Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bảy thưa là ai

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Được đăng: Thứ tư, 23 Tháng 3 2016 09:41 Lượt xem: 13709

[TGAG]- Hướng tới kỷ niệm 143 năm Ngày hy sinh của Quản cơ Trần Văn Thành [ngày 20-21 tháng 2 âm lịch]. Tuyên giáo An Giang xin giới thiệu bài viết  Ý nghĩa lịch sử của Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa [1867-1873] trên địa bàn tỉnh An Giang.                      Từ ngàn xưa dân tộc Việt Nam ta luôn luôn ghi nhớ và tôn kính đối với các vị anh hùng có công với nước. Lòng tôn kính đó thường được biểu hiện qua truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca, nhất là lập đền miếu tưởng niệm.Đối với tỉnh An Giang chúng ta ai cũng biết Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh [1650-1700] bậc khai quốc công thần của chúa Nguyễn có công khai phá Nam Bộ, Nghi Biểu Hầu Nguyễn Cư Trinh [1716-1767] lập đạo Châu Đốc và đạo Tân Châu năm 1757, Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại [1761-1829] danh thần nhà Nguyễn, chỉ huy đào kinh Thoại Hà [1818], kinh Vĩnh Tế [1819-1824] khẩn hoang lập nhiều làng xã trên địa bàn tỉnh An Giang. Ông được triều đình ban thưởng rất hậu sủng, lấy tên ông và tên vợ ông mà đặt tên núi và tên sông, được sắc phong thần thờ nhiều nơi. Ngoài ra, còn có một anh hùng dân tộc có thành tích trong buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược, được nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh An Giang đó là Chánh Quản cơ Trần Văn Thành.Ông Trần Văn Thành quê ở làng Bình Thành Đông, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh [nay thuộc xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang]. Trần Văn Thành tham gia quân đội năm 1840 tại tỉnh An Giang. Nhờ có tài văn võ, ông được tuyển dụng làm chức suất đội chỉ huy 50 binh sĩ. Từ đó, ông theo các tướng lĩnh nhà Nguyễn như: Nguyễn Tiến Lâm, Trương Minh Giảng, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, đánh bại quân xâm lược Xiêm La và Chân Lạp. Do lập được nhiều công trận ông được thăng chức từ Suất đội lên Chánh quản cơ năm 1845 chỉ huy 500 binh lính đóng tại thành An Giang.Năm Kỷ Dậu [1849], Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Trần Văn Thành được Phật Thầy Tây An dạy con đường học Phật tu nhân, từ đó ông theo Phật Thầy mở mang mối đạo, khẩn hoang lập làng, khuếch trương nông nghiệp như cấm cây thẻ quanh vùng Thất Sơn [hiện nay còn ở rạch Trà Kiết [Cần Đăng], Ngã Bát [Cái Dầu], Bài Bài [Vĩnh Tế], Vĩnh Điều [huyện Giang Thành, Kiên Giang] - gọi là Dinh Ông Thẻ], mở mang trại ruộng Thới Sơn, Láng Linh, đào kinh Láng Linh - Cái Dầu [nhân dân còn gọi là kinh Ông Bà / mương Bờ Dâu].Ngày 22/6/1867, quân đội Pháp chiếm thành Châu Đốc [tỉnh An Giang]. Không khuất phục giặc, Trần Văn Thành kéo lực lượng dân binh về Bảy Thưa xây dựng căn cứ, đồng thời phối hợp với nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực kháng Pháp trong vùng Tứ giác Long Xuyên.Láng Linh [xưa thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, nay là xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, An Giang] là một cánh đồng bao la bát ngát, không một kinh rạch thông vào, đế sậy mọc tràn lan dày đặc, nhiều chỗ sình lầy nước đọng quanh năm, lại có lắm thú to rắn độc. Vùng này ít có người lui tới, ngoại trừ những tay thợ săn và những người theo giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương đến chiêm bái trại ruộng “Bửu Hương Các” do ông Trần Văn Thành trông coi. Địa thế Láng Linh rất hiểm trở, vùng này quả là một căn cứ kháng chiến vững chắc. Tại đây ông Trần Văn Thành ra lệnh tuyển mộ binh lính, xây dựng đồn chỉ huy Hưng Trung và có nhiều đồn trại xung quanh, tập trung các nhu cầu cần thiết cho việc kháng chiến mà ông đã chuẩn bị từ trước.Sau khi Nguyễn Trung Trực bị Pháp xử tử [1868] tại Rạch Giá, Trần Văn Thành quy tụ nghĩa quân khắp vùng miền Tây về Láng Linh- Bảy Thưa xây dựng đồn lũy, rèn đao kiếm, súng ống, lương thực, đánh phá đồn bót giặc... Quân Pháp nhiều lần đánh vào Bảy Thưa nhưng không đạt kết quả. Đầu năm 1873, thực dân Pháp cho người mang thư đến mua chuộc ông quy thuận. Ông cương quyết từ chối hợp tác với kẻ thù, tinh thần khảng khái đó được truyền tụng trong nhân dân: 

