Ở cử bao lâu được uống nước đá

Sau sinh bao lâu được uống nước đá?

Sau khoảng thời gian dài mang thai và sinh con, cơ thể người mẹ cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khoẻ. Thời gian này được gọi là thời gian kiêng cữ sau sinh. Kiêng cữ sau sinh là một vấn đề được các mẹ vô cùng quan tâm, đặc biệt là về vấn đề ăn uống. Liệu có mẹ nào đã từng thắc mắc sau sinh bao lâu được uống nước đá? Hãy cùng Mamamy đi tìm lời giải đáp nhé!

Sau sinh bao lâu được uống nước đá?

1. Sau sinh bao lâu được uống nước đá? Nước đá có ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ sau sinh không?

Sau sinh bao lâu được uống nước đá? Nước đá có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ sau sinh? Câu trả lời là có. Bởi sau sinh, sức khoẻ của mẹ giảm sút đáng kể so với bình thường. Đặc biệt là với những người sinh mổ. Việc tiêu thụ đồ ăn hay thức uống có nhiệt độ thấp như nước đá không hề được khuyến khích. Uống nước đá có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Một vài ảnh hưởng mà mẹ có thể gặp phải nếu uống nước đá sau sinh có thể kể đến:

1.1. Không tốt cho hệ tiêu hoá

Hơi lạnh sẽ khiến các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt

Hệ tiêu hoá trở nên yếu ớt và hoạt động kém hơn sau sinh. Hơi lạnh sẽ khiến các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt. Điều này dẫn đến niêm mạc bị thiếu máu, không thể đào thải các thức ăn cứng. Uống nhiều nước đá hoặc bất kỳ thực phẩm lạnh nào khác cũng có thể gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy…

1.2. Cảm lạnh, viêm họng

Nước đá khiến cơ thể bị lạnh đột ngột.

Sau sinh bao lâu được uống nước đá. Nước đá khiến cơ thể bị lạnh đột ngột. Vì thế các cơ quan điều hoà thân nhiệt phải hoạt động để lấy lại sự cân bằng nhiệt độ. Việc này làm tiêu hao năng lượng và khiến sưc khoẻ suy yếu hơn. Hơn thế nữa, khí lạnh xâm nhập quá nhiều vào cơ thể có thể khiến người mẹ bị nhiễm lạnh, cảm cúm, viêm họng.

1.3. Ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng

Uống nước đá sau sinh dễ làm chân răng ê buốt, đau buốt thái dương và làm ảnh hưởng đến men răng

Uống nước đá sau sinh dễ làm chân răng ê buốt, đau buốt thái dương và làm ảnh hưởng đến men răng. Đây là một phần hệ quả của việc thay đổi nội tiết tố sau sinh. Thay đổi nội tiết đó sau sinh làm cho men và chân răng yếu hơn. Tác động này không nhỏ, cảm giác ê buốt có thể đi theo người phụ nữ đến suốt đời, ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, đặc biệt là khi bước sang tuổi trung niên.

1.4. Ảnh hưởng đến dây thần kinh

Ảnh hưởng đến dây thần kinh

Sau sinh bao lâu được uống nước đá? Khi uống nước đá, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến các dây thần kinh ê buốt, gây ra hiện tượng đau đầu cho các mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết cho rằng loại nước này là nguyên nhân cản trở tử cung co lại như ban đầu.

2. Nước đá có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé không?

Nước lạnh không làm thay đổi nhiệt độ của sữa mẹ. Cơ thể người mẹ sẽ vẫn đảm bảo dòng sữa luôn được ấm và vẫn chứa đầy các kháng thể cần thiết để bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng. Vì thế uống nước lạnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến bé.

Nước lạnh không làm thay đổi nhiệt độ của sữa mẹ

Tuy nhiên, nếu như cơ thể người mẹ mắc bệnh vì uống quá nhiều nước đá, như cảm cúm chẳng hạn, mẹ cũng có thể lây sang cho bé. Chưa kể có thể dẫn đến các chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng… rất nguy hiểm. Cơ thể người mẹ suy yếu cũng sẽ làm cho sữa cho bé bú thiếu chất lượng, không đủ dinh dưỡng hoặc dẫn đến thiếu sữa. Bé có thể chậm lớn, dễ mắc bệnh hoặc ốm yếu hơn thông thường.

3. Vậy sau sinh bao lâu được uống nước đá?

Theo lời khuyên của bác sĩ, 1 tháng sau sinh người mẹ có thể quay trở lại ăn uống sinh hoạt như bình thường

Theo lời khuyên của bác sĩ, 1 tháng sau sinh người mẹ có thể quay trở lại ăn uống sinh hoạt như bình thường, kể cả việc uống nước đá. Tuy nhiên các mẹ nên hạn chế việc này ít nhất có thể. Trong 3 tháng đầu hầu như trẻ sơ sinh chỉ nạp vào cơ thể duy nhất sữa mẹ. Sẽ tốt hơn cho cả mẹ và bé khi dùng nước ấm trong khoảng 3 tháng đầu để cơ thể thực sự hồi phục và lúc này bé cũng đã cứng cáp hơn.

