Mang thai mạch cổ nằm ở đâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Mạch máu tiền đạo là biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ với tỷ lệ mắc chỉ 4/10.000 ca. Tuy nhiên, đây là biến chứng rất nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của trẻ sơ sinh nếu không được chẩn đoán, can thiệp điều trị kịp thời.

Mạch máu tiền đạo (tên tiếng Anh: Vasa Previa) là hiện tượng các mạch máu cuống rốn của thai nhi chạy ngang qua hoặc nằm gần với lỗ mở của cổ tử cung. Các mạch máu này nằm trong màng, không được bảo vệ bởi nhau thai hay dây rốn nên mạch máu tiền đạo rất dễ bị vỡ, khiến thai nhi mất một lượng máu lớn. Nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng xảy ra, thai nhi có thể tử vong và sản phụ có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng.

Đây là một tai biến sản khoa hiếm gặp với tỷ lệ chỉ 1,5 - 4/10.000 ca. Theo thống kê, có tới 56% trường hợp vỡ mạch máu tiền đạo không được chẩn đoán sớm trước khi chuyển dạ, dẫn tới thai chết lưu.

Về cơ chế gây tai biến: Bình thường, mạch máu nuôi thai nhi được bảo vệ bởi chất thạch Wharton nằm trong dây rốn. Tuy nhiên, mạch máu tiền đạo không được nâng đỡ bởi chất thạch này hoặc mạch máu tiền đạo dính chặt vào lớp màng đệm bên trên, rất dễ bị rách khi vỡ ối tự nhiên hoặc bấm ối. Nguy hiểm hơn, máu chảy từ mạch máu tiền đạo là máu của thai nhi nên có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nếu không can thiệp cấp cứu kịp thời.

Tuy nhiên, nếu tình trạng mạch máu tiền đạo được phát hiện trong thai kỳ thì cơ hội sống sót của thai nhi có thể tăng lên tới 97%. Dù vậy, trẻ vẫn có thể gặp phải các biến chứng do sinh non như nhẹ cân hoặc phổi kém phát triển.

Mang thai mạch cổ nằm ở đâu

Mạch máu tiền đạo trong thai kì có thể gây sinh non

Các nguyên nhân gây mạch máu tiền đạo như sau:

  • Sa dây rốn: Là tình trạng dây rốn đi vào màng, khiến các mạch máu không được bảo vệ bởi nhau thai;
  • Nhau thai chia làm 2 mảnh: Các mạch máu không được bảo vệ ở nơi giao nhau giữa 2 thùy;

Ngoài ra, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mạch máu tiền đạo như: Mang đa thai, tiền sử sinh mổ, thụ tinh trong ống nghiệm, nhau bám thấp hay nhau tiền đạo, nhau cài răng lược ,tiền sử nong nạo, đã từng phẫu thuật tử cung trước đó.

Mang thai mạch cổ nằm ở đâu

Sa dây rốn là nguyên nhân gây mạch máu tiền đạo

Tình trạng mạch máu tiền đạo thường ít có triệu chứng ban đầu và chỉ được phát hiện khi sản phụ chuyển dạ. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng này mà thai phụ không nên bỏ qua:

  • Chảy máu âm đạo không đau: Do vỡ mạch máu thai nhi trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu gặp phải hiện tượng này, bà bầu có thể thấy máu có màu sẫm, đỏ tía vì máu của thai nhi có lượng oxy thấp hơn so với máu của mẹ;
  • Nhịp tim thai chậm bất thường khi các mạch máu bị vỡ, bắt đầu chảy máu.

Mang thai mạch cổ nằm ở đâu

Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến của mạch máu tiền đạo

Mạch máu tiền đạo có thể được chẩn đoán bằng cách siêu âm đầu dò kết hợp với siêu âm Doppler. Bác sĩ khuyến nghị thực hiện siêu âm mạch máu tiền đạo cho các thai phụ có nguy cơ cao đặc biệt các bà mẹ được chẩn đoán có nhau cài răng lược hoặc có các dấu hiệu cảnh báo mắc phải hiện tượng này. Chẩn đoán sớm sẽ giúp bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo trẻ được sinh ra an toàn và khỏe mạnh, giảm nguy cơ tai biến cho bà mẹ.

Không có biện pháp ngăn chặn tình trạng mạch máu tiền đạo nhưng sản phụ có thể phòng ngừa các tai biến của bệnh nếu khám thai định kỳ, chẩn đoán và điều trị kịp thời trước sinh. Việc theo dõi và điều trị bao gồm:

  • Siêu âm thường xuyên để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, đảm bảo mạch máu không bị vỡ hay chảy máu;
  • Để vùng chậu được nghỉ ngơi, không nên quan hệ tình dục, không đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo trừ khi siêu âm. Đồng thời, thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc hoặc vận động quá sức;
  • Nhập viện khi được 30 - 32 tuần để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé;
  • Có thể sử dụng thuốc steroid để giúp phổi của trẻ trưởng thành nhanh hơn nếu cần cho bé sinh sớm;
  • Sử dụng thuốc chống co thắt để ức chế quá trình chuyển dạ;
  • Bác sĩ thường chỉ định sinh mổ chủ động khi trẻ được 35 - 36 tuần trước khi vỡ ối. Nguyên nhân vì nếu màng ối bị vỡ một cách tự nhiên thì mạch máu chắc chắn sẽ bị vỡ, gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu chủ động sinh mổ, bác sĩ có thể điều chỉnh vị trí mổ phù hợp với vị trí của nhau thai và mạch máu, đảm bảo an toàn của trẻ.

