Nghị quyết hướng dẫn áp dụng tình tiết tăng nặng năm 2024

Phạm tội hai lần trở lên là trường hợp người phạm tội có từ 2 lần thực hiện hành vi phạm tội trở lên, xâm phạm đến cùng một khách thể, các hành vi này chỉ cấu thành một tội danh và chưa lần nào bị đưa ra xét xử. Nếu người phạm tội cũng thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng mỗi lần phạm tội lại xâm phạm đến các khách thể khác nhau, cấu thành các tội khác nhau thì chỉ bị truy tố, xét xử về các tội danh tương ứng mà không bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội hai lần trở lên”. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khi nào là phạm tội hai lần trở lên ? Khi nào là phạm tội liên tục? Phạm tội liên tục khác phạm tội hai lần trở lên ở chỗ phạm tội liên tục là do một hoạt các hành vi phạm tội cùng loại, xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, nhằm đạt đến mục đích phạm tội, trong các hành vi này, có hành vi đã cấu thành tội phạm, có hành vi chưa cấu thành tội phạm nhưng nó là tội phạm thống nhất.

Vấn đề đặt ra trong vụ án tác giả nêu ra đó là nếu đã cộng tổng số giấy tờ giả để áp dụng là tình tiết định khung theo điểm a khoản 3 Điều 341 BLHS thì có được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội hai lần trở lên” hay không?

Tham khảo tinh thần tại mục 3.3 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngàu 17/4/2023 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC có quy định: “3.3. Đối với người nhiều lần làm hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả thì cần phải lấy tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ; nếu trong các lần phạm tội đó có trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không xem xét trách nhiệm hình sự đối với trường hợp đó (không cộng số lượng tiền giả của lần phạm tội đó); nếu có hai lần phạm tội làm hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền giả của các lần phạm tội để xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ, còn phải áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự.” Theo hướng dẫn trên, phải lấy tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để xem xét trách nhiệm hình sự, tức là dùng để định khung hình phạt, cùng với đó, nếu có hai lần phạm tội trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền giả để xác định trách nhiệm hình sự thì phải áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần.

Trở lại vụ án, Trần Thanh T đã làm giả 7 tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đến thời điểm bị bắt. Theo khoản 1 Điều 341 BLHS thì chỉ cần có hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức đã thỏa mãn cấu thành tội phạm. T đã thực hiện nhiều lần phạm tội, như làm giả căn cước công dân, sổ đăng kiểm, chứng nhận đăng kí xe…. Mỗi lần phạm tội này đều cấu thành tội Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức và chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo tinh thần của hướng dẫn tại

Lịch sử lập pháp nước ta đã trải qua 03 lần pháp điển hóa tại các Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985 (sửa đổi bổ sung các năm 1989, 1991, 1992, 1997); BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung theo Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018). ở BLHS năm 1999 tình tiết “phạm tội nhiều lần” được xác định là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS (Phần chung) và là tình tiết định khung tăng nặng của 48 điều luật thuộc các chương khác nhau trong phần các tội phạm cụ thể (khi không là tình tiết tăng nặng TNHS – khoản 2 Điều 48). BLHS năm 2015 không có quy định tình tiết “phạm tội nhiều lần” mà chỉ quy định “phạm tội 02 lần trở lên” và được xác định là một trong những tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS (khi không là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt – khoản 2 Điều 52), tình tiết định khung tăng nặng tại 80 điều luật cụ thể ở phần các tội phạm (trong đó có 02 điều luật quy định “phạm tội 02 lần trở lên” là tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 3 của luật Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước…Điều 382 Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối). Qua so sánh đối chiếu thấy, phần lớn các điều luật của BLHS 1999 có quy định “Phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung tăng nặng vẫn được giữ nguyên trong BLHS năm 2015, tuy nhiên có sự thay đổi thuật ngữ “phạm tội nhiều lần” bằng thuật ngữ “phạm tội 02 lần trở lên” và ghi rõ cụ thể số lần phạm tội ngay trong điều luật.