“Thà thua xuống láng xuống bưng,

Nếu ra đầu giặc lỗi chưng quân thần”

Biết không mua chuộc được Trần Văn Thành, thực dân Pháp huy động một lực lượng lính mã tà ở Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ tấn công nhiều hướng vào căn cứ Bảy Thưa từ ngày 19-20 tháng 3 năm 1873 [nhằm ngày 20 và 21 tháng 2 âl]. Trần Văn Thành trực tiếp chỉ huy nghĩa quân chống giặc và hy sinh anh dũng trước mũi súng của kẻ thù ngày 21 tháng 2 Quý Dậu [1873]. Con trai thứ của ông là Trần Văn Chái [1855-1873] bị giặc bắt, sau đó tuẫn tiết trong khám Châu Đốc.  Chiếm xong đại đồn Hưng Trung, quân Pháp thu nhập các súng hạn nhẹ, còn súng đồng và những lò đúc đạn dược, chúng phá hủy rồi đẩy xuống đìa cho mau mục sét. Các đồn trại và lương thực chúng nổi lửa đốt hết.Nhân kỷ niệm 143 năm ngày mất của Quản cơ Trần Văn Thành [1873-2016], chúng ta thử có một vài ý kiến nhận xét đánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa trong lịch sử chống xâm lược của nhân dân An Giang vào nửa cuối thế kỷ XIX:

1- Khởi nghĩa  Bảy Thưa là một cuộc chiến tranh nhân dân

Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa chống thực dân Pháp xâm lược do Chánh Quản cơ Trần Văn Thành lãnh đạo, được tổ chức thành một phong trào rộng lớn lúc bấy giờ. Nó thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, từ nông thôn đến miền núi như: sĩ phu, võ tướng trí thức, thanh niên, phụ nữ. Về tôn giáo thì đa số người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đều hưởng ứng. Về dân tộc có hoàng thân Pucampo… Do động viên được nhân dân tham gia và chính họ là những người nuôi dưỡng phong trào kháng chiến được kéo dài.Cuộc chiến tranh ở đây được thể hiện một cách rõ nét và độc đáo như: quần chúng tham gia nghĩa quân trực tiếp chiến đấu, người không tham gia được thời vận động cổ vũ, tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men… Ngoài ra quần chúng quanh vùng hết lòng che chở và hướng về nghĩa quân. Bởi vì ở họ đều có tấm lòng yêu nước nồng nàn, một ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược. Do điều kiện khách quan lúc bấy giờ, cuộc chiến tranh nhân dân ở Láng Linh - Bảy Thưa chưa được xây dựng và phát triển đúng mức. Nó còn nhiều giới hạn, nhất là ảnh hưởng của phong trào không sâu rộng mà chỉ bó hẹp trong phạm vi tỉnh An Giang. Hơn nữa, cuộc khởi nghĩa này chưa lập được một chiến công nào vang dội như đốt tàu Pháp trên sông Nhật Tảo hay chiếm thành Kiên Giang của Nguyễn Trung Trực. Do đó, nó chưa thể vận dụng và phát huy toàn diện khả năng chiến đấu của nhân dân quanh vùng, nên sớm thất bại trước bạo lực quỷ quyệt của thực dân Pháp. Nhưng dầu sao Trần Văn Thành và những nông dân yêu nước ở đây đã nêu tấm gương anh hùng bất khuất của nhân dân An Giang trong lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước.

2- Khởi nghĩa Bảy Thưa là móc son lịch sử chống thực dân pháp của nhân dân An Giang

Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa nổ ra sáu năm [1867 - 1873], đó là một cuộc chiến đấu bất khuất, một nét son chói lọi trong lịch sử chống xâm lăng của nhân dân An Giang. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong điều kiện sáu tỉnh Nam Kỳ đã rơi vào tay Pháp, các trung tâm kháng chiến khắp nơi đã im hẳn, nó chứng tỏ tinh thần dân tộc của nhân dân An Giang kiên trì, bền bỉ và dũng cảm.Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa nổ ra làm góp phần phong phú lịch sử chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam. Từ trong ngọn lửa của cuộc khởi nghĩa oanh liệt ấy và các nơi khác, tỏa ra chân lý lịch sử: một dân tộc dù nhỏ nhưng tự mình dựng lên và làm chủ đất nước và số phận của mình, là bất khuất, không một sức mạnh nào đè bẹp nổi.Cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Thành là kết tinh của một quá trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân An Giang lúc bấy giờ. Nó là sự thể hiện nét đẹp tinh thần gái trai, già trẻ, các tầng lớp, các thành phần giai cấp, tôn giáo, dân tộc, đoàn kết một lòng theo dưới lá cờ khởi nghĩa của Trần văn Thành, đánh giặc cướp nước.Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng nó là một niềm tự hào của nhân dân An Giang trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược./.

Trần Văn Đông

Hội Khoa học Lịch sử An Giang

Câu 1. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa là * C. Đặng Văn Sanh D. Trần Văn Thành A. Trần Văn Nhu B. Đỗ Đăng Tàu Câu 2. Pháp đánh chiếm An Giang vào thời gian nào? * B. 23/6/1867 A. 22/6/1867 C. 21/6/1867 D. 24/6/1867 Câu 3. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Bày Thưa là * D. Đồn Giồng Nghệ B. Hưng Trung A. Sơn Trung C. Hàng Tràm Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Bày Thưa diễn ra trong khoảng thời gian nào? * B. 1867-1873. D. 1867-1874. A. 1866-1873 C. 1866-1874. Câu 5. Tại sao gọi là khởi nghĩa Bảy Thưa? * C. Nhân dân đặt tên cho nghĩa quân. B. Biệt danh của người lãnh đạo. D. Mang tên loài cây. A. Mang tên người lãnh đạo.

Tượng Đức Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành.

Ca dao xưa ở Nam bộ lưu truyền câu:

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai!”

Nhiều người cho rằng, “người áo trắng” chính là thủ lĩnh Trần Văn Thành và các nghĩa quân của ông. “Khăn điều” và “áo trắng” là y phục biểu trưng của những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương [BSKH] thuộc lực lượng “Binh Gia Nghị”. Tương truyền rằng bà Trần Thị Thạnh-phu nhân của ông Trần Văn Thành- là tác giả của ca dao nầy!