Với trường hợp không phát hiện mạch máu tiền đạo trước sinh, khi bị vỡ ối kèm máu đỏ tươi, cần cân nhắc khả năng vỡ mạch máu tiền đạo và xử trí mổ khẩn cấp.

Mang thai mạch cổ nằm ở đâu

Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm mạch máu tiền đạo

  • Chăm sóc trước sinh: Thai phụ được chẩn đoán phát hiện mạch máu tiền đạo cần nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, bà bầu cần uống thuốc ức chế chuyển dạ để ngăn chặn các cơn co tử cung, kết hợp siêu âm thường xuyên để đảm bảo dây rốn không chèn ép, dùng thuốc steroid để kích thích phổi của trẻ phát triển nhanh;
  • Chăm sóc trong thời gian chuyển dạ: Bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ ở tuần thứ 35 - 36 của thai kỳ để tránh các cơn co thắt tử cung làm vỡ các mạch máu dây rốn. Nếu vỡ mạch máu, trẻ bị mất nhiều máu, cần được truyền máu ngay lập tức;
  • Chăm sóc sau khi sinh: Trẻ sơ sinh cần được kiểm tra ngay lập tức, có thể phải truyền máu. Đồng thời, sản phụ cũng được kiểm tra để xác định xem có dấu hiệu xuất huyết hay không.

Mạch máu tiền đạo nếu được chẩn đoán sớm sẽ có lựa chọn can thiệp điều trị phù hợp, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, các trường hợp có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ mạch máu tiền đạo nên thực hiện siêu âm để tầm soát, chẩn đoán trước sinh.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tầm soát các dị tật bất thường của thai nhi, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, dịch vụ này ra đời như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ từ việc chăm sóc, theo dõi, khám toàn diện, siêu âm xét nghiệm và tư vấn sức khỏe cho bà bầu như thế nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể yên tâm, thoải mái nghỉ dưỡng trong suốt thai kỳ, không phải lo lắng về việc lỡ hẹn đi khám và đặt lịch khám. Đặc biệt, các gói thai sản còn đi kèm với nhiều chương trình quà tặng, lớp học tiền sản miễn phí. Khi đi sinh mẹ bầu cũng không cần chuẩn bị quá nhiều đồ đạc vì Vinmec đã chuẩn bị sẵn đồ dùng thiết yếu cho mẹ và con trong quá trình sinh đẻ và dưỡng sức tại bệnh viện.

Hiện nay, để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn trang bị hệ thống máy siêu âm, trang thiết bị y tế hiện đại. Theo đó, quy trình thăm khám, chẩn đoán bệnh tại Vinmec đều được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và được đào tạo bài bản nên sẽ sớm phát hiện các vấn đề và bệnh lý sản khoa, các dị tật thai nhi từ sớm (nếu có) để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời ngay sau khi trẻ ra đời.

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên là bác sĩ siêu âm sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 11/2016. Bác sĩ Liên đã có trên 10 năm kinh nghiệm là bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khoa Siêu âm tại bệnh viện đầu ngành sản phụ khoa phía Nam - bệnh viện Từ Dũ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Review chân thực nhất của các mẹ bầu khi tham chương trình THAI SẢN TRỌN GÓI TẠI VINMEC

XEM THÊM:

Bài viết thứ 3 trong 3 bài thuộc chủ đề Các giai đoạn của thai kỳ

Dấu hiệu đầu tiên của có thai là gì?

Trễ kinh thường là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Bạn cũng có thể bị đau bụng nhẹ và chảy máu một chút khi trứng đã thụ tinh bám vào trong lòng tử cung.

Nếu thấy trễ kinh và nghi ngờ mình đã có thai, bạn có thể dùng que thử thai tại nhà. Các kết quả này rất chính xác nếu bạn thực hiện một vài ngày sau ngày ước tính có kinh như thường lệ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể xác nhận việc bạn đang có thai hay không và tư vấn về việc chăm sóc khi mang thai.

Mang thai mạch cổ nằm ở đâu
Mang thai mạch cổ nằm ở đâu

Xem thêm bàiSự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳcủaThS.BS. Trần Mạnh LinhvàTS.BS. Tô Mai Xuân Hồng

Tại sao tôi cảm thấy mệt mỏi?

Cảm thấy rất mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Cơ thể bạn đang nổ lực điều chỉnh cho tình trạng có thai. Điều này có thể gây ra sự mệt mỏi cùng cực. Nếu có thể, bạn nên ngủ lâu hơn vào ban đêm và tranh thủ thêm những giấc ngủ ngắn trong ngày. Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn khi bước qua 3 tháng giữa.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng buồn nôn và nôn mà phần nhiều phụ nữ mang thai trải qua trong những tháng đầu của thai kỳ. Triệu chứng này gây bởi các hormone tiết ra trong khi mang thai và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào trong ngày, không chỉ buổi sáng. Một số thức ăn hoặc mùi hương có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu và đôi khi gây nôn mửa. Một số phụ nữ sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều hơn khi họ đói bụng.

