Hoạt động dạo chơi ngoài trời là gì

- Rèn luyện thể lực, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.1.2. Nội dung- Tìm hiểu, làm quen, phát hiện sự thay đổi của cây cối có trong sân trường, vườn trường. Ví dụ:cây rụng lá, hay có nhiều lá non [chồi non], cây ra nhiều [ít] hoa, có nhiều [ít] nụ, cây có quả [nhiều,ít, quả chín, quả xanh]...- Tìm hiểu, làm quen, phát hiện những biểu hiện của các con vật nuôi ở trường hoặc các con vậthoang dã xuất hiện trong trường: về vận động, cách ăn, cách kiếm ăn, phản ứng với tác động bênngoài.- Tìm hiểu, khám phá một số tính chất của thiên nhiên vô sinh. Ví dụ: Một số tính chất của cát[cát khô có màu sáng, cát ẩm có màu sẫm], đất tơi, xốp; đất cứng, rắn; cát, sỏi, đá, không khí, ánhnắng, nước v.v...- Tìm hiểu về thời tiết và một số hiện tượng tự nhiên: gió [gió thổi mạnh, gió nhẹ], mặt trời ánh nắng, bầu trời...- Làm quen với một số sự vật, hiện tượng xã hội: Với người lớn trong trường mầm non và xungquanh trường [Ví dụ: Với bác làm vườn, bác lao công, bác tiếp phẩm, bác cấp dưỡng, người bánhàng gần trường, bác nông dân, thợ xây dựng v.v...], phương tiện giao thông đi lại ngoài cổngtrường, các công trình công cộng, nhà ở gần khu vực trường, trò chơi ngoài trời...- Thực hiện một số công việc lao động đơn giản: nhặt lá rụng, giấy, rác có trong sân trường,vườn trường, giúp người lớn nhổ cỏ, xới cây, tưới cây, cho cá [gà...] ăn.- Chơi các trò chơi vận động, các trò chơi dân gian mà trẻ ưa thích.- Sưu tầm lá, quả, hạt... làm thành bộ sưu tập để trong góc thiên nhiên.1.3. Cách tiến hành* Chuẩn bị:Chuẩn bị là công việc đặc biệt quan trọng khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non.- Trước khi tổ chức buổi hoạt động ngoài trời, giáo viên cần tìm hiểu để biết quang cảnh vườntrường, sân trường, xung quanh trường có gì thay đổi, có gì mới so với buổi tổ chức hoạt động ngoàitrời trước đó [chẳng hạn phát hiện bông hoa hồng đang chúm chím nở, có một cành cây bị gãy, ởsân trường có rất nhiều lá rụng sau một đêm mưa to, hay nhà ở gần trường hôm nay sẽ đổ máiv.v...]. Công việc này của giáo viên là rất cần thiết, trên cơ sở kinh nghiệm của trẻ và thực tiễn buổidạo chơi giáo viên định hướng, khơi gợi cho trẻ tìm kiếm và phát hiện ra cái mới khi quan sát. Tránhtrường hợp giáo viên không chuẩn bị trước, khi cho trẻ vào hoạt động, không biết phát hiện ra điềugì, hỏi trẻ những cái trẻ đã biết, không làm cho trẻ hứng thú, tích cực tìm tòi, khám phá.- Giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời. Trong kế hoạch cầnxác định rõ mục tiêu, nội dung, các hoạt động cụ thể sẽ được tổ chức. Kế hoạch cần trình bày ngắngọn, rõ ràng giúp dễ nhớ và dễ thực hiện.65 - Giáo viên cũng cần hiểu rõ từng trẻ lớp mình, phải xác định rõ [có kế hoạch cụ thể] trong giờhoạt động ngoài trời cần tác động [can thiệp] đến cá nhân trẻ nào, về nội dung gì, và cách thức canthiệp như thế nào [chẳng hạn, trong buổi hoạt động ngoài trời trước đó, trong giờ đón trẻ, cô pháthiện thấy cháu A khoe với cô, ở nhà cháu phát hiện có một đàn kiến đen dưới bếp, cô có thể gợi ýcho trẻ: Thế lát nữa xuống sân trường con xem ở đó có đàn kiến nào không, xem nó có giống haykhác với đàn kiến con phát hiện ở nhà nhé].- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cần thiết cho buổi hoạt động ngoài trời: Việc chuẩn bị đồ dùng, đồchơi cho hoạt động ngoài trời cần có sự tham gia của trẻ. Tránh trường hợp một mình cô chuẩn bịsẵn sàng cho trẻ trước khi xuống sân trường. Khi giáo viên và trẻ cùng chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi,tạo cho trẻ cảm giác thích thú, có trách nhiệm, tạo cơ hội cho trẻ được làm việc tập thể, trao đổi,chia sẻ, thích làm việc. Tuỳ theo nội dung hoạt động, đồ dùng, đồ chơi cho buổi hoạt động có thể là:bóng, dây nhảy, vòng chui, các đồ chơi bằng giấy [đã được làm từ trước như: máy bay, thuyền, diềuv.v...], các đồ chơi để chơi với cát, nước, các dụng cụ làm thí nghiệm, các đồ dùng để chăm sóc câyv.v... Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp để trẻ sử dụng và đảm bảo an toàn cho trẻ.- Chuẩn bị tâm thế, trang phục gọn gàng trước khi ra hoạt động ngoài trời.* Tổ chức:Tổ chức hoạt động ngoài trời cần rất linh hoạt. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung đã xác định và tuỳtheo các sự kiện đang diễn ra trong hoạt động ngoài trời. Chẳng hạn nếu như giáo viên đang cho trẻchơi trò chơi vận động, bất chợt một trẻ phát hiện có một con sâu trên lá cây, trẻ kêu lên và nhiềutrẻ tò mò muốn biết. Lúc đó giáo viên phải chuyển hướng hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ quan sát đốitượng vừa được phát hiện. Giáo viên cần tránh gò ép trẻ thực hiện theo kế hoạch đã định của mình.Tuy nhiên, thông thường, một buổi hoạt động ngoài trời được tổ chức theo 3 phần như sau:- Các hoạt động có chủ đích: Các hoạt động có chủ đích là các hoạt động giáo viên tổ chức chotrẻ nhằm phát triển nhận thức và có mục đích rõ ràng.Tuỳ theo thời gian, điều kiện hứng thú của trẻ, nội dung đã xác định trong một buổi hoạt độngngoài trời. Giáo viên có thể tổ chức từ 1-2 hoạt động. Ở phần này giáo viên có thể chọn các hoạtđộng sau:+ Tổ chức cho trẻ quan sát: Quan sát là hoạt động đặc trưng, thường xuyên được tổ chức tronghoạt động ngoài trời. Ở ngoài trời, giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát, phát hiện sự thay đổi của câycối [thực vật], của các hiện tượng tự nhiên, sự thay đổi, biểu hiện của động vật nuôi và động vậthoang dã, các phương tiện giao thông đi lại và hoạt động của con người xung quanh. Tuỳ theo từngnội dung, từng lứa tuổi mà giáo viên có thể tổ chức cho trẻ quan sát cá nhân, quan sát theo nhómnhỏ hay quan sát theo nhóm lớn. Đối với trẻ nhỏ [lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé], tốt nhất nên tổchức theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ [3- 4 trẻ]. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ [4-5 tuổi], mẫu giáo lớn [5-6tuổi], giáo viên có thể tổ chức theo nhóm lớn trên 10 trẻ hoặc tổ chức cho tất cả trẻ trong lớp cùngquan sát. Khi trẻ quan sát, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động, sử dụng tốiđa các giác quan có thể [chăm chú nhìn, lắng nghe, hít sâu để ngửi, sờ, cầm, nắm, xoa, ấn, bóp,nâng lên, v.v...]. Khơi gợi, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, tự do trao đổi, chia sẻ, nhậnxét, phán đoán, giải quyết các tình huống, tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ cảm xúc, chiêm ngưỡng66 cảnh đẹp tự nhiên xung quanh. Thông qua cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ, gợi cho trẻ sử dụng những từngữ có hình ảnh. Chẳng hạn khi cho trẻ quan sát vườn rau cải sau cơn mưa, giáo viên có thể gợi chotrẻ nhận xét lá rau như thế nào? [lá xanh mơn mởn] hay quan sát cây phượng nở hoa, cô gợi cho trẻsử dụng cụm từ "hoa phượng đỏ rực", hay khi