Mẫu công văn xin tạm xuất tái nhập năm 2024

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất cho doanh nghiệp được quy định thế nào?

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:

Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp quy định tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều 19 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan cấp giấy phép: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất cho doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.

Mẫu công văn xin tạm xuất tái nhập năm 2024

TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất cho doanh nghiệp

Mẫu công văn xin tạm xuất tái nhập năm 2024

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất cho doanh nghiệp được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất thì có bị thu hồi Mã số kinh doanh không?

Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp trên cơ sở xác nhận của các cơ quan liên quan về các nội dung sau:
a) Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam.
b) Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định của Nghị định này (nếu có).
2. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
b) Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.
d) Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
đ) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.
e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
...

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định thì bị Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do không có Giấy phép kinh doanh thì không được cấp lại Mã số trong thời hạn bao lâu?

Việc cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
2. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:
...
đ) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.
e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
g) Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.
h) Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
i) Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
3. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, h, i Khoản 2 Điều này không được cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong vòng 2 năm kể từ ngày bị thu hồi.
4. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm e, g Khoản 2 Điều này không được xem xét cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Như vậy, theo quy dịnh, trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất do không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp thì sẽ không được cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong vòng 2 năm kể từ ngày bị thu hồi.