Phòng khách kết hợp phòng thờ cho nhà ống

Bố trí phòng thờ trong nhà ống diện tích nhỏ

Những mẫu thiết kế phòng thờ đẹp ấn tượng

Phòng thờ dạng cổ điển truyền thống

Những ai yêu thích nét cổ xưa hay hương vị truyền thống có thể lựa chọn mẫu thiết kế phòng thờ mang nét đặc trưng của văn hóa cổ.

Phòng thờ đậm nét truyền thống

Phòng thờ phong cách hiện đại, tân thời

Thiết kế phòng thờ hiện đại là một gợi ý khác của UPHOUSE. Với thiết kế sang trọng, hợp xu hướng, những mẫu phòng thờ cách tân sẽ giúp bạn vừa có thể lưu giữ vẻ đẹp truyền thống, vừa tìm được cho mình mẫu thiết kế hòa hợp với các nội thất hiện đại khác cũng như tổng thể căn nhà.

Phòng thờ với thiết kế cách tân - hòa hợp với khung cảnh sang trọng của căn phòng song không mất đi tính tôn nghiêm

Bố trí phòng thờ nhỏ gọn cho nhà ống hẹp

Để tối ưu hóa không gian nhà, bạn có thể lựa chọn những mẫu phòng thờ nhỏ gọn. Với thiết kế khá giản đơn, không rườm rà, nhiều họa tiết, chỉ cần điểm thêm một vài điểm nhấn nhưng vẫn toát lên nét đẹp văn hóa, mẫu thiết kế bàn thờ trang nhã, gọn gàng chính là điều bạn đang tìm kiếm.

Bonus: Bộ bàn ăn đẹp

Phòng thờ thiết kế nhỏ gọn, tối ưu hóa diện tích nhà ống

Gọn gàng cùng mẫu thiết kế phòng thờ trong nhà ống giản đơn

Với những căn nhà phố gặp trở ngại trong việc thiết kế gian thờ vì không gian quá hẹp có thể lựa chọn bố trí mẫu bàn thờ treo tường gọn gàng thay cho một căn phòng riêng.

Bàn thờ treo tường cho nhà ống hẹp

Phòng thờ tích hợp phòng khách

Một phương pháp khác để tiết kiệm được không gian phòng là thiết kế mẫu phòng thờ kết hợp với phòng khách. Bố trí phù hợp các món nội thất và lựa chọn tông màu đồng bộ, bạn sẽ có một gian phòng thờ sang trọng nhưng không kém phân uy nghiêm.

Phòng thờ kết hợp phòng khách – tiện lợi và mang tính thẩm mỹ cao

Không gian thờ cùng thiết kế và màu sắc hòa hợp với nội thất phòng khách

Thiết kế màu sắc phòng thờ không đồng bộ với nội thất khiến không gian phòng khách kém hài hòa

Những lưu ý quan trọng để bố trí phòng thờ trong nhà ống hợp phong thủy

Vị trí đặt tủ thờ

Trước tiên, nơi bày trí phòng thờ sẽ có vai trò quan trọng đến 80% giá trị của căn phòng trong phong thủy. Phòng thờ nên được dặt ở vị trí có khí trường tốt nhất và hợp mệnh gia chủ. Bố trí phòng thờ “tọa cát hướng cát” sẽ giúp đem đến những điều tốt lành cho mái ấm.

Đối với những ngôi nhà ống khá giới hạn về diện tích, phòng thờ có thể được đặt riêng ở tầng thượng, tôn kính trang nghiêm hoặc có thể được bố trí ở cùng không gian phòng khách thoáng khí. Để đảm bảo yếu tố tịnh tâm, không nên đặt phòng thờ ở nơi gió thổi hoặc có ánh sáng mạnh soi vào. Không đặt phòng thờ cạnh cửa sổ để tránh gió mạnh gây động, tắt hoặc rơi hương, dẫn đến nguy hiểm. Phòng thờ chỉ nên bố trí hai đến ba loại ánh sáng, ánh đèn không được chiếu thẳng vào người hành lễ thờ cúng. Trường hợp phòng thờ có trang trí tranh treo tường hay câu đối thì nên lắp đặt đèn âm tường để soi rõ tranh.