4. Mẹ sau sinh nên uống nước như thế nào?

Uống đủ 10 – 12 ly nước lọc mỗi ngày, tuỳ vào điều kiện thời tiết mà lượng nước này có thể thay đổi

Uống đủ 10 – 12 ly nước lọc mỗi ngày, tuỳ vào điều kiện thời tiết mà lượng nước này có thể thay đổi. Lượng sữa tiết ra bị ảnh hưởng bởi lượng nước mà mẹ hấp thụ vào trong cơ thể. Vì vậy mẹ cần để ý duy trì lượng nước đều đặn.

Mẹ nên uống nước ấm, nước ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra mẹ cũng nên uống một số loại nước lợi sữa và cả thực phẩm có lượng nước nhiều như canh, rau, trái cây. Việc dùng nước ở nhiệt độ phòng sẽ giúp giải toả cơn khát và làm cho cơ thể sảng khoái hơn so với việc dùng nước ấm. Khi uống nước mẹ nên chú ý nhiệt độ tối ưu nên ở khoảng 27 – 41 độ C. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống nước ấm vào buổi sáng để giúp cơ thể đào thải độc tố, cải thiện lưu lượng máu, giảm căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

4.1. Một số loại nước cho mẹ sau sinh mẹ có thể tham khảo

  • Sữa gạo cho mẹ sau sinh
  • Nghệ mật ong cho mẹ sau sinh
  • Nước rau ngót
  • Nước lá rau hoặc hạt thì là
  • Nước vừng [mè] đen

Sau sinh bao lâu được uống nước đá? Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ sau sinh cần kiêng cữ đồ lạnh ít nhất 3 tháng để nhanh hồi phục sức khỏe và đảm bảo vết thương không bị ảnh hưởng.

  • Mẹ sau sinh có nên ăn uống đồ lạnh?
  • Sau sinh bao lâu uống nước đá được? 
  • Mẹ sinh mổ uống nước đá được không?
  • Đồ uống mẹ nên hạn chế khi cho con bú

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Mẹ sau sinh có cần kiêng ăn/uống đồ lạnh hay không? Vì sao? Sau bao lâu có thể uống nước đá và ăn các thực phẩm đông lạnh?

Trả lời: 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ việc kiêng ăn/ uống đồ lạnh sau sinh gây hại cho mẹ và trẻ. Tuy nhiên, các mẹ vẫn được khuyên nên dùng nước ấm vì:

  • Nước ấm giúp tử cung co hồi và giúp cơ thể mẹ nhanh hồi phục về trạng thái trước sinh.
  • Cơ thể mẹ sau sinh còn yếu, nên việc ăn/uống lạnh sẽ khiến cho mẹ dễ bị cảm cúm, ê buốt răng, đầy hơi, tiêu chảy [do hiện tượng co thắt của các mạch máu trong dạ dày và ruột], đau đầu.

Theo ý kiến của các chuyên gia, sau sinh 3 tháng, khi cơ thể đã khỏe mạnh trở lại, các mẹ có thể ăn uống như bình thường, bao gồm ăn/uống đồ lạnh, đặc biệt cần lưu ý:

  • Tránh dùng nước quá lạnh, đặc biệt vào buổi sáng.
  • Vẫn ưu tiên dùng nước ấm, đặc biệt khi cơ thể mệt mỏi.

Riêng với các bà mẹ sinh mổ, sau sinh mổ bao lâu được ăn/uống đồ lạnh tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Việc uống nước lạnh sau sinh mổ không phải là điều hạn chế tuyệt đối, tuy nhiên nước ấm vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn.

Mẹ sau sinh có nên ăn uống đồ lạnh?

Trải qua một cuộc vượt cạn vất vả, sức khỏe thể chất của người phụ nữ thường có những thay đổi đáng kể. Sức đề kháng bị suy giảm nghiêm trọng, từ hệ hô hấp đến đường tiêu hóa đều trở nên rất yếu. Mẹ sau sinh uống nước đá được không?

Chính vì điều này mà thức ăn, đồ uống để lạnh không được khuyến khích trong chế độ ăn hằng ngày của mẹ sau sinh. Bởi đồ lạnh mang tính hàn, được xem là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh của phụ nữ mới sinh con. Hàn tà có tính ngưng trệ, khi xâm nhập vào cơ thể làm mất đi sự ôn chiếu của dương khí và làm cho khí huyết lưu thông khó khăn.

