụng hình sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hình sự, tố tụng hình sự, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết mà Luật Minh Gia phân tích dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Luật sư tham gia bào chữa từ khi nào?

Hỏi: Em trai tôi mới bị khởi tố về tội cướp tài sản. Xin cho biết tôi có thể mời luật sư bào chữa cho em trai tôi ngay thời điểm này được không? Nếu không được thì phải đợi tới thời điểm nào? Luật sư có những quyền gì khi tham gia bào chữa cho người phạm tội? [L H, Bắc Giang].

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi trả lời như sau về các giai đoạn mà luật sư có quyền tham gia theo quy định tại Bộ luật TTHS, Luật Luật sư và các văn bản pháp luật liên quan, cụ thể:

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 [BLTTHS] thì người bào chữa có thể là:

“a] Luật sư;

b] Người đại diện của người bị buộc tội;

c] Bào chữa viên nhân dân;

d] Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.”

Bên cạnh đó, Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:

“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”

Căn cứ những quy định trên, luật sư có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho em bạn khi em bạn hoặc gia đình bạn có giấy mời luật sư sau đó Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS và những văn bản có liên quan.

II. Quyền hạn của Luật sư [người bào chữa]

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định cụ thể tại Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“1. Người bào chữa có quyền:

a] Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b] Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c] Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d] Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

đ] Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

e] Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g] Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h] Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

i] Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

k] Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

l] Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

m] Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n] Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o] Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

…”

------------

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

I. Giai đoạn tố tụng:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự [BLTTHS] thì người bào chữa có thể là:

1.  Luật sư;

2.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

3.  Bào chữa viên nhân dân.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 BLTTHS có quy định: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Căn cứ những quy định trên, luật sư có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho em bạn khi em bạn hoặc gia đình bạn có giấy mời luật sư sau đó Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS và những văn bản có liên quan.

II. Quyền hạn của người bào chữa

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư [người bào chữa] có quyền:

1.  Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

2.  Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

3.  Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

4.  Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

5.  Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

6.  Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

7.  Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

8.  Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

9.  Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Trong các vụ án hình sự, vai trò của Luật sư rất quan trọng. Họ là người bào chữa, người có trình độ am hiểu sâu sắc về pháp luật, đại diện cho thân chủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm. Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo không chỉ đơn thuần là thực hiện một công việc, mà còn là trách nhiệm, là đạo đức nghề nghiệp. Người luật sư có tài, có tâm với nghề luôn đặt mục tiêu đem lại những điều tốt đẹp nhất cho thân chủ trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật.

Vị trí, vai trò của luật sư ở các nước phát triển đã được khẳng định, việc nhờ luật sư bảo vệ cho mỗi người dân giống như một biện pháp an toàn tất yếu trong đời sống hàng ngày đối với họ. Còn ở Việt Nam hiện nay thì sao? Vị trí, vài trò và tầm quan trọng của Luật Sư trong các vụ án như thế nào? Để giải đáp câu hỏi này, Công ty Luật Ánh Sáng Việt xin được giới thiệu qua và nêu dẫn chứng để Quý bạn đọc nắm được và hiểu rõ về tầm quan trọng của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự.

– Vai trò của Luật sư chúng tôi trong vụ án hình sự?

  • Theo luật định, Luật sư có quyền tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ từ khi một người bị Cơ quan công an triệu tập lấy lời khai do bị tố cáo, do bị kiến nghị khởi tố hoặc tham gia bào chữa từ khi một người bị tạm giữ hình sự, tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, hoặc đang bị truy nã…
  • Luật sư tham gia với tư cách người bào chữa từ khi có quyết định khởi tố bị can.
  • Luật sư tham gia với tư cách người bào chữa từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Như vậy, có thể thấy Luật sư có thể tham gia bảo vệ/bào chữa cho thân chủ của mình từ khi bị triệu tập lấy lời khai, bị tạm giữ, bị tạm giam, bị truy tố, bị xét xử cho đến khi kết thúc vụ án. Hiểu một cách đơn giản là theo pháp luật hiện hành, bất kể khi nào bạn muốn, bạn đều có quyền mời luật sư bảo vệ cho mình, làm việc cùng mình.

– Luật sư sẽ làm gì để giúp cho thân chủ/khách hàng trong giải quyết vụ án? 