quan sát bầu trời "bầu trời trong xanh, bầu trời caolồng lộng" Việc sử dụng từ, ngữ có hình ảnh khi quan sát sự vật, hiện tượng sẽ khắc sâu biểu tượngcho trẻ đồng thời gây ấn tượng và cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ ở trẻ và đặc biệt làm cho trẻ thíchthú. Cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng sẽ có hiệu quả hơn, trẻ hiểu về sự vật, hiện tượng hơnnếu như giáo viên gợi cho trẻ phán đoán, biết liên hệ với kinh nghiệm đã có của trẻ. Chẳng hạn khiquan sát cây hoa hồng, trẻ phát hiện ra dưới gốc cây, đất rất khô và có màu trắng, giáo viên có thểgợi cho trẻ: Nếu cứ để đất khô mãi như vậy, điều gì sẽ xảy ra với cây hoa hồng này? Hay quan sát lácây rau, phát hiện ra có rất nhiều lỗ chấm nhỏ, giáo viên gợi cho trẻ suy nghĩ: Tại sao nó lại nhưvậy? Hãy tìm xem có con gì cắn lá rau không? v.v...Khi cho trẻ quan sát các hiện tượng xã hội như quan sát công việc của bác làm vườn, công việccủa người bán hàng ở quầy hàng gần trường hay công việc của người phu hồ v.v..., giáo viên đặcbiệt chú ý giữa việc thực hiện các mục tiêu về nhận thức và các mục tiêu về hình thành và rèn luyệnkỹ năng xã hội cho trẻ. Giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa cho trẻ quan sát và trò chuyện, giao lưuvới các đối tượng quan sát, giúp họ một vài việc đơn giản [như giúp bác làm vườn nhổ cỏ, nhặt lárơi, giúp bác bán hàng xếp hàng ra quầy].+ Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm: Là một trong những hoạt động kích thích trẻ tích cực tư duy,tìm tòi, khám phá mạnh mẽ và có hiệu quả nhất. Trẻ luôn cảm thấy sung sướng, thích thú, say mêkhi làm một thí nghiệm đơn giản. Trong hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ làmcác thí nghiệm:• Thí nghiệm với thực vật: sự phát triển của cây; cây cần ánh sáng, không khí; hạt nảy mầm,hạt không nảy mầm.• Thí nghiệm với động vật: Con vật này ăn gì, không ăn gì; động vật cần không khí để thở; kiếnsẽ bò đi đâu?• Thí nghiệm với thiên nhiên vô sinh: vật nổi - vật chìm; vật cháy được - không cháy được; tan không tan; nước bốc hơi; không khí có ở đâu?Để hoạt động thí nghiệm có hiệu quả thực sự, giáo viên chú ý không nên làm thay trẻ, cần tạomọi cơ hội để trẻ tự thực hiện, từ chuẩn bị thí nghiệm cho đến tiến hành, cuối cùng là đưa ra kếtluận và cất dọn các dụng cụ, đồ dùng thí nghiệm.+ Trải nghiệm: Hoạt động ngoài trời là thời điểm mà trẻ có thể được trải nghiệm các cảm giáckhác nhau: Cảm giác nóng khi đứng dưới ánh nắng mặt trời, cảm giác lạnh [mát] khi đứng trước gió,cảm giác rất nặng khi nhấc xô nước giúp bác làm vườn, cảm giác chói mắt khi nhìn lên trời nắng,cảm giác mát khi cho tay vào chậu nước, cảm giác khát nước khi chạy nhảy nhiều mà không đượcuống nước v.v... Thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ hiểu sâu hơn về tính chất, dấu hiệu của cácsự vật, hiện tượng xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ có được các kinh nghiệm thực tiễn và biết vậndụng vào các tình huống trong cuộc sống. Các hoạt động trải nghiệm được giáo viên thực hiện xenkẽ thích hợp với các hoạt động khác trong khi tổ chức hoạt động ngoài trời. Như khi quan sát, trò67 chuyện với bác làm vườn, cho trẻ xách thử xô nước tưới; hay khi quan sát mặt trời, cho trẻ đứngdưới trời nắng hay nhìn lên trời để cảm thấy nóng, cảm thấy chói mắt v.v...