Phần biệt với đăng ký giao dịch bảo đảm với hoạt động công chứng chứng thực giao dịch bảo đảm

Thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm: Có phải “2 trong 1”?

Theo phản ánh của nhiều Văn phòng Công chứng ở Hà Nội, hiện có khá nhiều bất cập, Vương mắc phổ biến liên quan đến thủ tục công chứng gây khó khăn cho các tổ chức hành nghề công chứng và người dân. Thực tế, không ít Văn phòng công chứng đã phải từ chơi công chứng cho nhiều người không có 1 trong 3 loại giấy tờ (chứng minh thư, hộ chiếu hay thẻ quân nhân), mà thay bằng giấy tờ có ảnh khác (như giấy phép lái xe, thẻ sinh viên hay Giấy xác nhận có dán ảnh đóng dấu giáp lai của công an địa phương, thậm chí là cả thẻ Đảng viên). Như vậy, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Văn phòng công chứng, vừa hạn chế được yêu cầu công chứng của người dân.

Nói về việc công chứng các giao dịch ngân hàng cho vay tại, đại diện Ngân hàng quốc tế (VIB), Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV), Ngân hàng á châu (ACB) đều nhận định chung: về luật pháp công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đang gây ra khá nhiều rắc rối cho hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng trên đưa ra ví dụ: Một số công chứng viên đã từ chơi công chứng hợp đồng bảo đảm, nếu hợp đồng không ghi giá trị của tài sản bảo đảm, dù cơ quan Nhà nước không can thiệp vào việc định giá tài sản bảo đảm. Mặt khác, pháp luật cũng không quy định phải ghi rõ giá trị tài sản bảo đảm (là cơ sở để tính được số tiền tối đa được thông qua cho vay tài sản bảo đảm đó) vào hợp đồng bảo đảm.

Bên cạnh đó, việc định giá tài sản bảo đảm được tiến hành định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm). Giá trị này có thể thay đổi theo tình hình thị trường. Điều này dẫn đến phát sinh việc Ngân hàng phải công chứng lại hợp đồng bảo đảm, vì giá trị tài sản bảo đảm thay đổi và các công chứng viên coi đây là sự thay đổi trong hợp đồng. Vì vậy, ngân hàng "quá khổ" nếu với 1 khoản vay 5 năm thì tài sản bảo đảm được định giá lại trên dưới 10 lần, đồng nghĩa với việc hợp đồng bảo đảm đó phải công chứng lại trên dưới 10 lần, gây phiền hà cho ngân hàng và người dân.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính, hiện tại với sự yếu kém, thiếu chặt che của quản lý nhà nước thì các qui định về giấy tờ là "rườm rà". Để bảo đảm an toàn pháp lý cho cả tổ chức tín dụng (doanh nghiệp), tổ chức công chứng và người dân, cũng như để các hoạt động được tiến hành đúng luật pháp, thì vẫn phải thực hiện những quy định pháp luật hiện hành. Trong giao dịch, việc cần xác nhận là đúng người đến giao dịch là chủ tài sản. Tránh những rủi ro pháp lý phát sinh. Không thể loại trừ trường hợp, người sử dụng giấy xác nhận về nhân thân làm công an cấp địa phương lại không phải chủ sở hữu tài sản giao dịch tham gia. Ngoài ra, Thứ trưởng Chính phủ cũng khẳng định, Bộ Tư pháp sẽ đưa vấn đề về liên quan đến những hồ sơ làm phòng tư pháp chứng thực trước khi có Nghị định 79 hiện đang còn hiệu lực thực hiện vào điều chỉnh trong Thông tư hướng dẫn hoạt động công chứng để giải quyết những khó khăn mà các tổ chức tín dụng đang gặp phải. Đối với việc công chứng những giao dịch liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, cần sửa đổi cả Bộ luật Dân sự mới có thể giải quyết DUT điểm có tình trạng ký công chứng viên, có công chứng viên không ký giao các khi dịch này áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể.

