Người chạy cuối cùng trong cuộc đua là ai

  • Người chạy cuối cùng trong cuộc đua là ai
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Người chạy cuối cùng trang 104, 105 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1.

  • Bài đọc: Người chạy cuối cùng
  • Đọc hiểu (trang 105)
  • Luyện tập (trang 105)

Bài đọc 4: Người chạy cuối cùng

 

Người chạy cuối cùng trong cuộc đua là ai

          Cuộc đua ma-ra-tông hằng năm diễn ra vào mùa hè. Tôi có nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi ai đó cần được được chăm sóc y tế.

- Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối cùng. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé! – Tôi nói với người lái xe.

          Đoàn người dần tăng tốc, xe chúng tôi bám theo sau. Ở cuối đoàn đua là một người phụ nữ mặc áo thể theo màu xanh da trời. Đôi chân của chị bị tật, tưởng chừng không thể nào bước đi được, nói gì đến chạy. Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phần khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị đang kiên trì và quả quyết vượt qua những mét cuối cùng.    

          Vạch đích đã hiện ra. Ai đó đã chăng một sợi ruy băng hồng ngang đường. Người phụ nữ chầm chậm băng qua. Sợi ruy băng tung ra, bay phấp phới sau lưng chị như đôi cánh.

          Cuộc đua đã kết thúc từ lâu, nhưng ấn tượng về chị thì con mãi. Với chị, điều quan trọng không phải là chiến thắng những người khác, mà là chiến thắng bệnh tật của mình. Mỗi lúc gặp khó khăn trong sống, hình ảnh “người chạy cuối cùng” lại tiếp thêm động lực cho tôi. 

Nội dung chính: Nghị lực phi thường và ý chí của vận động viên thật đáng ngưỡng mộ, tiếp thêm cảm hứng cho mỗi người cố gắng hơn trong cuộc sống.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Nhân vật “tôi” làm nhiệm vụ gì trong cuộc thi ma ra tông?

Trả lời:

Tôi có nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương phòng khi có ai cần chăm sóc y tế. 

Câu 2 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Người chạy cuối cùng có gì đặc biệt ?

Trả lời:

Người chạy cuối cùng đặc biệt khi có đôi chân bị tật,

Câu 3 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm trong bài những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi theo dõi người chạy cuối cùng 

Trả lời:

…nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phần khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị đang kiên trì và quả quyết vượt qua những mét cuối cùng.       

Câu 4 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Vì sao hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn?

Trả lời:

Vì hình ảnh đó thể hiện sự cố gắng phi thường trong lúc khó khăn. Một hình ảnh đẹp, một sự vươn lên đáng quý. 

Luyện tập 

Câu 1 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Chúng được so sánh về đặc điểm gì ?

a) Mặt chị đỏ bừng như lửa

b) Sợi ruy băng bay phấp phới như đôi cánh

Trả lời:

a) Mặt chị được so sánh với lửa. So sánh về màu sắc.

b) Sợi ruy băng được so sánh với đôi cánh. So sánh về hoạt động. 

Câu 2 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Xếp các bộ phận của mỗi câu trên vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

Người chạy cuối cùng trong cuộc đua là ai

Trả lời:

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Mặt chị

Đỏ bừng

như

Lửa

Sợ ruy băng

Bay phấp phơi

như

Đôi cánh

Câu 3 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm các câu khiến trong bài đọc

Trả lời:

- Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối cùng. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé!

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

  • Chia sẻ và đọc: Cùng vui chơi (trang 94, 95, 96 Tiếng Việt lớp 3): Nói tên môn thể thao ở mỗi bức ảnh dưới đây: ....

  • Tự đọc sách báo (trang 96 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: - 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thể thao ....

  • Viết (trang 96 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Lê Quý Đôn ....

  • Nói và nghe: Trao đổi: Em thích thể thao (trang 97, 98 Tiếng Việt lớp 3): Tìm tên 14 trò chơi và môn thể thao trong ô chữ dưới đây: ....

  • Đọc: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (trang 98, 99 Tiếng Việt lớp 3): Để góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân lên làm gì? ....

  • Viết (trang 100 Tiếng Việt lớp 3): Hãy nói về một câu lạc bộ thể thao mà em biết: ....

  • Đọc: Trong nắng chiều (trang 101, 102 Tiếng Việt lớp 3): Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt? ....