+ Tổ chức cho trẻ lao động: Qua hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ hoạtđộng, lao động đơn giản phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ như:• Chăm sóc cây: Nhặt lá cây, lau lá cây, nhổ cỏ, xới đất, tưới cây....• Chăm sóc con vật: Cho cá [gà..] ăn, uống; giúp bác làm vườn lấy chổi, lấy nước... để dọnchuồng, thay nước bể cá.• Vệ sinh sân trường: Nhặt lá rụng, giấy, rác, quét sân trường, sắp xếp chậu cây cảnh v.v...Tuỳ theo môi trường, nội dung của buổi hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể tổ chức lao độngtập thể hoặc theo nhóm. Hình thức lao động tập thể là tổ chức cho tất cả lớp cùng lao động. Khi tổchức hình thức lao động này, giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch trước, suy nghĩ cách thức tổ chức, sắpđặt các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho các nhóm phải rõ ràng,ngắn gọn để trẻ có thể tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng. Trong quá trình trẻ thựchiện nhiệm vụ, giáo viên phải bao quát, giúp đỡ kịp thời các nhóm và cá nhân trẻ. Đồng thời giáoviên có thể cùng tham gia lao động với trẻ. Cuối buổi lao động, giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được"chiêm ngưỡng" thành quả lao động của mình, tạo cho trẻ cảm giác sung sướng, hài lòng và mongmuốn được làm tiếp, tránh những lời nhận xét làm mất hứng thú, vui sướng được làm việc của trẻ.Thông thường, với một hoạt động lao động tập thể, giáo viên tổ chức trọn vẹn trong một buổi hoạtđộng ngoài trời. Bởi hoạt động này đòi hỏi có thời gian cho trẻ thực hiện và nội dung của hoạt độngtương đối nhiều.- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động.Ngoài sân trường, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động khác nhau, tạo cơhội cho trẻ được vận động. Giáo viên nên sử dụng các trò chơi dân gian có tính chất động như tròchơi: rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba, cáo và thỏ, mèo đuổi chuột, mèo và chim sẻ...Những trò chơi này không chỉ phát triển các vận động cho trẻ mà còn tạo cho trẻ tinh thần thoải mái,sung sướng...- Tổ chức cho trẻ chơi và thực hiện các hoạt động theo ý thích.Ở phần này trẻ được tự do hoạt động theo ý của mình: có thể trẻ tiếp tục quan sát những gìchúng phát hiện được, có thể trẻ đi nhặt lá cây, vỏ, hạt, cành cây..., có thể trẻ chơi với đất, đá, sỏi,cát, nước, có thể trẻ chỉ ngồi trò chuyện với nhau, một nhóm trẻ đá bóng, nhảy dây v.v... Vai trò củagiáo viên là phải bao quát trẻ cẩn thận, can thiệp kịp thời những tình huống có thể xảy ra. Giáo viêncó thể tác động đến cá nhân trẻ theo kế hoạch đã định hoặc không định trước. Ví dụ: Cùng trẻ Aquan sát cây hoa hồng bởi vì giáo viên biết trẻ chưa biết một số dấu hiệu của nó. Hay cùng trẻ B thổibóng khi phát hiện ra cháu B không muốn chạy nhảy chơi cùng bạn v.v... Giáo viên cần coi trọng cácthắc mắc của trẻ và giảng giải, giải thích khi cần thiết.* Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động ngoài trời:68 - Không quá đi sâu vào việc cung cấp kiến thức về môi trường xung quanh. Cần chú trọng việctạo cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, bộc lộ cảm xúc, tạo tinh thần thoải mái,sảng khoải, đắm mình trong thiên nhiên.- Không biến phần hoạt động có chủ đích thành một tiết học khô cứng, máy móc, áp đặt.- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ khi hoạt động ngoài trời.- Tận dụng mọi điều kiện tự nhiên, mọi trường hợp xảy ra để cho trẻ làm quen, tránh thực hiệntheo kế hoạch một cách máy móc.