Trên thực tiễn hiện nay, trong quá trình khởi tố điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đã nảy sinh những vướng mắc và nhận thức khác nhau, thậm chí là xung đột giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) về việc áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên”, đây đang là vấn đề cần thiết phải được hướng dẫn cụ thể để thống nhất ngay về mặt nhận thức giữa các CQTHTT, người tiến hành tố tụng (NTHTT), đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự được chính xác, theo đúng quy định của pháp luật.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến các quy định của BLHS năm 1999 và những văn bản dưới luật khác hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” hiện đang còn hiệu lực pháp luật, được áp dụng đối với các quy định của BLHS năm 2015, đồng thời thông qua một số vụ án đã truy tố, Tòa án đã xét xử trên thực tiễn nhưng có những quan điểm và áp dụng pháp luật khác nhau, qua đó làm rõ về nội hàm cũng như phạm vi áp dụng các quy định này, góp phần giải quyết những tồn tại, vướng mắc về nhận thức cũng như áp dụng pháp luật trong thực tiễn hiện nay.

  1. Nội dung, khái niệm “phạm tội nhiều lần”, “phạm tội 02 lần trở lên” trong BLHS năm 1999 và BLHS hiện hành.

Mỗi lần pháp điển hóa luôn luôn có sự kế thừa, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc loại trừ những quy định hoặc điều luật khi nó không còn phù hợp với thực tiễn bằng một quy định mới (thuật ngữ, tình tiết loại trừ TNHS, tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, tội danh mới…) phù hợp với sự phát triển của xã hội, theo đó BLHS năm 2015 đã thay thuật ngữ “phạm tội nhiều lần” trong BLHS năm 1999, bằng thuật ngữ “phạm tội 02 lần trở lên”, việc quy định rõ, cụ thể ngay số lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm trong điều luật là sự kế thừa hết sức tiến bộ của BLHS năm 2015, quy định này đã đảm bảo cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật một cách thống nhất, khắc phục được tồn tại nhiều cách hiểu và diễn giải luật khác nhau như: “nhiều lần ” tức là từ mấy lần trở lên…đồng thời hạn chế việc ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn áp dụng luật như ở các lần pháp điển hóa trước đây.

Từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay, chưa có một văn bản dưới luật nào của đơn ngành, hoặc liên ngành tố tụng Trung ương hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” quy định trong BLHS 2015, hiện nay các CQTHTT vẫn đang áp dụng những văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định trong BLHS năm 1999 hiện đang còn hiệu lực và chưa có văn bản thay thế như: Thông tư liên liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 của Bộ nội vụ, Viện kiểm sát ND tối cao, Tòa án ND tối cao “hướng dẫn áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan đến tình dục” quy định tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134a BLHS 1985 (Thông tư 01/1998) như sau: “phạm tội nhiều lần” được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội đó trở lên (hai lần phạm tội tham ô trở lên, hai lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTP Tòa án ND Tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999 (Nghị quyết 02/2003) trong đó, tại tiểu mục 3.3 mục 3 phần I hướng dẫn việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội nhiều lần” đối với người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả được quy định tại Điều 180 BLHS 1999 như sau: “Đối với người nhiều lần làm hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả …nếu có hai lần phạm tội làm hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền giả của các lần phạm tội để xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ, còn phải áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự”

Cũng như vậy tại tiểu mục 4.1 mục 4 của Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTP Tòa án nhân dân Tối cao (Nghị quyết 01/2006) đã hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với tội Chứa mại dâm được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 254. “4.1. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Chứa mại dâm (không phân biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lần trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau (không phân biệt thời gian dài hay ngắn);
  2. Chứa mại dâm hai đôi mua bán dâm trở lên độc lập với nhau trong cùng một khoảng thời gian;
  3. Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau ”

Riêng đối với nhóm tội phạm về ma túy Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA-VKSNDTC- TANDTC- BTP ngày 24/12/2007 giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 (Thông tư 17), theo đó tại tiểu mục 2.3 Phần I của Thông tư này hướng dẫn về việc áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” được quy định tại khoản 2 các điều 193, 194, 195, 196, 197, 198, 200 và 201 của BLHS như sau: Người phạm tội đã có từ hai lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực đến nay các CQTT vẫn áp dụng hướng dẫn này để khởi tố điều tra, truy tố và xét xử nhóm tội phạm về ma túy, tương ứng với tình tiết tăng nặng định khung hoặc tăng nặng TNHS là “phạm tội 02 lần trở lên”.