  • Viết (trang 102, 103 Tiếng Việt lớp 3): Nghe viết: Cùng vui chơi (3 khổ thơ đầu) ....

  • Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 103 Tiếng Việt lớp 3): Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên ....

  • Góc sáng tạo (trang 105, 106 Tiếng Việt lớp 3): Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết một bản tin ngắn về một hoạt động thể thao ....

  • Tự đánh giá (trang 106 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 8, em đã biết thêm những gì ....

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Người chạy cuối cùng trong cuộc đua là ai

Người chạy cuối cùng trong cuộc đua là ai

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Người chạy cuối cùng trong cuộc đua là ai

Câu1. 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

 a. Đi thi chạy. c. Đi diễu hành.

 b. Đi cổ vũ. d. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Câu 2 : “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

 a. Là một em bé .

 b. Là một cụ già .

 c.Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.

 d. Là một người đàn ông mập mạp.

Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là:

a. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.

b. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.

c. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.

d. Ca ngợi ý chí kiên cường của người phụ nữ.

Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì Giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

KTĐK GIỮA HKII – NĂM HỌC: 2020 -2021 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 I- Kiểm tra đọc : A/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) 1/ Mỗi học sinh bốc thăm đọc một đoạn khoảng 110 tiếng/1 phút trích từ các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5-tập 2. từ tuần 19 đến tuần 27 2/ Giáo viên nêu 1 câu hỏi trong nội dung đoạn học sinh vừa đọc cho học sinh trả lời. B/ ĐỌC THẦM: ( 7 điểm) NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Sưu tầm Học sinh đọc thầm bài “Người chạy cuối cùng” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất cho câu hỏi Câu1. 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: a. Đi thi chạy. c. Đi diễu hành. b. Đi cổ vũ. d. Chăm sóc y tế cho vận động viên. Câu 2 : “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? a. Là một em bé . b. Là một cụ già . c.Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. d. Là một người đàn ông mập mạp. Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là: Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ. Ca ngợi ý chí kiên cường của người phụ nữ. Câu 4: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu 5: Từ trái nghĩa với từ “kiên trì”? Nhẫn nại b. chán nản Dũng cảm d. Hậu đậu Câu 6: Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào? Đó là một từ nhiều nghĩa. c. Đó là những từ trái nghĩa Đó là những từ đồng nghĩa. d . Đó là những từ đồng âm Câu 7:Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản: Mặc dù trời mưa to .. Câu 8: Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách liên kết đó. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc. II- Kiểm tra viết: A- Chính tả (5đ): ( Nghe - viết). Bài viết: "Trí dũng song toàn" (TV5/ Tập II – trang ...) Đoạn từ: Thấy sứ thần Việt Nam... đến hết. B- Tập làm văn: (5đ) Chọn một trong hai đề sau: 1/ Em hãy tả một cây bóng mát ở trường. 2/ Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt 5 – Tập 2. ĐÁP ÁN BÀI THI ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II Môn: TIẾNG VIỆT LỚP 5 I - Kiểm tra đọc: A/ Đọc thành tiếng (5đ): Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1đ (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5đ; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0đ.) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5đ; ngắt nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên: 0đ.) Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1đ. (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5đ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 đ.) Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ. (Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5đ; đọc quá 2 phút: 0đ) Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1đ. (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5đ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0đ.) B/ Đọc thầm và làm bài tập (5đ): Câu 1- d ( 0,5 đ) Câu 2- c ( 0,5 đ) Câu 3- b ( 0,5 đ) Câu 4- HS trả lời theo ý hiểu ( 1 đ) Câu 5- b( 0,5 đ) Câu 6- d ( 0,5 đ) Câu 7- HS tự điền vế câu thích hợp ( 0,5 đ) Câu 1- thay thế từ; tránh được sự lặp từ mà câu văn trở nên gọn và hay hơn( 1 đ) II - Kiểm tra viết: A- Chính tả (3đ): ( Nghe - viết). Bài viết: "Trí dũng song toàn" (TV5/ Tập II – trang ...). Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 3đ. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định,... ) trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... Trừ 1 điểm toàn bài. B- Tập làm văn: (7đ) Bài viết đạt các yêu cầu sau được 7 điểm: - Viết được bài văn tả một cây bóng mát hoặc tả quyển sách Tiếng Việt 5 – Tập 2 có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu bài văn tả cây cối hay bài tả đồ vật đã học. - Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả. - Biết sử dụng một số từ ngữ gợi tả, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá,... - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.