- Linh hoạt sắp xếp trình tự các hoạt động, phù hợp với hứng thú của trẻ và điều kiện củatrường.2. Tham quanTham quan cũng là một hình thức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh trong điều kiệntự nhiên. Nhưng khác với dạo chơi, tham quan không được tổ chức thường xuyên hằng ngày. Tuỳthuộc vào điều kiện của trường, lớp, của địa phương, tuỳ thuộc vào sự cần thiết phải tích luỹ kiếnthức, kinh nghiệm, gây ấn tượng cho trẻ khi triển khai một chủ đề mà giáo viên tổ chức cho trẻ thamquan. Thông thường, tham quan được tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỡ [4-5 tuổi] và trẻ mẫu giáo lớn [5-6tuổi]. Tuy nhiên trong điều kiện thuận lợi, cũng có thể tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé [3-4 tuổi] thamquan. Chẳng hạn như tham quan bếp ăn của trường [khi thực hiện chủ điểm "Nghề nghiệp"], haytham quan gia đình chăn nuôi giỏi ở gần trường [khi thực hiện chủ điểm "Thế giới động vật"] v.v...2.1. Mục đích- Mở rộng tầm hiểu biết, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ về môi trường xung quanh [môitrường tự nhiên và môi trường xã hội].- Phát triển các xúc cảm thẩm mỹ, gây ấn tượng mạnh mẽ, lâu dài về cuộc sống xung quanh.- Giáo dục sự gần gũi, gắn bó, tình yêu đối với thiên nhiên, với cuộc sống, với quê hương, lòngtự hào đối với quê hương, đất nước.- Phát triển các kỹ năng nhận thức, các kỹ năng xã hội: kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận,kỹ năng phân tích, so sánh, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng ứng xử đúng nơi công cộng. Việc hìnhthành và rèn luyện các kỹ năng căn cứ vào nội dung của từng chủ đề, vào tình hình trẻ của lớp.2.2. Nội dungTuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp, vào tình hình của trẻ, căn cứ vào nội dungcủa các chủ đề trong chương trình giáo dục trẻ, giáo viên có thể xác định nội dung cho trẻ đi thamquan. Sau đây là một số gợi ý nội dung tham quan theo từng chủ đề.Chủ đềGia đìnhNội dung thamquan- KhutrườngđôthịgầnMục đích chính- Biết các kiểu nhà khác nhau69 Chủ đềThế giớithực vậtNội dung thamquanMục đích chính- Ngôi nhà đang xây- Biết nguyên vật liệu, dụng cụ xây nhà, công việc củangười thợ xâyGia đình của một bạntrong lớpBiết các thành viên trong gia đình, đồ dùng và cách sắpxếp đồ dùng trong nhà- Công viênLàm quen với các loại cây cối khác nhau.- Rừng cây [nếu địaphương có và ở gầntrường]Thấy được sự đa dạng, phong phú của thực vật- Vườn sinh thái- Vườn rau của giađìnhgầntrường[hoặc của trường]Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiênBiết được con người chăm sóc và sử dụng cây cối, rau quảtrong cuộc sống- Cánh đồng lúa- Cửa hàng rau quả- Nhà máy chế biếnhoa quả [nếu có]Thế giớiđộng vậtVườn bách thú [nếucó điều kiện]Làm quen với các loại động vật sống trong rừngGia đình chăn nuôigiỏi [hoặc trại chănnuôi]Làm quen với động vật sống trong gia đình, cách chămsóc chúng.Ao cá [hồ cá]Làm quen với động vật sống dưới nướcVườn chim [hoặc giađình nuôi chim cảnhhoặc cửa hàng bánchim cảnh]Làm quen với các loài chim khác nhauQuầy hàng bán thựcphẩm [thịt lợn, thịtgà, cá, tôm, cua...]Làm quen với một số động vật dùng làm thực phẩm [thứcăn] cho con ngườiNướcNhà máy nước [nếucó điều kiện]Biết việc làm ra nước sạch cho con người sử dụngMùa hè- Công viên mùa hèBiết cây cối, hoạt động của con người vào mùa hè- Cánh đồng vào mùahè [Ngày mùa]Mùaxuân- Vườnhoa]đào[VườnTrườngmầmnon- Sân [vườn] trường- Biết