Ngoài những văn bản nêu trên hiện có rất nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về tình tiết phạm tội nhiều lần như “Phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện tội phạm mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa bị xét xử. Hành vi phạm tội trong trường hợp này là sự lặp lại tội đã phạm trước đó nên có mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường” (1). Như vậy “phạm tội nhiều lần” tức là người phạm tội ít nhất là đã 02 (hai) lần thực hiện tội phạm trở lên, cùng tội (lặp lại tội đã phạm) với tội đang bị khởi tố và chưa đưa ra xét xử.

“Phạm tội nhiều lần – thực hiện tội phạm từ 02 lần trở lên mà các tội ấy được quy định tại cùng 01 Điều hoặc cùng một khoản của cùng một Điều trong BLHS.

  1. a) Đối với những trường hợp thực hiện tội phạm từ 02 lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại những điều khác nhau của BLHS, thì chỉ khi nào do các điều tương ứng trong Phần riêng quy định mới phải bị coi là là phạm tội nhiều lần.
  2. b) Đối với tội được thực hiện trước đây mà chủ thể phạm tội đã được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích hoặc đã chấp hành xong hình phạt theo các quy định của Bộ luật này, thì không được tính để coi là phạm tội nhiều lần.” (2)

Như vậy mặc dù chưa có văn bản chính thức về khái niệm thế nào là “phạm tội 02 lần trở lên” nhưng thông qua các văn bản hướng dẫn nêu trên thì các CQTHTT đều có nhận thức chung “phạm tội nhiều lần” tức là “phạm tội 02 lần trở lên”, theo đó người thực hiện tội phạm đã phạm cùng một tội từ 02 lần trở lên, mà nếu tách riêng mỗi lần đó thì đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 (khung cơ bản) của Điều luật đó (tội phạm đó) và chưa lần nào bị đưa ra xét xử, được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích hoặc đã chấp hành xong hình phạt.

Tóm lại “Phạm tội 02 lần trở lên” được xác định:

  1. Là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại phần chung của BLHS;
  1. Là tình tiết định khung tăng nặng được quy định tạị một số điều luật cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS;
  1. Chỉ khi phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội 02 lần trở lên không được quy định là tình tiết định khung tăng nặng trong điều luật cụ thể thì mới được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Riêng đối với nhóm tội phạm về ma túy hiện vẫn còn có nhiều cách hiểu và nhận thức khác nhau về tình tiết này, dẫn đến việc còn có trường hợp Tòa án xét xử bị cáo khác khoản với Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát, cụ thể như vụ án sau đây:

Nội dung vụ án: Ngày 08/7/2018 CQĐT huyện H, tỉnh T, bắt quả tang H.V.T đang trên đường mang 0,064 gam Heroin đến nơi hẹn để bán cho N.V.M khi chưa kịp bán thì bị bắt giữ, qua xác minh M sau khi biết T bị bắt M đã bỏ đi khỏi địa phương nên CQĐT không ghi được lời khai của M. Quá trình điều tra T khai nhận trước đó đã bán ma túy cho nhiều người nghiện ma túy, ngày 06/7/2018 T đã bán cho K 01 gói ma túy loại Heroin với giá 200.000đ, với tài liệu trên CQĐT huyện H đã khởi tố vụ án, bị can và ra lệnh tạm giam đối với H.V.T về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, kết thúc điều tra vụ án và đề nghị truy tố đối với H.V.T về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS.

Ngày 22/10/2018 Viện kiểm sát huyện H đã ban hành bản Cáo trạng truy tố đối với H.V.T về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS (phạm tội 02 lần trở lên). Ngày 25/11/2018 Tòa án ND huyện H đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa KSV đề nghị HĐXX tuyên bố:

Về tội danh: Bị cáo H.V.T phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Về mức hình phạt: Áp dụng điểm b khoản 2, khoản 5 Điều 251, điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS, xử phạt H.V.T từ 8 đến 9 năm tù, phạt bổ sung 05 đến 07 triệu đồng,

Về xử lý vật chứng, án phí: theo quy định.

