Mắt nhìn 1 thành 2 là bệnh gì

Song thị (hay còn gọi là nhìn đôi) xảy ra khi người bệnh nhìn một hình ảnh thành hai hình ảnh, trong đó có một hình ảnh thực và một hình ảnh ảo. Hai hình ảnh này có thể nằm cạnh nhau hoặc chồng lên nhau.

Song thị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, công việc của người bệnh.

SONG THỊ HAI MẮT là hiện tượng song thị xảy ra khi nhìn bằng hai mắt và sẽ biến mất nếu một trong hai mắt bị che lại.Nguyên nhân điển hình gây hiện tượng song thị 2 mắt là do bệnh lác mắt hoặc lé mắt.

Ngoài ra, còn một số bệnh có thể gây song thị ở 2 mắt như:

Tổn thương dây thần kinh: Một số dây thần kinh chịu trách nhiệm vận hành thông tin giữa mắt và não. Do đó, những tổn thương não do nhiễm trùng, đa xơ cứng, đột quỵ, chấn thương đầu hoặc khối u não đều có thể gây tổn thương dây thần kinh ở bất kỳ vị trí nào dọc theo tuyến đường dẫn đến cơ mắt.

Bệnh tiểu đường: Bệnh này có thể làm tổn thương dây thần kinh điều khiển chuyển động của cơ mắt dẫn đến hiện tượng nhìn đôi và các vấn đề về thị lực khác.

Bệnh nhược cơ: Đây là một bệnh thần kinh cơ khiến các cơ của cơ thể trở nên hoạt động kém và có thể làm yếu các cơ kiểm soát mắt.

Rối loạn chức năng tuyến giáp: Các thay đổi trong chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến các cơ bên ngoài điều khiển mắt.

SONG THỊ MỘT MẮT là hiện tượng xảy ra khi người bị song thị che một mắt lại sẽ nhìn một vật thành hai. Một số tình trạng có thể gây song thị 1 mắt:

Đục thủy tinh thể: Thường xảy ra ở người lớn tuổi

Hội chứng thị giác màn hình: Xảy ra khi mắt bị tác động dồn dập từ ánh sáng xanh nguy hại được phát ra từ các thiết bị màn hình, làm tổn thương và chết tế bào võng mạc. Từ đó gây ra hội chứng rối loạn điều tiết mắt, điển hình là mắt bị song thị, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.

Thay đổi hình dạng giác mạc: Khi lớp niêm mạc trong suốt phía trước mắt mỏng và phát triển phình ra hình nón. Khối phồng này có thể gây ra hiện tượng nhìn đôi.

Bất thường ở võng mạc: bệnh lý thoái hóa võng mạc có thể gây ra hiện tượng nhìn đôi ở một mắt.

Để được tư vấn nhanh nhất về thăm khám chuyên sâu và điều trị các bệnh nhãn khoa, vui lòng liên hệ ngay hotline: 0949.8888.01 - 0949.8888.03
 

BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ VIỆT - NGA

100% Bác sĩ LB Nga có chứng chỉ hành nghề và đủ điều kiện phẫu thuật tại Việt Nam

🏥 Hà Nội: Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội (đối diện 143 Trần Đăng Ninh)

🏥 Quảng Ninh: Nhà A6 Khu đô thị Monbay, Hạ Long, Quảng Ninh

🏥 Sài Gòn: Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

☎️ Hotline tư vấn: 0949.8888.01 - 0949.8888.03

📧 Email:

🌏 Website: matvietnga.com

1. Tổng quan của song thị

Song thị khi cả hai mắt cùng nhìn vào một vật, trục nhìn của cả hai đều hướng về vật đó, ảnh của vật cùng hội tụ trên hoàng điểm là vùng thấy rõ nhất trên võng mạc và theo đường dẫn truyền thị giác lên não để cho ra kết quả là cùng một ảnh.

Khi có sự lệch trục ở một mắt, ảnh của vật không rơi trên hoàng điểm gây hệ quả người đó thấy xuất hiện một ảnh mờ bên cạnh ảnh thật của mắt lành.

Theo các nhà nghiên cứu, song thị là hệ quả của tổn thương trực tiếp trên cơ vận nhãn và gián tiếp trên thần kinh số III, IV, VI. Các bệnh lý đi kèm là bệnh nhược cơ, bệnh nhãn giáp, kẹt cơ vào lỗ gãy xương hốc mắt sau chấn thương hoặc bệnh lý do tổn thương trên thần kinh vận nhãn như tiểu đường, viêm do tự miễn, nhiễm siêu vi, u bướu chèn ép.

Thông thường có 2 loại song thị: Song thị một mắt là hiện tượng nếu người bị mắc song thị che một mắt lại sẽ nhìn thấy một vật thành hai; Song thị hai mắt là hiện tượng song thị chỉ xảy ra khi nhìn bằng hai mắt.

