những ngày đầu khởi nghĩa, căn cứ của tây sơn đóng ở đâu?

Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?

ATây Sơn thượng đạo

BTây Sơn hạ đạo

CTruông Mây

DPhú Xuân

Các câu hỏi tương tự

Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?

A. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định).

B. Truông Mây (Bình Định).

C. An Khê (Gia Lai).

D. Các vùng nêu trên.

Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?

A. Tây Sơn – Bình Định.

B. An Khê – Gia Lai.

C. An Lão – Bình Định.

D. Đèo Măng Giang – Gia Lai.

Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?

A. Tây Sơn – Bình Định.

B. An Khê – Gia Lai.

C. An Lão – Bình Định.

D. Đèo Măng Giang – Gia Lai.

1. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Lê Lợi.                   B. Nguyễn Trãi.          C. Vương Thông.         D. Lê Lai.

2. Địa danh nào dưới đây được chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nông Cống.           B. Lam Sơn.          C. Lang Chánh.            D. Thọ Xuân.

3. Viên tướng giặc bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở ải Chi Lăng là ai?

A. Lương Minh.       B. Mộng Thạnh.       C. Liễu Thăng.        D. Vương Thông.

4. Thế kỉ XVI - XVIII, loại chữ viết nào được ra đời ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây?

A. Chữ Quốc ngữ.          B. Chữ Hán.          C. Chữ Nôm.         D. Chữ Latinh.

5. Từ thế kỉ XVI - XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao ở nước ta?

A. Đạo giáo.            B. Nho giáo.             C. Phật giáo.       D. Thiên Chúa giáo.

6. Địa danh nào dưới đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất nước ta thế kỉ XVI - XVIII?

A. Phố Hiến (Hưng Yên).

C. Hội An (Quảng Nam).

B. Thanh Hà (Thừa Thiên Huế).

D. Thăng Long (Kẻ Chợ).

7. Sau  khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh chiếm vùng nào?

A. Đà Nẵng.           B. Hội An.             C. Phú Xuân.                D. Quảng Ngãi.

8. Địa danh nào dưới đây được chọn làm kinh đô của nhà Nguyễn?

A. Phú Xuân.               B. Đà Nẵng.             C. Hà Nội.               D. Gia Định.

9.   Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế vào năm nào ?

A. Năm 1802.            B. Năm 1804.            C. Năm 1806.         D. Năm 1807.

10. Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?

A. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.                

B. Củng cố bộ máy nhà nước  Trung ương đến địa phương.

C. Giải quyết mâu thuẫn xã hội.

D. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước.

11. Chế độ “ngụ binh ư nông” không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê Sơ?

A. Đảm bảo được một lực lượng quân đội lớn, sẵn sàng huy động khi cần.

B. Đảm bảo lao động cho sản xuất nông nghiệp.

C. Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội.

D. Duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến.

12. Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán ở nước ta phát triển mạnh trong các thế kỉ XVI - XVII?

A. Nhiều phường hội được thành lập.

B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

C. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài.

D. Nhà nước đóng nhiều thuyền để thuận tiện buôn bán.

13. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc chúa Trịnh, chúa Nguyễn ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa ở Đại Việt?

A. Các giáo sĩ phương Tây bên cạnh việc truyền đạo sẽ do thám nước ta.

B. Không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.

C. Đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

D. Đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn.

14. Dưới thời nhà Nguyễn, tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

A. Vì nông dân bị nhà nước tịch thu ruộng đất.

B. Vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất.

C. Vì triều đình tịch thu ruộng đất để lập đồn điền.

D. Vì xuất hiện tình trạng rào đất, cướp ruộng.

15. Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?

A. Công thương nghiệp sa sút.

B. Công thương nghiệp bị hạn chế phát triển.

C. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ.

D. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp.

16. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?

A. Doanh điền sứ.          B. Tổng đốc.          C. Tuần phủ.           D. Chương lý.

I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂY TÂY SƠN

1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.

- Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.

- Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế. Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong...

- Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán hận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó. Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Là người khí khái, giỏi võ nghệ, Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung.

2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.

+ Tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong khai khẩn đất hoang.

+ Thuở nhỏ, ba anh em theo học ông giáo Hiến, một nho sĩ bất mãn với chế độ đương thời.