HĐXX nhận định: Bản thân T là người nghiện ma túy nên đã mua ma túy về bán lại để lấy lãi (lời) sử dụng, ngày 06/7/2018 T đã bán cho K 01 gói ma túy loại Heroin với giá 200.000đ, mặc dù không thu giữ được vật chứng nhưng việc mua bán đã hoàn thành và K khai nhận phù hợp với T về thời gian, địa điểm, số tiền mua mua ma túy, vì vậy tách riêng lần này thì hành vi của K đã đủ yếu tố cấu thành tội “Mua bán trái phép chất ma túy” quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS. Về hành vi bị bắt quả tang ngày 08/7/2018 thì T chỉ đang trên đường mang ma túy đi bán cho M nhưng chưa gặp và chưa bán được cho M (chưa giao ma túy, chưa nhận tiền), mặt khác CQĐT không ghi được lời khai của M nên không xác định được ý định của M là có mua ma túy của T hay không, mặt khác không thể chỉ căn cứ duy nhất vào lời khai nhận tội của T để xác định T bán ma túy cho M, vì vậy việc VKS truy tố T theo điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS là không có căn cứ, do đó T chỉ phạm tội theo khoản 1 Điều 251 BLHS. Trên cơ sở đó HĐXX đã áp dụng khoản 1 Điều 251 BLHS xử phạt bị cáo H.V.T 24 tháng tù, phạt bổ sung 05 triệu đồng, xử lý vật chứng, án phí theo quy định.

Ngày 2/12/2018 Viện kiểm sát ND huyện H đã ban hành kháng nghị phúc thẩm đối với phần hình phạt của bản án sơ thẩm của Tòa án ND huyện H theo hướng áp dụng điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS để xử phạt đối với bị cáo H.V.T

Đối với vụ án này chúng tôi thống nhất với quan điểm của Viện kiểm sát đã truy tố đối với H.V.T về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS vì những lý do sau đây:

Thứ nhất: Tài liệu điều tra có đủ căn cứ xác định T đã thực hiện hành vi bán trái phép cho K 01 gói Heroin vào ngày 06/7/2018 với giá 200.000đ (T khai nhận phù hợp với K), do đó tách riêng hành vi này của T thì đã đủ yếu tố cấu thành tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS.

Thứ hai: Theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.3, mục 3, phần II Thông tư liên tịch số 17/2007 thì Mua bán trái phép là một trong các hành vi sau đây: a)…b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Như vậy, người phạm tội chỉ cần có mục đích là “Nhằm” để bán trái phép chất ma túy cho người khác là đã cấu thành tội phạm này, việc có người hỏi mua hoặc đã giao được ma túy, nhận được tiền hay chưa, nguồn gốc chất ma túy ở đâu, bán hơn hay bằng với giá mua, có lãi hay không có lãi?…chỉ có ý nghĩa trong việc phân định tội này đối với một số tội phạm về ma túy khác như các tội Tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt trái phép chất ma túy….chứ không có ý nghĩa trong việc định tội, và đối với tội Mua bán trái phép chất ma túy thì không có trường hợp phạm tội chưa đạt (Điều 15 BLHS). Trong trường hợp nếu người phạm tội biết rõ đó không phải là túy nhưng vẫn mang bán cho người khác thì họ không phạm tội này.

Đối chiếu với trường hợp của T thấy: Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa T không thay đổi lời khai là mang ma túy đi bán cho M như đã thỏa thuận trước, việc khai báo là hoàn toàn tự nguyện, công khai, không bị ép buộc gì, T chưa đến được điểm hẹn và chưa bán được ma túy cho M là do điều kiện khách quan, không phải do ý thức chủ quan của T tự chấm dứt việc phạm tội. Mặt khác, lời khai của T là phù hợp với người chứng kiến, vật chứng thu giữ, nếu tách riêng hành vi của T trong lần phạm tội bị bắt quả tang này thì cũng đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm Mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS. Như vậy hành vi của H.V.T đã phạm 02 lần cùng một tội danh trong đó chưa lần nào bị xét xử. Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Thông tư số 17/2007 xác định việc Viện kiểm sát ND huyện H truy tố đối với H.V.T theo khoản 2 Điều 251 BLHS với tình tiết định khung tăng nặng là “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS là hoàn toàn có căn cứ, đúng pháp luật.

Thông qua phân tích và vụ án cụ thể nêu trên, thiết nghĩ các CQTT liên ngành cấp trên cần có sự rà soát, có văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên” trong từng điều luật của BLHS năm 2015, trên cơ sở đó xác định khung hình phạt một cách chính xác, phản ánh đúng tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của bị can, tránh việc hiểu và áp dụng không thống nhất như ở hiện nay, đảm bảo không làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đáp ứng yêu cầu về Cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay./.