Song thị cũng có 2 dạng: Song thị ngang (hai hình nằm cạnh nhau) và song thị đứng (hai hình chồng lên nhau).

Mắt nhìn 1 thành 2 là bệnh gì

Song thị là một dạng tật khúc xạ, hay còn gọi là nhìn đôi.

2. Nguyên nhân gây bệnh song thị

Có nhiều nguyên nhân gây song thị, nguyên nhân thường gặp là do bẩm sinh, có thể do chấn thương, do bệnh lý thần kinh hoặc do chính các bệnh về mắt.

Nguyên nhân dẫn đến song thị một mắt có thể do loạn thị, viêm giác mạc, lệch (hoặc đục) thủy tinh thể, tổn thương hoàng điểm.

Song thị hai mắt có khá nhiều nguyên nhân bao gồm: Song thị hai mắt là do lé hay lác mắt; Rối loạn chức năng tuyến giáp; Đột quỵ hay cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA); Đái tháo đường; Bệnh nhược cơ; Chấn thương vùng mắt và não, phình mạch máu, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, khối u.

Một số trường hợp phẫu thuật khúc xạ đôi khi cũng có thể gặp hiện tượng song thị do những thay đổi về giác mạc, một bề mặt giác mạc không đều có thể làm cho các tia sáng phân tán thay vì tập trung đúng cách.

Bệnh đục thủy tinh hoặc các bệnh về thần kinh như: Liệt dây thần kinh, chấn thương đầu, bệnh đa xơ cứng, viêm màng não, tăng huyết áp, tắc nghẽn động mạch… cũng là một trong những nguyên nhân gây song thị.

Đôi khi, song thị có thể xảy ra tạm thời trong những tình huống như nhiễm độc rượu, sử dụng Benzodiazepin, Opioid hoặc một số loại thuốc điều trị co giật và động kinh. Chấn thương đầu như sự chấn động cũng có thể gây ra nhìn đôi tạm thời. Đặc biệt, khi mệt mỏi hay đôi mắt phải hoạt động quá nhiều cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Nếu thị lực bình thường không hồi phục lại nhanh sau đó thì cần đi khám bác sĩ ngay, càng sớm càng tốt.

Mắt nhìn 1 thành 2 là bệnh gì

Có nhiều nguyên nhân gây song thị, thường gặp do bẩm sinh.

3. Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán song thị

Song thị có thể xảy ra mà không có triệu chứng nào khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Nhìn thấy hai hình ảnh thay vì một;
  • Đau khi di chuyển mắt;
  • Đau quanh mắt, như thái dương hoặc lông mày.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể đau đầu, buồn nôn, sụp mí mắt…

Chẩn đoán song thị và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này với các bác sĩ có nhiều phương pháp. Đôi khi cũng khó khăn trong việc xác định nguyên nhân vì các triệu chứng nhìn đôi mới xuất hiện hoặc không có nguyên nhân rõ ràng.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhiều hơn một xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây ra chứng song thị như: Xét nghiệm máu, khám sức khỏe hoặc kiểm tra hình ảnh như chụp CT và chụp MRI.

Khi chẩn đoán song thị đối với trẻ nhỏ, vì không phải lúc nào cũng diễn đạt được những gì mà chúng thấy, vì vậy việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn hơn. Các triệu chứng thực thể của nhìn đôi như:

  • Nheo mắt khi nhìn;
  • Lấy tay che một mắt;
  • Quay đầu một cách khác thường;
  • Nhìn vào các vật thể theo hướng khác thay vì nhìn trực diện;
  • Đảo mắt qua lại…

4. Điều trị song thị tùy theo nguyên nhân

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Với song thị một mắt các nguyên nhân khác nhau có các phương án điều trị khác nhau.

Loạn thị

Giác mạc cong bất thường. Kính hiệu chỉnh hay kính áp tròng thường có thể chống lại độ cong và giúp ánh sách tập trung vào mắt. Phẫu thuật laser là một lựa chọn. Phương pháp điều trị này bao gồm việc định hình lại giác mạc bằng tia laser.

Đục thủy tinh thể

Phẫu thuật thường là lựa chọn tốt nhất. Quy trình phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị đục và nguyên nhân gây ra song thị. Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng, đau và có thể tiếp tục nhìn mờ hoặc nhìn đôi, nhưng điều trị kịp thời thường có thể giải quyết được những biến chứng này.

Khô mắt

Nếu mắt không tiết đủ nước mắt hoặc khô quá nhanh, chúng có thể bị viêm và đau. Điều này có thể dẫn đến nhìn đôi. Thông thường, sử dụng thuốc nhỏ mắt thay thế nước mắt sẽ làm giảm các triệu chứng.