Binh Gia Nghị ban đầu là tên gọi của lực lượng quân triều đình do Chánh Quản cơ Trần Văn Thành, một tướng của nhà Nguyễn đóng binh ở vùng biên giới Tây Nam thuộc “Châu Đốc tân cương”[An Giang] chỉ huy vào thời đầu các vua nhà Nguyễn [Thiệu Trị, Tự Đức]. Về sau, Trần Văn Thành không thần phục triều đình Huế và quân xâm lược Pháp, đã tổ chức một số quân lính dưới quyền, một số tín đồ đạo BSKH cùng với nhân dân yêu nước ở vùng Châu Đốc, An Giang thành lập một đội quân cũng lấy tên là “Binh Gia Nghị”. Trong một bằng phong của triều đình Huế cho Nguyễn Kế Trung làm chức Chánh Đề đốc, có câu liên quan như sau: “An Giang tỉnh, Gia nghị cơ, Trần Vạn Thành cai quản hợp đồng”*[1]... Như vậy có thể suy ra Gia Nghị là phiên hiệu của một đội quân ở An Giang thời Nguyễn, giống như “Gia Trung cơ”, “Gia Thuận cơ” ở ... Kinh giảng Chùa Nhà Láng của đạo BSKH có đoạn: “Trong cơ vệ, mộ quân đã đủ/ Ông trở về chịu chức Quản cơ/ Đạo nghĩa quân khai trống phất cờ/ Lấy danh nghĩa Binh cơ Gia Nghị”.

Chánh Quản cơ Trần Văn Thành sinh năm 1818 trong một gia đình nông dân tại ấp Bình Phú [Cồn Nhỏ], làng Bình Thạnh Đông, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc [nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang]. Năm 1840, Trần Văn Thành tham gia quân đội nhà Nguyễn. Do có sức khỏe, giỏi võ nghệ, biết chữ nghĩa nên ông được cử làm suất đội [chỉ huy 50 lính], từng đóng quân bảo hộ ở Chân Lạp. Năm 1845, sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng làm Chánh quản cơ, coi 500 quân, đồn trú ở Châu Đốc để giữ gìn biên cương phía Tây Nam.

Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành. Sau đó, một đoàn tàu chiến do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, tiến lên hãm thành Châu Đốc. Tổng đốc Phan Khắc Thận đầu hàng, An Giang thất thủ [22-6-1867]. Sau biến cố lịch sử ấy, Trần Văn Thành tự tổ chức dân binh đắp cản ở quê nhà [Cồn Nhỏ] để ngăn quân Pháp, đồng thời mang quân qua phía Rạch Giá, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Tháng 6 năm 1868, thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, sau bị quân Pháp phản công. Trần Văn Thành cho dân quân Núi Sập đắp cản ở Ba Bần, Trà Kên [huyện Thoại Sơn] để ngăn cản tàu chiến Pháp đi tái chiếm tỉnh lỵ Rạch Giá. Nguyễn Trung Trực thất trận phải rút quân về Ba Trại, Hòn Chông nay thuộc Kiên Lương [Kiên Giang], còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng vào Láng Linh mưu sự lâu dài.

Láng Linh là một cánh đồng trũng phèn rộng mênh mông dài khoảng 20km, rộng chừng 10km. Theo dân gian “láng” là vùng đất trũng, rộng thường xuyên ngập nước; “linh” là cá linh. Cánh đồng nầy mùa nước nổi cá linh từ Biển Hồ về nhiều vô kể. Thời nhà Nguyễn, vùng đất này thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang ngày nay nằm trên địa bàn các xã Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh, Bình Phú thuộc huyện Châu Phú [An Giang]. Bảy Thưa là khu trung tâm của cánh đồng nầy. Về tên Bảy Thưa theo nhiều tư liệu mô tả thì đây là một nơi có loại cây rừng mọc ở vùng đất thấp ngập nước, chịu được mùa nước nổi, cội to, lá nhỏ, hơi dài còn có tên là cây trát thưa hay cát thưa [dân gian gọi tắt là “thưa”]. Hiện nay ở Láng Linh còn rất ít loại cây này. Tại di tích dinh Sơn Trung [đồn Bảy Thưa] nằm bên kênh 16 thuộc xã Bình Phú, huyện Châu Phú [An Giang] chỉ còn lại vài cây.

Ca dao địa phương có câu:

Bãi bồi mọc những cát [hay trát] thưa/

Thương em đi sớm về trưa một mình.