Dưới góc độ nhà quản lý, ông Vũ Đức Long - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) cho biết: Hiện mới có 3 Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm. Các Trung tâm này hoạt động theo phương pháp thủ công. Vì thế, để hiện đại hóa hoạt động đăng ký, dự kiến năm 2010, Cục sẽ triển khai thí điểm đăng ký trực tuyến, tiến tới xây dựng hệ thống dữ liệu đăng ký giao dịch bảo đảm thống nhất trên cả nước. Việc quản lý hiện nay không thống nhất dẫn đến hạn chế về trao đổi thông tin và tập trung, thiếu sự liên kết nên dẫn đến tình trạng "cát cứ" trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là cơ hội để phát sinh nhũng nhiều, phiền hà cho người dân. Cục cũng có tham vọng tập trung về 1 cơ quan quản lý về việc giải quyết những bất cập trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm, ông Long nhấn mạnh: Trước mắt sẽ được đưa vào nghị định thay thế Nghị định 08 (Cục đang chủ trì soạn thảo). Về lâu dài sẽ có Luật đăng ký giao dịch bảo đảm và Luật Đăng ký bất động sản giải quyết. Cũng phải lưu ý là 2 luật mới nếu được ban hành thì cần một sự đồng bộ của các Luật khác liên quan. Quan trọng là phải cải cách tận gốc từ qui định, khái niệm trong hệ thống pháp luật để tránh sự chồng chéo lẫn lộn,.

Thiên Long(báo ĐS&PL)

Liên kết Xem thêm:

Công ty luật - Luật sư - Ly hôn - thủ tục ly hôn - sang tên sổ đỏ - tư vấn luật đất đai - tư vấn luật lao động - ly hôn đơn phương

 Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sản

Trong thực tiễn các giao dịch dân sự bị Tòa tuyên bố vô hiệu do chưa đăng ký giao dịch bảo đảm là khá phổ biến.

Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định (Điều 117 BLDS năm 2015).

Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó

Hoặc giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (Điều 130 BLDS)

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

Hiệu lực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất:

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai : “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

Việc đăng ký vào sổ địa chính phải thực hiện các bước sau:

Trên cơ sở hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác, bên thế chấp công chứng, chứng thực hợp đồng hoặc xác nhân theo quy định pháp luật, sau đó nộp kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được ký kết trước hoặc cùng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng thì nộp hồ sơ đăng ký thế chấp trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng

Sau khi tiếp nhận yêu cầu, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp vào hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

Giao dịch bảo đảm

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký nhập vào cơ sở dữ liệu tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của các bên. Các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký gồm: Thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, cầm cố tàu bay; thế chấp, cầm cố tàu biển; các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định.

Theo quy định tại Nghị định hợp nhất số 8019/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ tư pháp, hợp nhất các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ và Nghị định số11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm như sau:

Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.

Theo quy định tại Điều 297 BLDS 2015 về hiệu lực đối kháng với người thứ ba:  Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.  Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm

Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm

Do đó, hợp đồng thế chấp sau khi công chứng  phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Giao dịch bảo đảm vô hiệu khi vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 BLDS năm 2015. Khi giao dịch bảo đảm vô hiệu các bên có quyền tự quyết định, định đoạt yêu cầu hoặc không yêu cầu giao dịch bảo đảm vô hiệu. Thẩm quyền tuyên bố giao dịch bảo đảm vô hiệu thuộc về toà án, thời hiệu yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch bảo đảm vô hiệu theo Điều 125, 126, 127, 128, 129 BLDS năm 2015 là 02 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập. Đối với các hợp đồng được quy định tại Điều 123, 124 BLDS năm 2015 thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch bảo đảm vô hiệu không bị hạn chế.

Giao dịch bảo đảm vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hòan trả cho nhau những gì đã nhận, không hòan trả được bằng hiện vật thì phải hòan trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.