  • Ngay từ khi tiếp nhận vụ án, Luật sư sẽ tư vấn các quy định pháp luật hình sự cho thân chủ, phân tích và xác định rõ tình trạng pháp lý của thân chủ, đưa ra những lời khuyên cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, nhằm tránh và giảm thiểu những rủi ro về pháp lý;
  • Trong giai đoạn điều tra: Luật sư Ánh Sáng Việt sẽ tham gia các buổi hỏi cung cùng thân chủ để tránh trường hợp thân chủ bị ép cung, nhục hình, ép khai không đúng sự thật gây bất lợi, oan sai; kịp thời khiếu nại, kiến nghị khi phát hiện những vi phạm, sai trái, bất lợi đối với thân chủ. Luật sư thu thập chứng cứ nhằm chứng minh thân chủ vô tội hoặc giảm nhẹ TNHS cho thân chủ;
  • Trong giai đoạn truy tố, Luật sư làm việc với VKS, yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung nếu thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho Thân Chủ, cung cấp thêm các tài liệu chứng cứ mới [nếu có];
  • Trong giai đoạn xét xử: Luật sư nghiên cứu hồ sơ, tham gia phiên tòa, hỏi, trình bày luận cứ, tranh luận tại phiên Tòa để làm rõ vụ án, đưa ra các chứng cứ, các lập luận để chứng minh thân chủ vô tội hoặc đề nghị giảm nhẹ tội;
  • Trong trường hợp kháng cáo, kháng ngh, Luật sư tham gia soạn thảo đơn và tiếp tục tham gia phiên tòa phúc thẩm để bảo vệ cho thân chủ/ khách hàng;

         HÌNH ẢNH LS TẠ VĂN PHÚ TẠI PHIÊN TÒA BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO                                      NGUYỄN VĂN KÝ VÔ TỘI TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

2. Vậy khi xảy ra tình huống pháp lý bạn nên làm gì?

  • Lời khuyên đầu tiên chúng tôi muốn bạn nhớ: Bạn nên tìm đến luật sư để nhờ trợ giúp, nếu bạn đang bị tạm giữ, tạm giam bạn có quyền mời luật sư thông qua hình thức viết đơn gửi người thân nhờ mời luật sư cho bạn hoặc gửi đích danh luật sư bạn biết. Pháp luật quy định cán bộ điều tra có trách nhiệm gửi đơn của bạn đến người thân để họ mời luật sư cho bạn.
  • Lời khuyên thứ hai: Ngay trong lần hỏi cung, lấy lời khai đầu tiên cán bộ điều tra lấy lời khai có trách nhiệm hỏi bạn về việc bạn có muốn mời luật sư không? Bạn hãy trả lời – tôi có! và bạn có quyền giữ im lặng đến khi luật sư của bạn đến làm việc cùng. Nếu họ không hỏi câu đó, bạn hãy chủ động nói tôi cần mời luật sư. Nếu bạn bị đánh đập, bị ép cung bắt khai không đúng sự thật khi chưa có luật sư, bạn hãy nhớ khi nào có luật sư đến bạn có quyền nói tất cả nhưng lời khai trước đều do tôi bị ép cung, bị đánh đập bắt khai, nay tôi muốn khai lại;
  • Lời khuyên thứ ba: Bạn hãy nhớ, mọi lời khai của bạn cũng chính là chứng cứ chứng minh bạn có tội hay vô tội, luật pháp không buộc bạn phải đưa ra những lời khai chống lại mình, do đó bạn cần cân nhắc kỹ khi khai báo; Bạn cũng cần biết, khai báo thành khẩn là một tình tiết giảm nhẹ khi cần thiết;
  • Lưu ý cuối cùng: Bạn cần tìm đến luật sư uy tín, bản lĩnh để đảm bảo bạn được bảo vệ đầy đủ, trọn vẹn về mặt pháp lý; Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, bản lĩnh và trí tuệ, chúng tôi cam kết sẽ đem lại sự an toàn pháp lý tối đa cho quý khách hàng/thân chủ.
  • Để mời luật sư của chúng tôi, quý khách chỉ cần đến ký đơn mời luật sư theo mẫu đã có sẵn; Thủ tục nhanh gọn và đơn giản, khi cần hãy nhấc máy điện cho luật sư theo số: 0988.975.005 hoặc 0936.214.556; Zalo: Luật Ánh Sáng Việt

3. Dưới đây là vụ án oan điển hình chúng tôi đã bào chữa thành công để quý khách tham khảo. 

Trong hoạt động bào chữa nhiều năm qua, các luật sư của Luật Ánh Sáng Việt đã bào chữa minh oan, giải oan, mang lại sự công bằng cho rất nhiều thân chủ của mình. Điển hình, gần đây nhất là những vụ án gây chấn động dư luận như vụ: Nguyễn Tiền Lương – bị Cơ quan CSĐT tỉnh Lào Cai khởi tố về tội buôn bán 10 bánh Heroin, có khung hình phạt là tử hình, hay vụ án Nguyễn Văn Ký kêu oan vì bị truy tố là chủ mưu tội trộm cắp tài sản của công ty Samsung với khung hình phạt đến 20 năm tù.

CÁC LUẬT SƯ CỦA CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG TRỢ GIÚP BẠN, Hãy liên hệ với chúng tôi ngay khi cần để được tư vấn và hỗ trợ về pháp lý:

Số điện thoại tiếp nhận khách hàng: 0988975005

Số điện thoại tư vấn trực tiếp của Luật sư: 0936214556

Zalo Luật Ánh Sáng Việt: 0936214556

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

Video liên quan

Chủ Đề