Theo nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Hữu Hiệp thì tên cuộc khởi nghĩa viết là Bãi Thưa [theo nghĩa bãi đất mọc nhiều cây thưa] mới đúng. Do cách phát âm của người nông thôn miền Nam, mà tên Bãi Thưa lần hồi thành ra Bảy Thưa.

Sau các thất bại của phong trào Cần Vương ở Nam kỳ do Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương khởi xướng. Trần Văn Thành rút quân về vùng Bảy Thưa giữa cánh đồng Láng Linh mênh mông đầm lầy, lau sậy. Ông lập các đồn binh, xây dựng căn cứ và tổ chức sản xuất với mục đích kháng chiến lâu dài. Bảy Thưa đã trở thành một chiến khu có tổ chức. Căn cứ Bảy Thưa có địa hình giống như căn cứ Đồng Tháp Mười của Thiên Hộ Võ Duy Dương, nhưng quy mô nhỏ hơn. Binh Gia Nghị đã lợi dụng địa hình hiểm trở của vùng trũng Láng Linh hoạt động chống Pháp suốt từ năm 1867-1873, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại và bất an.

Người ta không biết chính xác quân số thực của Binh Gia Nghị là bao nhiêu. Nhưng theo binh chế [biên chế] quân đội thời ấy thì 5 người vào 1 ngũ, 2 ngũ vào một thập [10 người], 5 thập thành một đội [50 người], 10 đội thành một cơ [500 người]. Quản cơ là chức quan hàng đệ tứ phẩm của quân đội nhà Nguyễn cai quản từ 500 đến 600 quân. Vệ cũng có số quân tương đương với cơ nhưng người chỉ huy có hàm cao hơn một bậc – Lãnh binh hay Chưởng vệ cai quản vệ có hàm đệ tam phẩm.

Binh Gia Nghị có xưởng đúc, chế tạo vũ khí thủ công ở Láng Linh nhưng kỹ thuật hãy còn thô sơ. Các chiến binh được trang bị gọn nhẹ với đao, kiếm, dao găm, súng điểu thương, tác chiến theo lối du kích, đột kích. Nghĩa quân Binh Gia Nghị lấy tinh thần yêu nước, sự dũng cảm, dựa vào lực lượng nông dân, tôn giáo để đánh địch. Dù bị vây khốn, có nguy cơ bị tiêu diệt nhưng quân Binh Gia Nghị không bao giờ đầu hàng. Các lãnh đạo của binh Gia Nghị như Trần Văn Thành cùng với vợ là bà Trần Thị Thạnh, các con là Trần Thị Hè, Trần Thị Nên, Trần Văn Nhu, Trần Văn Chái; các cộng sự thân tín như Cai Vàng, Đội Văn, Đội Sang, Đội Nhiều, Hiệp Quản Tú, Thư lại Khê... là những chiến sĩ chống Pháp kiên cường, hy sinh anh dũng. Riêng “cậu Út” Trần Văn Chái đã nghe theo lời mẹ tuẫn tiết trong ngục Châu Đốc, lúc mới vừa 18 tuổi!

Binh Gia Nghị đã tổ chức, tham gia thành công việc ám sát tên chủ tỉnh Vĩnh Long là Salicetti ở Vũng Liêm [Vĩnh Long]. Bọn thực dân Pháp có lúc treo giải thưởng 1.000 quan cho ai bắt nộp được “Tổng binh Thành, gốc ở Thất Sơn”.

Chiến khu Bảy Thưa là cái gai nhọn chọc vào mắt bọn thực dân Pháp, là mối lo làm chúng ăn ngủ không yên. Từ Bảy Thưa, Binh Gia Nghị đã tổ chức nhiều cuộc đánh phá, quấy rối nhiều nơi ở An Giang và các vùng phụ cận.