- Nguyễn Nhạc xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.

- Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ (huyện Tây Sơn – tỉnh Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Nghĩa quân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

- Nông dân nghèo, đồng bào Chăm, đồng bào ba-na vùng An Khê nhiệt tình tham gia nghĩa quân. Thợ thủ công, thương nhân, kể cả hào mục các địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.

II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TA QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM

1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.

- Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Tháng 9 năm đó, nghĩa quân hạ được phủ thành. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.

- Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi; phía bắc có quân Trịnh, phía nam còn quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.

- Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

2. Chiến thắng Rạch Gồm – Xoài Mút (1785).

- Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Cuối tháng 7/1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định; 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.

- Cuối năm 1784, quân Xiêm đã chiếm hết miền Tây Gia Định. Giặc kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, cướp vàng bạc chở về nước. Nhân dân Gia Định nung nấu căm thù quân Xiêm xâm lược.

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến. Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn, địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

- Bố trí xong trận địa, rạng sáng 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ, chiến thuyền quân Xiêm tac tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập ta âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH

1. Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.

- Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn tính việc tiêu diệt họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

- Bấy giờ quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân, kiêu căng, sách nhiễu khiến dân chúng căm giận. Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiến quân vượt đèo Hải vân đánh thành Phú Xuân. Tháng 6/1786, quân Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân. Nhờ nước sông lên cao, thuyền của Tây Sơn tiến sát thành, cùng bộ binh giáp chiến với quân Trịnh. Quân Trịnh nhanh chóng bị tiêu diệt. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Từ đây, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài, ông nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” và kêu gọi nhân dân hưởng ứng.

- Ngày 21/7/1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, Chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm sụp đổ. Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

- Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã phá bỏ ranh giới sống Gianh, Lũy Thầy, tạo ra những điều kiện cho sự thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.

2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu CHỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. Bấy giờ ba anh em Tây Sơn chia nhau giữ ba vùng: Nguyễn Nhạc – Trung ương Hoàng đế đóng ở Quy Nhơn, Nguyễn Huệ - Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân, Nguyễn Lữ - Đông Định Vương ở Gia Định.

- Nguyễn Hữu CHỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh nhưng lại muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.

- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh nhưng Nhậm lại có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài.

IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH

1. Quân Thanh xâm lược nước ta.

- Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.

- Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm bốn đạo tiến vào nước ta.

- Trước thế giặc ào ạt, quân ta rút khỏi Thăng Long. Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm sai người về Phú Xuân báo cho Nguyễn Huệ biết và gấp rút lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. Phòng tuyến có quân bộ đóng ở Tam Điệp (Ninh Bình), quân thủy đóng ở Biện Sơn (Cửa Bạng, Thanh Hóa). Thủy – bộ liên kết vững chắc.

- Tại Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân lính cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống được nhà Thanh phong là “An Nam quốc vương”, thực ra chỉ là bù nhìn.

- Tôn Sĩ Nghị suốt ngày ăn chơi, bắt nhân dân Thăng Long và các vùng lân cận phải nộp bò, lợn, lúa gạo, có nơi còn phải nộp rơm cỏ nuôi lừa ngựa, dựng nhà cửa, đồn lũy cho giặc. Lòng căm thù quân cướp nước và lũ bán nước đã lên đến cao độ.

2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789).

- Nhận được tin cấp báo, Nguyển Huệ lên ngôi Hoàng đế (tháng 12/1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.

- Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).

- Tới Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo:

+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.

+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

+ Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng.

- Rạng sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn lũy được xây đắp kiên cố, xuang quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc. Mở đầu trận đánh, hơn 100 voi chiến tiến về đồn giặc, tiếp đến là đội quân mang những tấm lá chắn bằng gỗ quấn đầy rơm tẩm nước, bảo vệ bộ binh theo sau.

- Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau.

- Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu doanh trại giặc. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

- Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

- Trưa mồng 5 tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

- Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ.

- Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước của nhân dân. Tiếp đó, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.


Page 2

những ngày đầu khởi nghĩa, căn cứ của tây sơn đóng ở đâu?

SureLRN

những ngày đầu khởi nghĩa, căn cứ của tây sơn đóng ở đâu?