Hướng bàn thờ

Hướng bàn thờ cũng là điều cần lưu ý. Bố trí phòng thờ trong nhà ống ở những hướng: hướng sinh khí, hướng thiên y, hướng diên niên, hướng phục vị được xem là mang may mắn và tài lộc đến cho các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: thiết kế nội thất căn hộ chung cư đẹp

Kích thước và màu sắc

Bố trí phòng thờ trong nhà ống nên tuân thủ các yêu cầu phong thủy về kích thước và màu sắc. Kích thước gian phòng thờ nên theo đúng tỉ lệ của nhà, trùng các cung cát của kích thước Lỗ Ban. Sự trang nghiêm của phòng thờ còn được thể hiện qua các tông màu trầm như vàng kem, nâu…

Bàn thờ phải được thiết kế với độ cao phù hợp người trong nhà để tranh những va chạm thiếu tôn nghiêm. Trang bị thêm một tủ thờ nhỏ để phục vụ cho việc sắp xếp đồ đạc hợp lý sẽ là một ý tưởng hay.

Bố trí phòng thờ trong nhà ống hợp phong thủy

Những điều kiêng kị trong việc bố trí phòng thờ trong nhà ống

Gương tuyệt đối không được bố trí đối diện bàn thờ để tránh lan tỏa hung khí đến nơi tôn nghiêm.

Những vị trí như cạnh tường bếp đun, ban công sẽ làm suy yếu phong thủy phòng thờ. Không được bố trí giường ngủ đối diện bàn thờ

Không đặt bàn thờ ở vị trí khuất lấp tối tăm như gầm cầu thang để tránh việc các thành viên trong gia đình chịu nhiều áp lực, lòng không tịnh, sức khỏe suy yếu.

Bạn có thể trang trí phòng thờ với những vật dụng thiết yếu như: bát hương, các loại đồ cúng cơ bản [hương, hoa, chén rượu…], mâm đồng, lư hương, câu đối, hình ảnh người quá cố…

Cần lưu ý tránh những điều tối kỵ khi bày trí phòng thờ trong nhà ống

Không gian yên tĩnh cho việc cúng bài tế lễ là điều không thể thiếu cho ngôi nhà. Việc lên ý tưởng bố trí phòng thờ trong nhà ống dường như đã phần nào dễ dàng hơn cho các gia chủ. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không đến với UPHOUSE để được tư vấn và chọn cho mình một mẫu thiết kế phòng thờ lý tưởng!

Xem thêm: 6 lưu ý phong thủy phòng thờ nên biết

Liên hệ ngay để nhận được nhiều tiện ích từ Nội thất UPHOUSE.

•           Tư vấn, giải đáp thắc mắc tại nhà

•           Với những thiết kế độc đáo dành riêng cho bạn

•           Cam kết bảo hành 5 năm sử dụng sản phẩm, luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu

Dân tộc Việt Nam từ đời xưa đến nay đều có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bàn thờ chính là nơi thể hiện sự thành kính để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây là văn hóa đẹp trong cách sống của nhân dân ta. Gia chủ đang sống trong những căn nhà ống, diện tích hẹp không biết bố trí phòng thờ trong nhà ống sao cho hợp lý? Hãy để Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng Hà Nội – A&More chỉ bạn 11 nguyên tắc đặt bàn thờ để mang đến nhiều may mắn, tài lộc nhé!

Bàn thờ là nơi thờ cúng thiêng liêng, nơi kết giao với thế giới tâm linh. Gia chủ phải thể hiện được sự tôn trọng, thành kính. Trong khi đó, phòng vệ sinh là nơi ẩm mốc, ô uế. Nhà bếp lại là nơi nấu ăn với những mùi khó chịu, gây hỏa khí. Vì thế khi bố trí phòng thờ trong nhà ống phải để tránh xa phòng vệ sinh, nhà bếp.

Phòng thờ nhà ống riêng biệt

Việc bố trí phòng thờ tầng 1 hay các vị trí khác trong nhà cần tránh xa những nơi này thì sức khỏe, tài lộc mới đến với gia chủ. Không được làm bẩn, tạo một cảm giác khó chịu với thần linh, tổ tiên.

Theo phong thủy, việc đặt bàn thờ ngược với hướng nhà là hoàn toàn cấm kỵ. Nếu gia chủ không muốn bị tuyệt tự đời sau phải tránh việc để bàn thờ ngược hướng.

Bàn thờ đặt cùng hướng với ngôi nhà

Đặt bàn thờ ngược hướng nhà mang đến sự xung khắc, không hòa thuận giữa các thành viên trong nhà. Gia chủ sẽ gặp những điều gây bực bội, khó chịu.

>>>> XEM NGAY: Phòng thờ có cần cửa không? 7 quy tắc bố trí phòng thờ

Không gian nhà ống khá hẹp, do đó khi thiết kế, nhiều người có xu hướng tiết kiệm diện tích tối đa nhất. Tuy nhiên, việc đặt bàn thờ dưới xà ngang thể hiện sự không tôn trọng với thần linh.

Bàn thờ không được đặt dưới xà ngang

Bố trí phòng thờ nhà ống dưới xà ngang đem lại hậu quả khó lường, gia đình không tốt. Sát khí tràn ngập căn nhà, đè nặng áp lực cho gia chủ. Tuyệt đối không được để xà ngang phía trên bàn thờ mà nên để một nơi kín đáo.

Cách bố trí phòng thờ trong nhà ống xung với cửa hay đường cái là không nên. Nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài vận của chủ ngôi nhà.

Không để bàn thờ xung với cửa

Dù bạn đặt bàn thờ xung với cửa chính hay cửa phòng cũng đều không tốt. Việc các thành viên đi qua đi lại, nói chuyện sẽ gây ồn ào, mất sự yên tĩnh và tôn nghiêm. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ [diện tích nhà nhỏ] phải đặt tấm bình phong để che chắn.

>>>> GỢI Ý: Phòng thờ nên sơn màu gì

Không gian thờ cúng phải là nơi thiêng liêng, không bị làm ô uế, khó chịu. Việc đặt đồ dưới bàn thờ là không tốt. Đồ đạc chất đống dưới bàn thờ làm cho không gian trở nên ngột ngạt, không sạch sẽ. Điều này sẽ khiến nhà gặp vận hạn, của cải, tài lộc bị hao hụt, sức khỏe ảnh hưởng kém.

Không được để đồ đạc phía dưới bàn thờ

Bố trí phòng thờ nhà ống trong phòng ngủ là điều xấu. Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi, thư giãn, sinh hoạt riêng của mỗi cá nhân, vợ chồng. Việc đặt bàn thờ trong phòng sẽ tạo áp lực, khiến căn phòng trở nên nặng nề, không thoải mái.

Không để bàn thờ bên trong phòng ngủ

Gia chủ khi thiết kế bàn thờ đặt trong phòng ngủ sẽ có cảm giác ban đêm ngủ luôn bị dòm ngó, khiến gia chủ bị sợ hãi, thấp thỏm. Việc sinh hoạt cá nhân của vợ chồng cũng không được tự nhiên, thuận lợi.

Cửa ra vào có rất nhiều thành viên chạy ra chạy vào, nô đùa. Khi bố trí bàn thờ ngay cửa ra vào sẽ làm mất đi tính yên tĩnh sẵn có. Sự thiêng liêng, kính trọng cũng bị làm phiền. Thần linh, tổ tiên sẽ vô cùng khó chịu, dễ quở trách. Vì thế bạn không nên bố trí phòng thờ trong nhà ống ngay cửa ra vào.

Việc gia chủ tìm hiểu, nghiên cứu cách bố trí phòng thờ nhà ống là điều tốt. Thế nên gia chủ cũng cần phải quan tâm cách đặt bài vị sao cho hợp lý. Nếu bài vị đặt sai chỗ, không đúng cách sẽ dẫn đến những điều trục trặc không hay.

Bài vị không được để sát tường

Dù không gian có chật hẹp thế nào vẫn không được đặt bài vị sát tường. Bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng xấu đến vận mệnh, tiền đồ. Phải đặt bài vị ở một khoảng trống nhỏ giữa bàn thờ. Nếu gia chủ có thờ tượng Thần Phật thì việc đặt sát tường là điều tốt.

>>>> CLICK NGAY: Kê bàn thờ theo phong thủy

Lưu ý không được để đồ bừa bộn ở trái bàn thờ. Nếu làm vậy, bạn đã vô tình mang đến sự ô uế cho không gian thờ cúng linh thiêng. Việc này ảnh hưởng xấu đến vận thế, sự nghiệp, sức khỏe của gia đình. Vì thế phải thường xuyên quét dọn, lau chùi sạch sẽ, không để đồ đạc bừa bộn, linh tinh xung quanh bàn thờ.

Phòng thờ nhà ống phải tạo sự cân bằng, hài hòa về màu sắc và ánh sáng để giúp phòng thờ trông rộng rãi, trang nghiêm hơn.

Màu vàng giúp không gian thờ cúng thêm ấm áp

Tông màu trầm như vàng kem, nâu mang đậm tính trang nghiêm. Ánh sáng vừa phải, không được quá sáng cũng như quá tối. Ánh sáng màu vàng cùng tông màu trầm sẽ đem đến không gian ấm cúng, thiêng liêng. Không nên dùng ánh sáng có màu trắng sáng vì nó đem đến cảm giác lạnh lẽo.

Bố trí phòng thờ trong phòng khách là kiểu thiết kế thường gặp ở nhà ống thường có không gian chật hẹp. Bàn thờ nên lựa chọn cỡ vừa phải, không quá to, tránh lấn át hết không gian. Chi tiết cũng không được quá cầu kỳ sẽ mang đến sự rối rắm. 

Sắp xếp bàn thờ theo một trình tự nhất định, không rối và quá cầu kỳ. Ngoài những đồ vật không thể thiếu như lư hương, bài vị, cốc uống nước, vật thờ cúng… thì không nên để quá nhiều. Sau khi cúng, không để lộc héo mà nên thụ lộc ngay, tránh sự không tôn trọng gia tiên.

Ngày nay, nhiều nhà sẽ dành riêng một không gian riêng để thờ cúng. Những ngôi nhà ống thường để bàn thờ trên tầng cao nhất để thể hiện sự tôn trọng, linh thiêng. Một gian phòng riêng là điều cần thiết cho gia chủ. Không gian yên tĩnh, trang trọng sẽ giúp gia đình thịnh vượng, sức khỏe tốt, gặp nhiều vận may.

Mẫu 1: Bố trí phòng thờ riêng với nội thất gỗ sang trọng

Không gian riêng của phòng thờ vô cùng tinh tế, trang nghiêm. Lục bình gỗ hai bên đem lại sự sang trọng cho không gian phòng. Bàn thờ bằng gỗ tuy giản đơn nhưng lại vô cùng lịch thiệp. Cách bố trí phòng thờ nhà ống này đem lại không gian vừa hiện đại, thời thượng vừa tôn nghiêm.

Mẫu 2: Bàn thờ thiết kế đơn giản, tinh tế trong từng chi tiết

Phòng thờ gỗ là sự lựa chọn hầu hết của nhiều gia đình. Bàn thờ với thiết kế đơn giản được đặt ở chính giữa. Hai bên là hai câu đối, hai lục bình hoa văn lớn. Ánh sáng không quá hắt, tạo nên sự ấm áp, hài hòa và tinh tế.

Mẫu 3: Thiết kế phòng thờ theo lối tối giản của phong cách hiện đại

Ngày nay, việc thiết kế phòng thờ mang phong cách hiện đại rất được ưa chuộng. Không chỉ mang đến sự tối giản trong cách bài trí, phù hợp với bàn thờ cho căn nhà ống mà còn có giá trị thẩm mỹ cao. Nền trắng, cây xanh hòa cùng bàn thờ gỗ mang đến cảm giác tươi mát và ấm áp.

Mẫu 4: Phòng thờ mang phong cách Á Đông

Với mẫu này, thiết kế và bố trí phòng thờ trong nhà ống mang phong cách Á Đông kết hợp tân cổ điển. Vách ngăn gỗ đơn giản nhưng lại tinh tế vô cùng. Chậu hoa lan hai bên tượng trưng cho sự thanh khiết, cao quý. Ánh đèn led sáng nhẹ, nền vàng mang lại sự ấm áp, thịnh vượng.

Mẫu 5: Thiết kế bàn thờ 2 tầng thiên hướng truyền thống

Bàn thờ hai tầng là sự lựa chọn thích hợp cho căn nhà ống. Kiểu thiết kế này mang đến không gian rộng, thoáng hơn. Cây xanh giúp không gian phòng trở nên bình yên. Giữa phòng để bàn ghế yên tĩnh để niệm kinh, uống trà, tâm hồn thanh tịnh.

Nhà ống có diện tích thu hẹp, việc bố trí phòng thờ trong phòng khách cũng trở nên phổ biến. Bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng, phải để ở nơi có vị trí tốt. Không gian cần vừa đủ, không quá rộng. Hơn nữa, bàn thờ phải vệ sinh sạch sẽ tránh việc để quá thấp.

Mẫu 1: Thiết kế mẫu bàn thờ nhỏ bố trí trong phòng khách

Bàn thờ nhỏ có vách ngăn mang đến không gian riêng cho việc thờ cúng. Gam màu phù hợp với gian phòng đem đến sự kết hợp hài hòa.

Mẫu 2: Bàn thờ được đặt ở vị trí trên cao trong phòng khách

Bàn thờ đặt ở trên cao cũng là một cách thiết kế tối ưu cho căn nhà ống. Với cách bố trí này, nên tránh xa tivi, dàn loa để giảm bớt ồn ào. Phải để bàn thờ có không gian yên tĩnh riêng, mang đến sự thanh tịnh.

Mẫu 3: Bố trí phòng thờ trong phòng khách đơn giản

Thiết kế phòng khách kết hợp với nơi thờ cúng sử dụng nội thất gỗ tinh tế và hiện đại. Các chi tiết được lựa chọn không cầu kỳ mà chỉ đơn giản để thuận tiện cho gia chủ khi lau chùi nhang khói. Khách đến chơi nhà cũng dễ dàng thuận tiện cho việc thắp hương chào hỏi.

Mẫu 4: Bàn thờ gỗ có vách ngăn bố trí ở góc nhỏ tại phòng khách theo lối hiện đại

Bàn thờ được thiết kế tinh vi, gọn gàng và hiện đại. Màu sắc hài hòa với không gian phòng khách mang đến giá trị thẩm mĩ cao.

Mẫu 5: Thiết kế bàn thờ độc đáo, thông minh khi kết hợp với tủ áp tường

Đặt bàn thờ góc cao trên kệ tủ là một cách thông minh và tinh tế. Nó thể hiện được sự tôn kính, nghiêm trang của nơi thờ cúng. Hơn nữa, với mẫu này giúp tiết kiệm không gian, mang đến gian phòng thoáng mát, hiện đại không kém phần sang trọng.

Bàn thờ là nơi thiêng liêng, thể hiện sự thành kính với bề trên. Với 11 nguyên tắc về cách bố trí phòng thờ trong nhà ống này sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn. Hãy liên hệ Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư Xây dựng Hà Nội – A&More nếu bạn muốn biết chi tiết hơn nhé!

Thông tin liên hệ:

>>>> CLICK NGAY:

Xếp hạng 5 sao cho bài viết

Video liên quan

Chủ Đề