Mọi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt

Giới thiệu về cuốn sách này

II. LÀM VĂN

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.

- Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Giới thiệu nhân vật

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

-> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực:

+ Cày cấy thuê để kiếm sống.

+ Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng.

+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…

=> Là một người lương thiện.

Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:

* Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.

 - Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí.

     + Dưới mắt người dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của nhà “có ma hủi”. Nhưng với Chí thì thị Nở là người “có duyên”. Bởi vì thị không chỉ là người mà còn là ước mơ hạnh phúc của Chí, thị đã giúp Chí phát hiện lại chính mình.

     + Nhưng thị cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Nghèo xấu, dở hơi… thế mà Chí vẫn không “xứng đôi” với thị => Tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận Chí.

* Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người

- Chí có sự thay đổi về tâm lý:

     + Hắn thấy hằn già mà vẫn cô độc.

     + Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc.

- Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình:

     + Tiếng chim hót trong lành buổi sáng.

     + Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông.

     + Tiếng người cười nói đi chợ về.

- Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai.

     + Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuê… làm”.

     + Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện.

* Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lý đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.

     + Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa.

     + Nhưng ai cho Chí lương thiện.

     + Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.

     + Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phũ phàng cự tuyệt chí.

     + Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Tổng kết

- Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì Tiền khởi nghĩa 1940 – 1945.

- Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 lần 1 trường trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc có đáp án chi tiết.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 lần 1 THPT Đồng Đậu

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.

Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm  việc mình thích và có một cuộc  đời như  mơ ước. Việc này  không phải một  sớm một chiều  có thể  xong  được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.

Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.

Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.

Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong.

Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách…

Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu…những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.

Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu– Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.42)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính  của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Cách tiếp theođể tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Giá trị của bản thân.

Câu 2. (5,0 điểm)

Đề thi thử THPT QG môn văn chuẩn cấu trúc: liên hệ Vợ nhặt và Thị Nở

[ 28/03/2018 00:00 AM | Lượt xem: 3433 ]

MA TRẬN THI KHẢO SÁT LẦN 2, LỚP 12

Môn: Ngữ Văn

Thời gian: 120 phút

Mục tiêu:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình lớp 11 và lớp 12 theo ba nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Hình thức: Tự luận, học sinh làm bài tại lớp trong thời gian 120 phút

Ma trận đề

Mức độ

Chủ đề

Nhận biếtThông hiểuVận dụngTổng
ThấpCao
I. Đọc- hiểu     
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

0.5

5%

2

1.5

15%

1

1

10%

 4

3

30%

II. Làm văn

Văn nghị luận

     
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

   2

7

70%

2

7

70%

Tổng

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

 

1

1

5%

 

2

1.5

15%

 

1

1

10%

 

2

7

70%

 

6

10.0

100%

SỞ GD VÀ ĐT…

TRƯỜNG THPT …

==================

ĐỀ CHÍNH THỨC

             ĐỀ THI KHẢO SÁT KHỐI 12, LẦN 2

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ . Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình , nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi .

Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển , để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được . Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.

Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt . Ai cũng có thế mạnh, sở trường . Điều quan trọng là mình hiểu được mình , biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình , biết được mình thích gì , muốn gì , mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó .

Để bắt đầu tìm hiểu chính mình , điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác , ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân , học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.

Muốn khám phá bản thân , có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong.

Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách…

Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu…những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.

Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.

( Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu– Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính  của văn bản.

Câu 2: Theo tác giả , việc hiểu được bản thân là khó hay dễ ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến : Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt .

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả : …để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề : Giá trị của bản thân

Câu 2 (5.0 điểm)

            Cảm nhận của anh /chị  về hình tượng người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12 , tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) . Từ đó liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ( Ngữ văn 11, tập 1 ,NXB Giáo dục Việt Nam ) để nhận xét về cảm hứng nhân đạo mà các nhà văn thể hiện trong hai tác phẩm trên.

 

SỞ GD&ĐT …

TRƯỜNG THPT …

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 2

MÔN THI: NGỮ VĂN, NĂM HỌC 2017 – 2018

PhầnCâu                                           Nội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU3,0
1Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.0,5
2Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó ( không phải dễ); hiểu được bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.  0,75
3Hiểu ý kiến: Mỗi cá nhân trong đời sống là một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường sở đoản khác nhau .0,75
4Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục

(HS có thể tham khảo cách lí giải sau:

-Quan điểm đồng tình vì: Mình phải là người hiểu bản thân mình rõ nhất khi lắng nghe chính mình một cách trung thực . Hỏi ý kiến những người xung quanh chỉ là một kênh tham khảo.

– Quan điểm không đồng tình vì: Thiếu tính khách quan, dễ né tránh hạn chế, nhược điểm của bản thân).

1,0
II LÀM VĂN7,0
1Viết đoạn văn về chủ đề: Giá trị của bản thân  2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của bản thân  0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận :Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể tham khảo gợi ý sau:   1,0
* Giải thích:

– Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người về tố chất, trí tuệ, năng lực, kĩ năng…để đi đến thành công trong học tập và làm việc.