quang cảnh sân trường [vườn trường]- Bếp ăn của trường- Biết công việc các bác nhà bếp chuẩn bị bữa ăn cho cáccháu.NghềnghiệpCửahànghàng]Biết công việc mua bán của con người[quầy- Biết quang cảnh đặc trưng của mùa xuân70 Chủ đềNội dung thamquanMục đích chínhTruờng tiểu họcLàm quen với quang cảnh, giáo viên, học sinh trongtrường tiểu học.Bưu điện- Làm quen với công việc của bưu tá- Quang cảnh của bưu điệnXưởng mộcLàm quen với công việc của thợ mộcCánh đồngTrại chăn nuôiLàm quen với công việc nhà nôngDoanh trại bộ độiĐồn công anLàm quen với bộ đội, công an - những người bảo vệ, giữgìn đất nướcBác Hồ- Di tích lịch sử vềBác Hồ ở địa phương[nếu có]- Bảo tàng về Bác[nếu có]- Lăng Bác [Nhữngtrường hợp có điềukiện]Giới thiệu về cuộc đời, hoạt động của Bác Hồ. Giáo dụctình cảm yêu quý, biết ơn Bác.Quêhương,đất nước- Danh lam, thắngcảnh có ở địa phương- Di tích lịch sử, vănhoá có ở địa phương.- Cơ sở sản xuất [làngnghề]Giới thiệu về quê hương. Giáo dục lòng tự hào đối với quêhương2.3. Cách tiến hành* Chuẩn bị:Tổ chức cho trẻ đi tham quan khó hơn rất nhiều so với việc tổ chức giờ học hay hoạt động ngoàitrời. Kết quả của tham quan phụ thuộc vào việc giáo viên và trẻ có chuẩn bị cẩn thận cho buổi thamquan hay không.- Chuẩn bị của giáo viên:+ Khi lên kế hoạch, giáo viên cần xác định rõ đề tài, mục đích cụ thể hoá nội dung buổi thamquan.+ Tìm hiểu trước nơi sẽ đến tham quan: đối với nơi tham quan là môi trường xã hội, công trìnhcông cộng, giáo viên cần liên hệ trước, trao đổi, thoả thuận kế hoạch, nội dung tham quan với ngườicó trách nhiệm tiếp đón. Đối với nơi tham quan là môi trường tự nhiên, giáo viên cần nắm đượcnhững nơi cần giới thiệu với trẻ, nơi cho trẻ quan sát, nghỉ ngơi, nơi tổ chức các trò chơi hoặc nơi cóthể hoạt động cá nhân v.v...+ Chuẩn bị chu đáo phương tiện đi lại [nếu đi tham quan xa trường], các đồ dùng, dụng cụmang theo [mũ, nón, nước uống, các loại thuốc thông dụng, đồ chơi có thể được chơi...].71 + Nghĩ trước các biện pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ tham quan. Để cho buổi tham quan hấp dẫntrẻ, tạo cho trẻ vui sướng, thích thú, giáo viên sưu tầm, nghĩ trước các bài thơ, câu đố, bài hát liênquan đến đề tài tham quan để đọc, hát, đố trẻ.- Chuẩn bị của trẻ:+ Chuẩn bị tâm thế trước khi đi tham quan: Vài ngày trước khi đi tham quan, giáo viên tròchuyện, thảo luận với trẻ để tạo cho trẻ hứng thú, phấn khởi, mong muốn, chờ đón buổi tham quan.Trẻ cần biết chúng được đi đâu, xem gì, và cần mang gì đi.+ Cần chú ý đến ăn mặc của trẻ khi đi tham quan. Quần áo, trang phục phải phù hợp với thờitiết, phải nhẹ nhàng, gọn gàng, không quá diêm dúa.+ Thu hút trẻ cùng giáo viên chuẩn bị đồ dùng dụng cụ, đồ chơi cần thiết cho buổi tham quan,chuẩn bị giỏ, túi... để đựng những vật [lá cây, hạt...] sưu tầm được khi đi tham quan để mang vềlớp, phục vụ các hoạt động trong lớp, công việc này đặc biệt làm cho trẻ thích thú.* Tổ chức tham quan [hướng dẫn]Trong buổi tham quan, giáo viên tổ chức linh hoạt các hoạt động [phương pháp khác nhau]:quan sát tập thể, quan sát theo nhóm, theo cá nhân, trò chuyện, đàm thoại, thu nhặt lá cây, quả,hạt..., chơi với đồ chơi mang theo, tổ chức văn nghệ, nghe nói chuyện v.v.- Chuẩn bị lên đường đi tham quan, giáo viên tập hợp trẻ để dặn dò, giao nhiệm vụ cho trẻ.- Đến nơi tham quan:+ Để thời gian cho trẻ quan sát, nhìn ngó xung quanh, bộc lộ sự ngạc nhiên, thích thú, sungsướng.