* * *

Từ tháng 3 năm 1873, thực dân Pháp cho quân đánh đồn Hờ ở rạch Cái Dầu [Châu Phú], và uy hiếp đồn Nghệ. Quân giặc nã đại bác vào trước và bắt dân dọn đường. Qua 5 ngày chiến đấu, quân Binh Gia Nghị lui dần. Ngày 19 tháng 3, hải quân Pháp từ Châu Đốc tiến vào đánh đồn Cái Môn [nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú]. Bọn chúng chiếm được đồn. Cùng ngày ấy, tàu chiến Pháp đậu tại vàm rạch Mặc Cần Dưng [nay thuộc Châu Thành, An Giang], cho quân dùng xuồng nhỏ vào ngọn rạch Mặc Cần Dưng để tiến tới ngọn Hang Tra là nơi Trần Văn Thành đang chỉ huy chiến cuộc. Biết mình đang bị bao vây, nguy khốn nhưng Trần Văn Thành và nghĩa quân vẫn cương quyết chiến đấu.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3 năm 1873 [21 tháng 2 năm Quý Dậu], quân Pháp bắt đầu xung phong đánh chiếm Hưng Trung doanh [đồn Bảy Thưa]. Báo Le Courrier de Saigon ra ngày 5 tháng 4 năm1873 tường thuật:

Tại Hưng Trung, Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đứng sau chiến lũy làm bằng những tấm ván và những bao gạo chồng lên nhau, để đốc thúc nghĩa binh chiến đấu. Nghĩa quân trong các chiến lũy thổi tù và, đánh trống và reo hò để tăng uy thế. Bên cạnh ông còn có con trai ông hỗ trợ cho ông bắn”...

Mặc dù quân Gia Nghị đã chống trả quyết liệt và dũng cảm nhưng trước hỏa lực áp đảo của giặc Pháp, cuối cùng Hưng Trung Doanh cũng bị thất thủ.

Quân Pháp cay cú nổi lửa thiêu hủy Bảy Thưa rồi mang xác ông Thành và Đội Văn về bày tại chợ Cái Dầu [Châu Phú] để thị uy dân chúng. Cũng có tư liệu nói rằng Trần Văn Thành không tử trận – “Sau khi Hưng Trung doanh bị giặc chiếm, ông rút lui sâu vào chiến khu và mất ngày 21 tháng 2 năm 1873.*[2]

Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành là một chí sĩ yêu nước, một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của phong trào kháng Pháp ở Tây Nam bộ cận cuối thế kỷ 19. Trần Văn Thành dứt khoát không nhu nhược thỏa hiệp với giặc Pháp như triều đình, dù nhiều lần được chiêu dụ, gọi hàng. Thiết nghĩ những cơ quan chức trách và các nhà văn hóa, các sử gia cần có những cuộc hội thảo mới, trên tinh thần khách quan và khoa học để nghiên cứu, đánh giá cho tương xứng tầm quan trọng, giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Láng Linh- Bảy Thưa.

Đặng Hoàng Thám

*1: Theo các tác giả Trần Thị Thu - Võ Thành Phương _ Khởi nghĩa Bảy Thưa [1867-1873]_ NXB TP. Hồ Chí Minh, 1991]- Trong một số các văn bản của triều đình Huế ghi tên Chánh quản cơ Trần Vạn Thành chứ không phải Trần Văn Thành.

*2: Tự điển các nhân vật lịch sử- NXB Khoa học xã hội,  1992].


Tư liệu tham khảo:

- Nửa tháng trong miền Thất Sơn- Nguyễn Văn Hầu- [NXB Trẻ 2000].

- Biên thùy truyện ký –Liêm Châu [NXB VHTT 2004].

- Khởi nghĩa Bảy Thưa [1867-1873]- Trần Thị Thu - Võ Thành Phương NXB TP. Hồ Chí Minh 1991].

- Almanach Những sự kiện lịch sử Việt Nam – Phạm Đình Nhân [NXB VHTT 2004].

- Lịch sử khẩn hoang miền Nam-Sơn Nam [NXB Trẻ 1997].

Video liên quan

Chủ Đề