Tại sao ta có thể dùng một gương phẳng để làm sáng trong phòng

Câu hỏi: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải nguồn sáng không? Tại sao?

Trả lời:

Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua của sổ làm sáng trong phòng vì:

Gương đó không phải là một nguồn sáng [nó là vật sáng] vì nó chỉ hứng ánh sáng từ vật khác rồi chiếu vào một không gian [căn phòng] nên nó không phải là một nguồn sáng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung chi tiết về Gương phẳng dưới đây nhé.

1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:

- Là ảnh ảo [không hứng được trên màn chắn].

- Có kích thước lớn bằng vật.

- Đối xứng với vật qua gương phẳng [tức là khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương].

2. Lưu ý về gương phẳng

- Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

- Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới

+ Góc tới bằng góc phản xạ.

- Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, có độ lớn bằng vật, khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.

Có thể vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương phẳng bằng hai cách:

+ Cách 1: vẽ hai tia tới bất kì tới gương, vẽ tia phản xạ. Đường kéo dài của hai tia phản xạ cắt nhau ở đâu thì đó là vị trí của ảnh.

+ Cách 2: Lấy đối xứng điểm sáng qua gương phẳng.

3. Phương pháp giải bài tập về gương phẳng

Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

* Muốn vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.

* Muốn vẽ ảnh của một điểm ta dựa vào:

- Định luật phản xạ ánh sáng.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

Cách vẽ:

- Từ một điểm S ta vẽ hai tia tới mặt phẳng gương.

- Vẽ hai tia phản xạ tương ứng.

- Giao nhau của phần kéo dài hai tia phản xạ chính là ảnh S’ của S [hình a].

Lưu ý:Nên chọn một tia tới đặc biệt là tia vuông góc với mặt phẳng gương cho tia phản xạ bật trở lại [hình b]

* Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

Cách vẽ:Chỉ cần lấy điểm đối xứng

- Ảnh S’ của S qua gương phẳng [hình c].

- Ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng [hình d].

Bài tập ví dụ.Hai người M và N đứng trước một gương phẳng như hình vẽ.

a] Bằng hình vẽ hãy xác định vùng quan sát được ảnh của từng người. Từ đó cho biết hai người có nhìn thấy nhau trong gương không?

b] Nếu hai người cùng tiến đến gương với cùng vận tốc theo phương vuông góc thì họ có nhìn thấy nhau trong gương không?

c] Một trong hai người di chuyển theo phương vuông góc với gương để nhìn thấy nhau. Hỏi họ phải di chuyển về phía nào? Cách gương bao nhiêu?

Đáp án

a]

Từ hình vẽ

Ta có vùng quan sát được ảnh M’ của M được giới hạn bởi Gương PQ và các tia PC; QD.

Vùng quan sát được ảnh N’ của N được giới hạn bởi Gương PQ và các tia PA; QB

Vị trí cuỉa mỗi người đều không nằm trong vùng quan sát ảnh của người kia nên họ không nhìn thấy nhau trong gương.

b] Nếu hai người cùng tiến đến gương theo phương vuông góc với vận tốc như nhau thì khoảng cách từ họ đến gương không thay đổi nên họ vẫn không nhìn thấy nhau trong gương.

c] Khi một trong hai người tiến đến gương theo phương vuông góc

Xét 2 trường hợp.

1] Người M di chuyển, người N đứng yên.

Từ hình vẽ ta thấy: Để nhìn thấy ảnh N’ của người N trong gương thì người M phải tiến vào gần gương đến vị trí M1thì bắt đầu nhìn thấy N’ trong gương.

thay số ta có IM1 = 0,5m

2] Người N di chuyển, người M đứng yên.

Từ hình vẽ ta thấy: Để nhìn thấy ảnh M’ của người M trong gương thì người N phải tiến ra xa gương đến vị trí N1thì bắt đầu nhìn thấy M’ trong gương.

Thay số ta có IN1 = 2m

Hay nhất

Ta có thể dùng gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng.

Gương này không phải nguồn sáng mà là vật sáng.

Vì: Gương chỉ hứng ánh sáng từ mặt trời rồi chiếu vào không gian [phòng] nên nó không phải là nguồn sáng.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Ta có thể dùng một gương phảng hướng ánh nắng chiếu qua của sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

Các câu hỏi tương tự

Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải nguồn sáng không? Tại sao?

Ban ngày trời nắng, dùng một gương phẳng hứng ánh sáng mặt trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng. Gương đó có phải nguồn sáng không? Tại sao?

   A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng

   B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt trời chiếu vào phòng

   C. Không là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng

   D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng

Câu 2: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng

B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng

C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng

D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng

Câu 3 : Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.                 

B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.

C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.

D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.

Câu 4: Chùm sáng…………. gồm các tia sáng…….. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.

A. Phân kỳ; giao nhau                                              B. Hội tụ; loe rộng ra

C. Phân kỳ; loe rộng ra                                             D. Song song; giao nhau

Câu 5: Chọn một phát biểu không đúng về đường truyền của tia sáng:

A. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

C. Trong môi trường đồng tính nhưng không trong suốt, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

D. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.

Câu 6: Chọn câu trả lời sai? Địa phương X [một địa phương nào đó] có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:

A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.

B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.

C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời

D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.

Câu 7: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?

A. 900                                B. 750                                C. 600                                D. 300

Câu 8: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:

A. bằng hai lần góc tới                                              B. bằng góc tới               

C. bằng nửa góc tới                                                   D. Tất cả đều sai

Câu 9: Chọn câu đúng?

A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.

D. Cả A, B, C.

Câu 10: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?

Video liên quan

Chủ Đề