+ Tổ chức quan sát tập thể: Đối với nơi tham quan là môi trường tự nhiên, giáo viên phải thựchiện các nhiệm vụ, nội dung trọng tâm của buổi tham quan. Giới thiệu về nơi tham quan, giúp trẻphát hiện các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Để tổ chức quan sát đạt kết quả tốt, giáoviên sử dụng phối hợp linh hoạt các biện pháp khác nhau như câu hỏi, câu đố, thơ, hành động mô tả,biện pháp trò chơi trao đổi, giao lưu, chia sẻ v.v. Đặc biệt giáo viên cần sử dụng các câu hỏi hướngchú ý của trẻ vào đối tượng, câu hỏi so sánh tìm ra những dấu hiệu giống và khác nhau cũng nhưcác câu hỏi nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng [nếu nơi tham quan là môi trường tựnhiên]; giáo viên sử dụng các câu hỏi hướng chú ý vào công việc, vào dụng cụ, vào thái độ và kếtquả công việc của đối tượng quan sát [nếu nơi tham quan là môi trường xã hội, là con người]. Việcsử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích, nội dungvà tính chất của buổi tham quan.+ Tổ chức quan sát cá nhân, hoặc theo nhóm.Tổ chức cho trẻ quan sát tập thể tại nơi tham quan, nhằm thoả mãn nhu cầu tò mò, ham hiểubiết, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, giáo dục tình cảm gần gũi, thiện cảm,quan tâm đến môi trường xung quanh. Ở thời điểm này, giáo viên cần bao quát trẻ, có tác động kịpthời khi cần thiết. Giáo viên có thể tham gia cùng với cá nhân trẻ hoặc với một nhóm.72 + Tổ chức sưu tầm, thu nhặt nguyên, vật liệu thiên nhiên: lá cây, hạt, quả, sỏi, vỏ sò, vỏ trai, ốcv.v... [nếu nơi tham quan là môi trường tự nhiên].+ Tổ chức các trò chơi, hoạt động văn nghệ giao lưu [nếu nơi tham quan là môi trường xã hội].* Công việc sau tham quan:Kiến thức mà trẻ nhận được trong buổi tham quan được củng cố, mở rộng, được khắc sâu hơntrên các giờ học, giờ chơi hay hoạt động trong góc thiên nhiên. Ngay sau khi đi tham quan về, cácnguyên, vật liệu thiên nhiên mà trẻ thu nhặt được cần được trưng bày trong góc thiên nhiên để trẻtiếp tục quan sát, sử dụng sau đó. 2-3 ngày sau khi đi tham quan, giáo viên tổ chức cho trẻ vẽ, nặn,chơi các trò chơi, đọc các tác phẩm văn học về các nội dung liên quan đến tham quan, nghe trẻ kểchuyện về những gì trẻ đã thấy khi tham quan. Cuối cùng, giáo viên tổ chức cuộc đàm thoại về nộidung tham quan. Khi lên kế hoạch đàm thoại, giáo viên cần đặt các câu hỏi gợi cho trẻ nhớ lại trìnhtự buổi tham quan, nhấn mạnh đến những thời điểm quan trọng, các mối liên hệ, những ấn tượngsâu sắc của trẻ.3. Hoạt động ở các gócLớp học trường mầm non được bố trí theo các góc để cho trẻ hoạt động. Góc hoạt động là khuvực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tích cực hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm nhỏ theohứng thú, nhu cầu của bản thân.Hoạt động ở các góc là một trong các hình thức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanhđược tổ chức hằng ngày trong các góc hoạt động của trẻ trong lớp.3.1. Mục đích- Thoả mãn nhu cầu chơi, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu được hoạt động củatrẻ.- Cung cấp, củng cố kiến thức, tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong cáchoạt động, rèn luyện, phát triển các kỹ năng nhận thức, các kỹ năng xã hội [kỹ năng phân tích, sosánh, khái quát hoá, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ đến cùng, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ nănggiao tiếp phù hợp với hoàn cảnh, kỹ năng chia sẻ, bộc lộ cảm xúc, kỹ năng thực hành sử dụng mộtsố đồ dùng, dụng cụ...]- Tạo cơ hội cho trẻ phát triển các ý tưởng sáng tạo.3.2. Nội dungTuỳ thuộc vào từng chủ đề, tuỳ thuộc vào hứng thú, kinh nghiệm của trẻ, giáo viên có thể tổchức các hoạt động trong các góc khác nhau.* Góc chơi đóng vai: Trẻ chơi các trò chơi phản ánh lao động, sinh hoạt, cuộc sống của ngườilớn như trò chơi: "Gia đình", "Bệnh viện", "Cô giáo", " Cửa hàng may đo", "Bán hàng", "Tiệm cắttóc", " Nhà hàng", " Rạp hát", v.v... Qua các trò chơi đóng vai, giáo viên có thể cung cấp, củng cố73 những kiến thức về cuộc sống xã hội, về các sự vật của môi trường xung quanh cho trẻ và đặc biệtlưu ý đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ.* Góc chơi xây dựng lắp ghép: Trẻ chơi các trò chơi xây dựng, lắp ghép các mô hình về rừngcây, trại chăn nuôi, trường học, lăng Bác, công viên, mô hình về đường phố v.v... Với các trò chơinày, giáo viên có thể củng cố những kiến thức cho trẻ về nhiều lĩnh vực khác nhau tuỳ theo nội dungcủa trò chơi, phát triển trí nhớ, khả năng mô hình hoá ở trẻ, giúp trẻ tích cực vận dụng hiểu biết,kinh nghiệm trong hoạt động.* Góc thiên nhiên: có thể tổ chức các hoạt động khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khámphá, trải nghiệm, thực hành các nhiệm vụ lao động đơn giản, vừa sức, hình thành ở trẻ tình yêu, sựgắn bó, quan tâm, thân thiện với thiên nhiên.- Quan sát, phát hiện những điều mới lạ, những biểu hiện khác thường của động, thực vật tronggóc thiên nhiên, đưa ra nhận xét, phân tích, phán đoán và cách giải quyết có thể.- Đo chiều cao của thân cây, đếm số lá của cây non, số nụ, số hoa của cây để thấy được sự thayđổi, sự phát triển của cây.- Chăm sóc cây, con vật; lau lá cây, tưới cây, xới đất; cho cá, chim ăn, thay nước bể cá, dọnmáng [bát] ăn của chim v.v...- Chơi với cát, nước, sỏi, vỏ ốc, vỏ sò, các loại hạt, lá cây...- Làm album về động vật, thực vật, hiện tượng thiên nhiên, về các mùa,v.v...- Làm lịch theo dõi sự phát triển của cây, của thời tiết, sự bay hơi của nước v.v...- Làm các thí nghiệm với thực vật, động vật, thiên nhiên vô sinh: Hạt nảy mầm, cây cần nước[ánh sáng, không khí] hay không? Sự phát triển của cây, con vật [mèo, chim, cá...] ăn gì, không ăngì, thích ăn gì nhất, nước bốc hơi, nước đổi màu, tan − không tan, vật nổi, vật chìm v.v....- Đo nước, cân các vật, xem các vật nhỏ bé qua kính lúp.- Lau chùi các kệ để cây, để các bộ sưu tập trong góc thiên nhiên.* Góc tạo hình: Trẻ thực hiện các hoạt động: vẽ, nặn, xé dán, thổi màu nước, tô màu, làmalbum... theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ về các đề tài khác nhau tuỳ theo chủ đề và theo ý thích củatrẻ. Thông qua các hoạt động này, trẻ được củng cố những kiến thức, khắc sâu biểu tượng về các sựvật, hiện tượng xung quanh, có cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, bộc lộ ý tưởng sáng tạo vàxúc cảm thẩm mỹ của mình.* Góc sách [góc thư viện...] − góc học tập.- Trẻ xem các truyện tranh, xem tranh ảnh, mô hình, kết hợp trò chuyện, trao đổi nhiều nộidung khác nhau phù hợp với chủ đề và ý thích của trẻ.- Nghe cô đọc truyện, đọc sách khoa học [về thế giới động vật, thực vật, về các hiện tượng thiênnhiên như: lũ lụt, bão, động đất, giông, các hành tinh, về cuộc sống xã hội].- Sử dụng máy tính [ở những lớp có điều kiện].- Làm sách, tranh.- Cùng sáng tác truyện, thơ, câu đố...74

Video liên quan

Chủ Đề