Mẹ mới sinh có nguy cơ dễ mắc một số bệnh do ăn đồ lạnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát…

Mẹ sau sinh có nên ăn uống đồ lạnh? [Nguồn ảnh: unsplash]

Bạn có thể chưa biết:

Giải đáp thắc mắc: Sau sinh mổ có được uống nước mía?

Sau sinh bao lâu được uống nước đá?

Nhiều mẹ có thói quen uống nước đá để giải khát, vậy mẹ sau sinh bao lâu thì được uống nước đá? Mẹ có biết nước đá có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bà mẹ sau sinh? Cụ thể, trong 3 tháng đầu vì cơ thể mẹ còn yếu, nước đá sẽ khiến mẹ dễ bị lạnh đường huyết, lâu lành vết mổ, ảnh hưởng đến vấn đề tiết sữa và hệ tiêu hóa của mẹ.

Ngoài ra, khả năng đề kháng của cơ thể mẹ sau sinh chưa tốt, vì vậy uống nước lạnh dễ gây viêm họng, đau họng và ho. Sau khi sinh do thay đổi nội tiết nên men răng của người mẹ cũng kém hơn, việc kiêng uống nước lạnh cũng nhằm tránh bị ê buốt, làm tổn thương men răng.

Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi sau sinh bao lâu uống được nước đá là mẹ sau sinh không nên uống nước đá trong 4-6 tháng đầu, đặc biệt là trong tháng đầu tiên mới sinh.

Sau sinh bao lâu được uống nước đá? [Nguồn ảnh: unsplash]

Mẹ sinh mổ uống nước đá được không?

Bình thường việc uống nước đá vốn dĩ đã không được khuyến khích ở mẹ bầu. Điều này cũng đúng với mẹ sau sinh, nhất là sinh mổ. Thực tế câu trả lời cho câu hỏi uống nước đá sau sinh được không là mẹ nên tránh đồ uống này càng lâu càng tốt. Việc uống nước đá trở lại tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tốc độ phục hồi của mẹ, thói quen dùng thức uống lạnh từ trước đó, tình trạng răng miệng…

Mẹ có thói quen dùng thức uống lạnh, khỏe mạnh, sinh xong không cảm thấy có vấn đề răng miệng [răng nhạy cảm, ê buốt] thì có thể dùng nước lạnh sau sinh khoảng 2 − 3 tháng. Lúc này cơ thể về cơ bản đã hồi phục và mẹ có thể uống được nước đá.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ sau sinh ăn sữa chua được không và những lầm tưởng của hội bỉm sữa

Những đồ uống mẹ chớ “nhấp môi” khi cho con bú

Sau khi sinh, cơ thể bạn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để mau bình phục. Khi đã biết sau sinh uống nước đá được không thì mẹ cũng cần nhớ danh sách một số loại đồ uống có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa hoặc thậm chí khiến sữa mẹ bị ít đi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ngoài các loại đồ uống có đá, mẹ cũng cần tránh uống rượu, bia, thức uống có chứa cồn, caffeine. Những chất này sẽ đi thẳng vào máu và truyền vào sữa mẹ, tác động đến hệ tiêu hóa non nớt cũng như sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Một số loại nước như nước ngọt, nước có pha thêm đường, mật ong, sữa đặc tuy thơm ngon nhưng lại có hàm lượng đường cao, không tốt cho sức khỏe, đồng thời còn khiến mẹ dễ tăng cân nên mẹ sau sinh nên hạn chế dùng các loại nước này. Nước ép hoa quả mặc dù thơm ngon và dễ uống nhưng lại chứa ít chất xơ hơn hoa quả tươi, do đó mẹ chỉ nên uống xen kẽ trong thực đơn hàng ngày, nếu có thể, hãy dùng hoa quả, trái cây tươi có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho mẹ.

Những đồ uống mẹ chớ “nhấp môi” khi cho con bú [Nguồn ảnh: unsplash]

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng “Đối với sản phụ sinh thường, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo và tăng nguồn sữa mẹ cho bé. Sản phụ sinh mổ, trong những ngày đầu nên uống nước lọc và ăn những thức ăn từ lỏng đến đặc như cháo loãng để hồi phục vết thương nhanh chóng. Sản phụ sau sinh nói chung cần tránh những thực phẩm nhiều chất kích thích hoặc có vị cay”.

Đồng thời, mẹ hãy tích cực dung nạp các loại đồ uống lành mạnh, giúp mẹ mau hồi phục và kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động hiệu quả hơn. Uống một cốc sữa ấm, các loại sữa ngũ cốc giàu dinh dưỡng hay thức uống lợi sữa như trà thảo dược, chè vằng… chính là bí quyết tuyệt vời nhất để mẹ có được nguồn sữa dồi dào cho bé yêu.

Nguồn tham khảo: Những vấn đề sản phụ thường băn khoăn sau sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Video liên quan

Chủ Đề