Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ là gì năm 2024

1. Công cụ dụng cụ là gì?

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng chưa đủ điều kiện để xếp vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định. Thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 đồng không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ.

2. Phân bổ công cụ dụng cụ

Hàng tháng kế toán cần hạch toán công cụ dụng cụ để chuyển giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí của doanh nghiệp. Các công cụ dụng cụ có thể phân bổ với thời gian khác nhau.

Chú ý: Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm" (Theo điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC)

Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm. Nếu quá 3 năm thì chi phí này sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính phân bổ công cụ dụng cụ.

Vậy kế toán lỡ phân bổ 4 năm hoặc 5 năm thì có được ko? Được nhưng khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì tính lại theo 3 năm và phần chênh lệch ghi vào thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.

Dựa vào tính chất và giá trị của công cụ dụng cụ chúng ta chia nó ra làm các loại chính như sau:

  1. Căn cứ vào phương pháp phân bổ:

- Phân bổ 1 lần (100%): Loại phân bổ này thường có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng không lâu nên thường được đưa thẳng vào chi phí của doanh nghiệp.

- Phân bổ nhiều lần: Loại phân bổ này được áp dụng đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn và thời gian phân bổ dài. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chúng nên được chia thành hai nhóm chính là phân bổ 2 lần và phân bổ nhiều lần trong đó.

+ Loại phân bổ 2 lần: Mỗi lần phân bổ sẽ có thời gian và giá trị được chia thành 2 lần bằng nhau theo tỷ lệ 50:50).

Ví dụ: Một máy in HP có trị giá là 5.000.000 đồng được sử dụng trong vòng 6 tháng và được phân bổ thành 2 lần. Vậy máy in HP sẽ phân bổ bằng cách chia đều thời gian phân bổ và trị giá của máy in HP đó thành 2 phần bằng nhau và sau 3 tháng chúng ta lại tiến hành phân bổ 1 lần mỗi lần có giá trị là 2.500.000 đồng.

+ Loại phân bổ nhiều lần: Giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần tối đa không quá 36 tháng (Thông tư 45/2013 ban hành ngày 25/04/2013) thì giá trị của công cụ dụng cụ sẽ được chia đều cho số kỳ đăng ký phân bổ, mỗi kỳ được hiểu là 1 tháng trong chu kỳ kinh doanh là 12 tháng.

  1. Nội dung công cụ, dụng cụ được hình thành

- Dụng cụ, đồ nghề bằng gốm, thủy tinh, sành, sứ

- Quần áo bảo hộ lao động

- Công cụ, dụng cụ khác

  1. Công tác quản lý, công việc ghi chép của kế toán

- Công cụ dụng cụ

- Đồ dùng cho thuê

- Bao bì luân chuyển

- Thiết bị, phụ tùng thay thế

  1. Mục đích sử dụng

- Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh.

- Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý.

- Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác.

3. Cách tính phân bổ:

Công cụ dụng cụ mua về mà sử dụng ngay thì phải xác định ngày mua để phân bổ như sau:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng phát sinh - Ngày bắt đầu sử dụng +1

4. Hạch toán vài nghiệp vụ kế toán:

- Mua công cụ dụng cụ về sử dụng ngay:

+ Nếu công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, phân bổ một lần thì đưa thẳng vào chi phí:

Nợ TK 627/641/642…( Chú ý: Phải xác định bộ phận và thông tư sử dụng)

Nợ TK 1331

Có TK 111/112/331…

+ Nếu CCDC có giá trị lớn hoặc thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Có TK 111/112/331

Hàng tháng hạch toán vào chi phí:

Nợ TK 627/641/642…

Có TK 242

- Mua công cụ dụng cụ về nhập kho, rồi mới xuất ra dùng:

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

Có TK 111/112/331…

Khi xuất công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động SXKD: Căn cứ vào giá trị CCDC và thời gian sử dụng, các bạn hạch toán vào chi phí cho phù hợp:

+ Nếu giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ vào chi phí:

Nợ TK 627/641/642…

Có TK 153

+ Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:

Nợ TK 242

Có TK 153

Hàng tháng hạch toán vào chi phí:

Nợ TK 627/641/642…

Có TK 242

Ví dụ: Ngày 20/07/2021 mua máy in phun màu giá 12.000.000 đồng chưa VAT (10%) về nhập kho. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Ngày 01/08/2021 công ty mới đem ra sử dụng cho bộ phận quản lý, dự tính phân phổ trong 12 tháng.

Công cụ dụng cụ phân bổ bao nhiêu năm?

1. Thời gian tính phân bổ công cụ dụng cụ – Tối đa không quá 3 năm với tài sản là công cụ dụng cụ và được phân bổ dần vào chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. – Nếu vượt quá 3 năm sẽ không được tính vào khoản chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phân bổ chi phí trả trước trong bao lâu?

QUY ĐỊNH VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC, THỜI GIAN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. Đối với tài sản cố định, thời gian trích khấu hao tài sản cố định phải áp dụng theo đúng Thông tư 45/2013/TT-BTC. Với công cụ dụng cụ, thời gian phân bổ chi phí tối đa là 36 tháng, các bạn lưu ý phải trích đúng khung thời gian quy định.

Khi nào được ghi nhận công cụ dụng cụ?

Điều kiện ghi nhận là Công cụ dụng cụ: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên."

Công cụ dụng cụ có giá trị từ bao nhiêu?

\>> Hay công cụ dụng cụ là những tài sản có giá trị dưới 30.000.000đ hoặc thời gian sử dụng dưới 1 năm. Theo điều 26 Thông tư 200/2014/TT-BTC và điều 25 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định: “Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ.