Phòng tránh chấn thương trong thể dục the thao

SEA Games 31 đang diễn ra tại Việt Nam, quy tụ hơn 40 môn thể thao với 526 nội dung thi đấu khác nhau. Bất kỳ đoàn vận động viên nào cũng đều có lực lượng y bác sĩ riêng đi theo hỗ trợ các vận động viên trong quá trình thi đấu.

Chấn thương thể thao được xử trí đúng cách, bài bản

Liên quan đến vấn đề chấn thương thể thao, bác sĩ Phan Bá Hải - Phó trưởng Khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức cho hay, không chỉ riêng các vận động viên thể thao thành tích cao mà hiện nay nhu cầu tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe tăng lên nhiều.

Tuy nhiên, nếu người tập không trang bị các kiến thức cần thiết để bảo vệ cho bản thân mình thì có nguy cơ gặp các chấn thương từ nhẹ đến nặng khi tập thể thao. Khi bị chấn thương thể thao thường ám chỉ đến chấn thương của các khớp bởi đây là bộ phận chịu áp lực và vận động nhiều nhất trong khi chơi thể thao.

Tuy chưa có thống kê cụ thể về số các trường hợp chấn thương thể thao tới BV, nhưng nói chung, hiện nay, tỷ lệ người tập thể thao gặp chấn thương tăng hơn rất nhiều so với trước kia. Đơn cử, riêng chấn thương vùng cổ tay,  nhiều năm trước mỗi ngày chỉ có 1 đến 2 trường hợp, nhưng nay có ngày BV đón tiếp đến 20 bệnh nhân.

Theo bác sĩ Phan Bá Hải, tất cả chấn thương thể thao ở các vận động viên chuyên nghiệp hầu hết đều được xử trí đúng cách, bài bản. Bởi vận động viên và những bác sĩ thể thao - những người đã được trang bị những kiến thức, công cụ sơ cứu chuẩn, cũng như các biện pháp phòng hộ chấn thương đúng đắn nên việc điều trị đều không gặp khó khăn gì.

Khó khăn nhất thường gặp ở người tập thể thao bình thường. Bệnh nhân khi bị chấn thương thể thao không đến ngay cơ sở y tế hay không biết cách sơ cứu ban đầu, thậm chí, dùng các biện pháp không phù hợp như thuốc, bó lá không rõ nguồn gốc dẫn đến hậu quả là làm chấn thương thêm trầm trọng.

Phòng tránh chấn thương trong thể dục the thao
 Đội Y tế thường trực tại nhà thi đấu quận Bắc Từ Liêm kịp thời cấp cứu cho vận động viên bị chấn thương trong lúc thi đấu.

Theo mức độ chấn thương, có thể chia làm mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Chấn thương phổ biến và hay gặp nhất ở người chơi thể thao là bong gân. Thực chất, bong gân là những chấn thương giãn dây chằng, chia theo các độ, tương ứng với  milimet. Giãn dây chằng độ  1, 2 là nhẹ và không cần can thiệp quá nhiều, người bệnh chỉ cần sơ cứu, bất động, nghỉ ngơi và dùng các biện pháp phục hồi chức năng khác sẽ khỏi. Nhưng ở mức độ 3 là có khả năng đứt dây chằng, bệnh nhân phải được phẫu thuật sớm.

Ngoài cấp cứu ngừng tuần hoàn rất hiếm gặp trong chấn thương thể thao, bất cứ người tập thể thao nào cũng cần phải biết 4 nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu chấn thương thể thao mức độ nhẹ, thông thường là nghỉ ngơi (bất động), băng chun, chườm đá và gác cao chi thể. Khi chườm đá, cần lưu ý bọc đá trong các lớp khăn để tránh gây bỏng lạnh cho người bệnh. Các chấn thương sưng nề tuyệt đối không nên chườm nóng, chỉ chườm đá vào vết thương, nhưng lưu ý phòng tránh bỏng lạnh.

“Trong các trận thi đấu thể thao khi vận động viên gặp chấn thương, bác sĩ thường có lọ xịt lạnh vào khu vực bị sưng. Sau chấn thương, cơ thể thường xuất hiện tụ máu, sưng nề… đây là những phản ứng viêm của cơ thể. Nếu càng tăng nhiệt độ, các phản ứng trong cơ thể xảy ra càng nhanh, càng làm cho vết sưng nề thêm khó chịu, đau nhiều hơn. Đây là nguyên nhân mà khi sơ cứu các chấn thương nói chung và chấn thương thể thao nói riêng, không nên chườm nóng, chỉ chườm lạnh vết sưng nề, rất nhiều người mắc phải sai lầm này trong xử trí chấn thương” - bác sĩ Hải lý giải.

Biện pháp phòng tránh

Để phòng, tránh chấn thương thể thao, bác sĩ Hải lưu ý, trước khi tập các môn thể thao, chúng ta cần tìm hiểu kỹ và trang bị cho mình kiến thức về môn thể thao đó để người tập có kỹ năng phòng, tránh chấn thương. Điều quan trọng nhất để phòng, tránh chấn thương khi chơi thể thao là người tập cần khởi động thật kỹ trước khi tập, đặc biệt là các khớp vận động nhiều hay chịu tác động lực. 

Người tập cần có đồ bảo hộ phù hợp với môn thể thao đó, như các môn đua xe đạp cần phải có áo bảo hộ, mũ. Môn đá bóng cần có giày đá bóng, sân tập đảm bảo an toàn. Môn boxing cần có găng tay, mũ và miếng ngậm bảo vệ răng….

Ngoài ra, người tập cần lắng nghe cơ thể, với mỗi người tập thể thao có môn ưa thích khác nhau nhưng nên lưu ý tập môn phải phù hợp với thể trạng, sức khỏe, lứa tuổi. Một người 65 tuổi không nên tập thể thao với cường độ của một người 25 - 30 tuổi được. Thời lượng tập thể thao cũng nên phù hợp lứa tuổi, nếu cảm thấy mệt, hãy tập từng chút một, không nên gắng sức quá sẽ dễ gặp chấn thương.

Những ngày qua, vận động viên Wushu Nguyễn Văn Phương đã phải bỏ lại giấc mơ tranh huy chương tại SEA Games 31 do bị chấn thương.

Đề cập đến vấn đề này, bác sĩ Trần Anh Vũ - Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi, BV Đa khoa Tâm Anh (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, để tránh các chấn thương khi tham gia thi đấu võ thuật, các võ sĩ nên được kiểm tra sức khỏe tổng thể trước và đánh giá thông quan bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Trước khi lựa chọn môn thể thao sắp gắn bó, người chơi cần tìm hiểu kỹ các chấn thương sẽ gặp phải và đánh giá mình có phù hợp hay không để quyết định tiếp tục theo đuổi hay dừng lại.

Chuyên gia khuyến cáo, với các võ sĩ chuyên nghiệp, khi thi đấu nên khởi động kỹ, nhập cuộc từ từ không tập quá đột ngột gây nguy hại đến hệ tim mạch dễ dẫn đến các chấn thương. Mặc quần áo thoải mái, đeo bảo hộ (nếu có) khi thi đấu cũng là cách bảo vệ cơ thể trước các chấn thương không mong muốn.

Vận động viên dù tập luyện thường xuyên nhưng vẫn tập trung tối đa khi biểu diễn, bởi chỉ một sai sót nhỏ sẽ gây chấn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu.

Cũng theo các chuyên gia y tế, trong thời gian chưa được các bác sĩ chuyên ngành y học thể thao đánh giá, người bị chấn thương khớp gối không nên quay lại chơi thể thao vì có thể điều này sẽ khiến tình trạng tổn thương lặp lại, hoặc trầm trọng hơn.

Đối với những người chơi thể thao nghiệp dư, điều quan trọng nhất là khởi động thật kỹ và luyện tập các tư thế đáp chân đúng trong từng môn thể thao cụ thể.

Để tránh các tổn thương không đáng có đối với các lực tác động trực tiếp, chúng ta cần tập luyện để có một cơ đùi khỏe mạnh. Từ đó, khớp gối được cơ đùi hỗ trợ, sẽ trở nên vững chắc hơn, sức chịu đựng và thích nghi với các lực tác động từ bên ngoài cũng lớn hơn.

Cách phòng chống chấn thương trong thể dục thể thao ai cũng nên biết

Thứ Hai ngày 09/05/2022

  • Cách xử lý khi đá bóng bị đau bắp chân
  • Làm gì khi đánh golf bị đau sườn phải?
  • Nguyên nhân, biện pháp và cách khắc phục tình trạng đánh golf bị đau lưng

Những người chơi các môn thể thao có tính đối kháng như bóng rổ, bóng đá, võ thuật,… thường rất dễ gặp phải những chấn thương không mong muốn. Vì vậy, cần biết rõ các cách phòng chống chấn thương trong thể dục thể thao để hạn chế gây nguy hiểm cho có thể.

Chấn thương là điều không mong muốn khi tập thể dục thể thao. Nguyên do gây ra chấn thương thường đa dạng và không cố định ở mọi trường hợp, có cả khách quan và chủ quan nhưng việc hiểu biết cách xử lý, sơ cứu là điều cần thiết.

Một số nguyên nhân gây nên chấn thương thể thao

Chưa đủ nhận thức và hiểu về chấn thương thể thao

Nhiều người vẫn cho rằng việc gặp chấn thương khi tập thể dục thể thao là điều khó tránh khỏi, dẫn đến chủ quan, thờ ơ và không sử dụng các cách phòng tránh. Điều này khiến những chấn thương có thể xảy ra nhiều hơn, thậm chí lặp đi lặp lại khiến tình trạng chấn thươngngày càng nặng nề. Vì vậy, khi tập luyện cần tìm hiểu kĩ về những chấn thương có thể gặp phải đểnâng cao cảnh giác.

Khởi động chưa đúng

Ngoài việc giúp các cơ thích nghi với việc tập luyện thì các động tác khởi động còn đóng vai trò kích thích hệ thần kinh trở nênhưng phấn hơn. Nếu bỏ qua bước khởi động hoặc khởi động qua loa, không phù hợp với bộ môn tập luyện sẽ rất dễ bị chấn thương khi bắt đầu chơi hoặc thi đấu thể thao.

Phòng tránh chấn thương trong thể dục the thao

Khởi động sai cách tăng nguy cơ bị chấn thương

Các vật dụng, dụng cụ tập không đạt yêu cầu

Các ca chấn thương được ghi nhận do trang thiết bị không phù hợp, dụng cụ tập luyện, thi đấu không đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật,… xảy ra không ít. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chấn thương thi đấu.

Điều kiện khí hậu, thời tiết không đảm bảo

Tuy là nguyên nhân gián tiếp nhưng không thể xem nhẹ sự quan trọng của thời tiết, khí hậu lên việc luyện tập, thi đấu. Các ca chấn thương do nắng nóng, nhiệt độ nước cao, tác độ gió mạnh, khí hậu khắc nghiệt,… cũng nhiều lần xảy ra tại các giải thi đấu.

Chấn thương thường gặp trong thể thao được chia thành mấy nhóm?

Chấn thương trong thể thao thường được chia thành 3 nhóm chính:

  • Căng cơ: Là chấn thương rất hay gặp khi luyện tập, thi đấu thể dục thể thao. Tình trạng căng cơ thường diễn ra ở những vị trí như bắp đùi, cơ háng, bắp chân, cơ vùng vai và lưng.
  • Bong gân: Thường xảy ra ở phần dây chằng nối các khớp lại với nhau. Khi phần dây chằng này bị kéo quá căng hoặc tác động mạnh sẽ dẫn đến tình huống bong gân.
  • Chấn thương đầu gối: Rất hay gặp ở những môn thể thao cần chạy nhiều như điền kinh, bóng đá, bóng rổ, cầu lông,… Biểu hiện của chấn thương đầu gối là cảm giác khó vận động, phần đầu gối sưng đau tùy theo mức độ chấn thương.

Cách phòng chống chấn thương trong thể dục thể thao

Khởi động đúng và giãn cơ sau khi tập

Việc khởi động trước khi tập thể dục nghiêm túc theo bài tập đúng với môn thể thao giúp cho cơ thể nóng dần lên, các cơ bắp bắt đầu hoạt động và thích ứng với việc tập luyện. Từ đó cũng giảm thiểu nguy cơ bị các chấn thương như chuột rút,… cũng như mệt mỏi quá sức sau buổi tập.

Bên cạnh việc khởi động,chế độ thư giãn cho các cơ nghỉ ngơi sau khi thi đấu cũng quan trọng không kém. Trong thời gian thư giãn, cơ thể sẽ dần ổn định nhịp tim và hơi thở, hạn chế những tình huống nguy hiểm sau khi tập cường độ cao như hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, đau nhức các cơ,…

Tập luyện vừa sức

Đặt mục tiêu cao giúp chúng ta cố gắng hơn, có động lực hơn khi tập luyện thể dục thể thao nhưng nếu mục tiêu quá cao, không phù hợp với sức lực và khả năng của bản thân sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi, nản chí và tệ hơn là những chấn thương không mong muốn.

Bạn nên bắt đầu từng chút một, mỗi ngày tăng cường độ tập lên một chút để cơ thể có thời gian thích nghi, giúp cho việc tập luyện trở nên thú vị hơn.

Đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể

Tập thể dục thể thao là lúc cơ thể đốt cháy lượng calo nhiều và liên tục. Ngoài ra việc đổ mồ hôi nhiều cũng khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải. Bạn cần chú ý uống nước liên tục trong quá trình luyện tập, đảm bảo đáp ứng 2 – 2.5 lít nước/ngày để các tế bào hoạt động một cách trơn tru.

Chế độ dinh dưỡng khi tập thể thao cũng cần được chú ý. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn và nạp năng lượng 2 – 3 tiếng/lần với những thực phẩm no lâu như gạo lứt, bánh mì đen, rau củ quả,…

Phòng tránh chấn thương trong thể dục the thao

Cần đảm bảo nạp đủ năng lượng cho cơ thể trước khi luyện tập

Chọn loại trang phục phù hợp với buổi tập

Quần áo thể thao cần đáp ứng những tiêu chí sau đâyđể đảm bảo thoải mái khi vận động:

  • Chất vải co giãn tốt;

  • Vải mềm, nhẹ và không gây cộm, ngứa khi cử động;

  • Thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt;

  • Kiểu dáng không gây vướng khi luyện tập thể dục thể thao.

Sử dụng kem chống nắng

Đối với những môn thể thao ngoài trời nắng nếu tập luyện lâu sẽ khiến làn da căng rát, xuất hiện tình trạng bỏng nắng, sạm đen,… và nếu kéo dài một thời gian có thể dẫn đến nguy cơ ung thư da.

Phòng tránh chấn thương trong thể dục the thao

Sử dụng kem chống nắng giúp phòng ngừa cháy nắng, lột da

Chính vì vậy, trước khi ra ngoài tập khoảng 30 phút, bạn nên thoa một lớp kem chống nắng thích hợp lên toàn bộ cơ thể. Thời gian tập luyện cũng nên tránh lúc nắng gắt buổi trưa, tốt nhất nên tập luyện vào buổi sáng sớm và chiều khi nắng đã dịu.

Chấn thương là điều khó tránh khỏi nhưng cũng cần biết cách phòng chống chấn thương khi tập luyện thể dục thể thao, hạn chế nguy cơ chấn thương. Việc chuẩn bị thật kĩ trước khi luyệntập còn giúp bạn có một buổi tập thật hiệu quả và nhanh chóng đạt được thành tựu mongước.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chấn thương thể thao
  • thể dục thể thao