 
*Bàn luận:

–  Ý nghĩa của việc hiểu giá trị bản thân:

+ Biết được điểm mạnh điểm yếu, sở thích, xu hướng, năng lực của bản thân=> tạo dựng dấu ấn của riêng mình.

+ Tự tin, tự chủ trong học tập và công việc, tạo đươc hứng khởi làm tiền đề của thành công.

–          Làm gì để tạo dựng được giá trị bản thân?

+ Quá trình miệt mài học tập rèn luyện sáng tạo.

+ Chăm chút, bồi đắp năng khiếu, sở trường.

+ Tự tin ứng dụng vào cuộc sống để tỏa sáng.

–          Phê phán, bác bỏ:

+ Khẳng định bản thân không phải là tự cao tự đại.

+ Giá trị con người không nằm ở vẻ bề ngoài, không nằm ở tiền bạc, địa vị. Giá trị của mỗi người được đo bằng năng lực, đạo đức, tri thức, nghị lực, lòng nhân hậu, đức hi sinh…

 
* Bài học nhận thức và hành động:

– Học tâp, rèn luyện để tự khẳng định mình là mục tiêu, là động lực.

– Tạo dựng một cuộc sống tôn trọng và phát huy đa sắc giá trị bản thân.

 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.0,25
2Cảm nhận nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân), liên hệ nhân vật Thị Nở ( Chí Phèo – Nam Cao), nhận xét về cảm hứng nhân đạo  5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về hai nhân vật và nhận xét về cảm hứng nhân đạo.0,50
c. . Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

 
* Giới thiệu ngắn gọn về 2  tác giả, 2 tác phẩm, 2 nhân vật0.5
* Cảm nhận hình tượng nhân vật người vợ nhặt :

– Là nạn nhân của nạn đói: không tên tuổi, không gia đình, lang thang vất vưởng kiếm sống qua ngày.

– Cuộc gặp gỡ với nhân vật Tràng : ngoại hình xấu xí tiều tụy, xơ xác; ăn nói đanh đá, chao chát, chỏng lỏn; bất chấp lòng tự trọng để được ăn và theo không Tràng về.

– Sau khi nên vợ nên chồng – sự đổi thay số phận và tính cách:

+ Trên đường về, thị thay đổi: xấu hổ, bẽn lẽn, ngượng nghịu…

+ Trước mặt bà cụ Tứ: ăn nói lễ phép; tâm trạng căng thẳng, lo âu, tội nghiệp.

+ Buổi sáng hôm sau, Thị trở thành người vợ, người con dâu hiền thảo mẫu mực: dậy sớm quét dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình; sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng gia đình chồng khi nhìn bát cháo cám ánh mắt tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng; câu chuyện người phá kho thóc của phát xít Nhật gieo niềm tin về tương lai tươi sáng.

– Ý nghĩa nhân vật :

+ Về nội dung : Nhân vật tiêu biểu cho tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói, góp phần làm sâu sắc giá trị hiện thực của tác phẩm

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: đảm đang, chu toàn; khát vọng tình yêu, hạnh phúc mãnh liệt.

+Về nghệ thuật: Xây dựng tình huống độc đáo, phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thoại sinh động.

* Liên hệ với nhân vật Thị Nở:

– Người phụ nữ hội tụ nhiều thiệt thòi, hèn kém : xấu xí, dở hơi, nghèo khổ, gia đình có mả hủi…

– Hiện thân cho tình người duy nhất hiếm hoi giữa làng Vũ Đại: thức tỉnh phần nhân tính trong Chí Phèo .

2.0
* Nhận xét về cảm hứng nhân đạo:

– Cảm hứng nhân đạo: tấm lòng, tình cảm, thái độ tha thiết mãnh liệt của nhà văn dành cho con người, cuộc sống .

– Giống nhau:

+ Lên án,tố cáo xã hội đương thời.

+ Sự đồng cảm, thương xót đối với những số phận bất hạnh trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – 1945 .

+ Phát hiện và trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn con người: yêu đời yêu sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi.

– Khác nhau

+ Nhân vật Thị Nở : Nam Cao theo quan điểm nhân sinh của văn học Hiện thực phê phán Việt Nam với một kết thúc buồn.

+ Nhân vật người vợ nhặt : Kim Lân theo quan điểm nhân sinh của văn học Hiện thực xã hội chủ nghĩa thể hiện cái nhìn lạc quan về tương lai của người lao động Việt Nam.

– Lí giải vì sao có sự tương đồng và khác biệt: Tuy cùng đề tài về người lao động Việt Nam trước CMT8- 1945, nhưng 2 nhà văn là 2 cá tính sáng tạo, 2 phong cách, 2 khuynh hướng sáng tác…

* Đánh giá chung:

1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0.25
e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,5
                         Tổng điểm 10.0 

< http://vanhay.edu.vn/de-thi-thu-thpt-qg-mon-van-chuan-cau-tr >