Ốm nghén thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn trễ kinh hoặc thử thai dương tính. Nó thường biến mất vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ

Thường xuyên đi tiểu . Vào khoảng cuối tháng thứ 3, bạn sẽ cảm thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn, đó là do tử cung đã phát triển to thêm và đè lên bàng quang. Bạn cũng có thể bị són nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi vì có sự tăng áp lực lên bàng quang của bạn.

Bụng ngày càng to lên . Vòng eo sẽ bắt đầu mở rộng vì em bé và tử cung của bạn phát triển lớn hơn. (Tùy thuộc vào vóc dáng trước khi mang thai, bạn có thể không nhận thấy sự thay đổi này cho đến ba tháng giữa thai kỳ)

Những triệu chứng về cảm xúc . Bạn có thể thấy tính khí mình thất thường, hay quên hoặc không thể tập trung. Những triệu chứng này có thể do mệt mỏi, do tác động của nội tiết tố khi mang thai, và có thể là những cảm xúc đi cùng với việc có thai.

Chóng mặt . Cơ thể bạn đang nổ lực sản xuất thêm máu để hỗ trợ thai nhi phát triển. Điều này có thể làm bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. Đói, mệt mỏi hoặc căng thẳng cũng có thể gây ra những triệu chứng này. Nếu chóng mặt nhiều kèm theo chảy máu âm đạo hoặc đau bụng, bạn cần đi khám ngay lập tức. Bạn có thể đang bị thai ngoài tử cung, một bệnh lý có thể đe dọa tính mạng, gây ra do trứng được thụ tinh bám vào một chổ bên ngoài tử cung.

Ợ nóng . Nội tiết tố của thai làm quá trình tiêu hóa chậm lại, giúp cho cơ thể của bạn có nhiều thời gian hơn để hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, đường tiêu hóa sẽ thư giãn và thức ăn ở trong dạ dày của bạn lâu hơn, điều này có thể gây ra chứng ợ nóng.

Táo bón . Sự tiêu hóa chậm cũng có thể gây táo bón hoặc đầy hơi, sình bụng. Khi mang thai, bạn được cho dùng thuốc đa sinh tố có chứa sắt. Chính sắt trong viên đa sinh tố này có thể gây táo bón. Bác sĩ thường đề nghị bổ sung thêm chế độ ăn nhiều chất xơ hoặc làm dùng thuốc làm mềm phân để hạn chế táo bón. Nếu bị bón nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể thay đổi loại viên đa sinh tố khác.

Nổi gân xanh . Bạn sẽ thấy gân xanh nổi lên, đó chính là các mạch máu tĩnh mạch to, màu xanh xuất hiện vùng bụng, ngực và chân của bạn. Khi mang thai, cơ thể bạn phải sản xuất nhiều máu hơn và tim phải làm việc nhanh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thai kỳ. Bạn cũng có thể thấy sự phát triển các mạch máu nhỏ – tỏa ra các hướng từ một vị trí nào đó, trông giống như chân của một con nhện – trên cổ, mặt hoặc cánh tay.

Thay đổi ở da . Những người khác có thể nhận thấy “vẻ mang thai” của bạn, đó là sự hồng hào, bóng bẩy của làn da do tăng lưu thông máu khi mang thai. Nội tiết tố khi mang thai cũng có thể làm da bạn tiết thêm dầu, và làm bạn nổi mụn trong một thời gian.

Thay đổi ở ngực . Nhiều người nhận thấy sự thay đổi ở ngực trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Các hormon tiết ra thay đổi cơ thể của bạn để chuẩn bị cho việc cho con bú sau này. Khi những thay đổi này xảy ra, bạn có cảm giác ngực mình căng và phồng lên. Bạn cũng có thể nhận thấy một số hạt nhỏ nổi lên xung quanh núm vú. Ngực sẽ tiếp tục phát triển và thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai, và thậm chí làm cho bạn cảm thấy lớn và nặng hơn vào giai đoạn trễ hơn của thai kỳ.

Thay đổi ở âm đạo . Lớp niêm mạc âm đạo sẽ dày lên và ít nhạy cảm hơn. Bạn có thể thấy có huyết trắng (khí hư màu trắng), đó là hiện tượng bình thường trong khi mang thai. Ra một ít huyết âm đạo (vài giọt) cũng thường thấy và là hiện tượng bình thường trong giai đoạn đầu này. Tuy nhiên, bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc đi khám nếu thấy chảy máu từ âm đạo. Nếu chảy máu nhiều hoặc kèm đau bụng, bạn nên đi cấp cứu ngay.

Xem thêm bàiBa tháng giữa thai kỳcủaTS.BS. Tô Mai Xuân Hồng

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/pregnancy-newborns/your-body/changes-in-your-body-during-pregnancy-first-trimester.html