Đối với song thị hai mắt

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà phương pháp điều trị thị lực hai mắt khác nhau như: Đeo kính, các bài tập mắt, đeo kính áp tròng mờ, tiêm Botulinum Toxin vào cơ mắt giúp giãn cơ, đeo miếng che mắt, phẫu thuật cơ vận nhãn giúp điều chỉnh lại vị trí.

Ngoài ra, có thể sử dụng lăng kính được đặt giữa hai mắt tại trung tâm của khung ảnh cũng có thể giúp tập hợp được hình ảnh từ hai mắt.

Mắt nhìn 1 thành 2 là bệnh gì

Song thị có thể xảy ra mà không có triệu chứng nào khác.

5. Có thể luyện tập mắt điều trị song thị?

Bài tập mắt không thể điều trị nhiều tình trạng gây song thị, tuy nhiên chúng có thể giúp những trường hợp thiếu khả năng hội tụ.

Hội tụ chậm dần

- Tập trung vào mục tiêu chi tiết ví dụ như 1 que mảnh hay đoạn chữ nhỏ trên tạp chí.

- Giữ vật ngang tầm mắt cách một sải tay.

- Cố gắng giữ nguyên một hình ảnh duy nhất lâu nhất có thể.

- Di chuyển mục tiêu về phía mũi thật chậm và ổn định.

- Khi nhìn hình ảnh thành hình đôi thì hai mắt đã ngưng phối hợp. Cố gắng tập trung cao độ để kết hợp hai hình ảnh thành một, khi đó tiến mục tiêu gần lại mũi hơn.

- Khi không thể kết hợp được hai hình ảnh thành một thì đưa tay lại về vị trí ban đầu và bắt đầu tập lại từ đầu.

- Khoảng cách hội tụ bình thường là cách mũi 10cm. Cố gắng giữ hình ảnh thành duy nhất ở mức 10cm. Các chuyên gia chỉnh hình nhãn khoa có thể sẽ cung cấp một công cụ gọi là Thẻ chấm để hỗ trợ bước này.

Hội tụ nhảy bước

- Lựa chọn mục tiêu tương tự như bài tập trên. Bắt đầu với mục tiêu cách mũi 20cm. Cố định góc nhìn của bạn từ 5 đến 6 giây. Chuyển sang nhìn một vật cố định cách khoảng 3m từ 2 đến 3 giây. Chuyển tầm nhìn của bạn sang mục tiêu gần hơn. Lặp lại và dần dần di chuyển mục tiêu gần hơn cho đến khi bạn có thể nhìn rõ vật thể cách 10cm mà không bị nhìn đôi.

Mắt nhìn 1 thành 2 là bệnh gì

Một số trường hợp phẫu thuật khúc xạ đôi khi cũng có thể gặp hiện tượng song thị do những thay đổi về giác mạc.

6. Khi nào cần phẫu thuật song thị?

Sau khi được các bác sĩ chẩn đoán và có các phương pháp điều trị khắc phục, nếu tình trạng song thị không cải thiện và thị lực giảm dần theo thời gian thì khi đó có thể cân nhắc phẫu thuật hay không. Nếu song thị không phục hồi, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật điều chỉnh cơ vận nhãn.

Với bệnh song thị cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì thời gian phục hồi tương đối ngắn. Bệnh nhân có thể tiếp tục công việc hàng ngày của họ trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu ở mắt. Điều này sẽ thuận lợi hơn sau vài tuần. Sau phẫu thuật nói chung và phẫu thuật do bị song thị nói riêng, bệnh nhân cần tránh đi tắm biển hoặc hồ bơi, không chơi thể thao trong khoảng 10 - 20 ngày đầu tiên.

Trong tháng đầu tiên cần điều trị bằng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ. Sau một tháng phẫu thuật, người bị song thị có thể tái khám để xác định được chính xác kết quả phẫu thuật và tình trạng của mắt.

Tóm lại: Song thị là một dị tật về khúc xạ, do vậy, để giảm triệu chứng song thị gây khó khăn cho tầm nhìn và sinh hoạt hàng ngày, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều thực phẩm từ rau xanh đậm, các loại thực phẩm có chứa vitamin A, C, E, kẽm, B12… Đặc biệt là nhóm chất làm chậm quá trình lão hóa, chống phá gốc tự do ở mắt như Tutein, Zeaxanthin, Alpha Lipoic Acid… giúp đôi mắt sáng khỏe.

Bảo vệ mắt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi hoặc môi trường làm việc có hóa chất. Đặc biệt đôi với mắt có những dấu hiệu lạ cần phải điều trị ngay để hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến thị lực thậm chí mù lòa gây hệ lụy đến sinh hoạt và sức khỏe.

Mời độc giả xem thêm video:

Mối nguy hại khi trẻ em xem tivi quá nhiều và cách khắc phục