Cây xà cừ sống ở đâu

Cây xà cừ là loại cây trồng cho các công trình trọng điểm như trường học, cơ quan, bệnh viện,..Chúng được trồng chủ yếu để lấy bóng che, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Một số vùng quê, loài thực vật này được trồng để lấy gỗ chế tạo các vật dụng hằng ngày. Ngày nay, cây xà cừ được biết đến với nhiều lợi ích về kinh tế trong đời sống.

Đặc điểm

Cây xà cừ còn được dân gian gọi quen với tên sọ khỉ, trong khoa học chúng là Khaya senegalensis. Loài thực vật này thuộc họ với Xoan và mọc nhiều ở Berlin Đức.

Số khác còn được tìm thấy chủ yếu là ở Sudan hay các nước Trung Phi.

Vì thuộc họ thân gỗ nên thân của chúng cực kỳ cứng cáp và chắc chắn. Chiều cao của mỗi cây trưởng thành trung bình sẽ là khoảng 25-45m.

Trong đó, phần thân đường kính sẽ vào khoảng từ 1-2m, đối với loài mọc lâu năm hoặc trong rừng. Thân của chúng được phân hóa thành nhiều cành và nhánh khác nhau tỏa ra xung quanh.

Vỏ cây xà cừ trưởng thành sẽ có màu xám hơi pha đen, khá sần sùi.  Lớp sần này lâu ngày sẽ bị bong tróc ra khỏi thân như dạng tế bào chết.

Gỗ của cây có màu hồng hơi đỏ tựa như màu của gỗ bạch dương khi đốn tươi.

Lá của chúng khi mọc sẽ đối xứng hai bên, là dạng lá kép hình khá giống lông chim, xanh bóng. Đến mùa hoa, hoa của cây sẽ được mọc ra từ nách lá và thường sẽ có 2-3 bông một chùm.

Chúng xuất hiện hoa chủ yếu là từ khoảng tháng 4 – 6 trong năm.

Cây xà cừ thuộc loài ưa sáng, tán vươn cao để đón ánh nắng mặt trời. Khi trồng nhanh cho cây trưởng thành, có thể phát triển cả trong công trường bê tông.

Nếu chọn một nơi phù hợp với loài cây này thì chắc chắn đó là miền trung. Bởi cây có thể phát triển tốt kể cả trong đất cát ở ven biển nghèo chất dinh dưỡng.

Công dụng

Nhắc đến công dụng cây xà cừ, người ta nghĩ ngay đến việc lấy bóng mát. Có thể nói, hầu hết các công trình quan trọng đều xuất hiện loài cây này.

Chúng không chỉ giúp thành phố xanh hơn, sạch hơn mà còn là nơi tạo bóng mát. Giá thành của chúng không quá đắt, nên chúng phổ biến hơn một số loài thực vật công trình khác.

Ngoài ra, gỗ từ loài thực vật này cũng đem lại nhiều giá trị kinh tế cao. Vì gỗ của chúng có màu đỏ nên được dùng để làm bàn ghế, đóng tủ,…Một số được sử dụng để làm nhà hoặc làm ván để đóng thuyền.

Trong dân gian, cây xà cừ là bài thuốc được truyền tai nhau khá nhiều để chữa bệnh:

Đầu tiên là ghẻ lở, vỏ của loài cây này đem đi đập nát và giã nhuyễn để nấu lấy nước tắm. Chúng có khả năng trị viêm nhiễm và làm lành vết thương nhanh chóng.

Kiên trì sử dụng để có được công dụng hiệu quả nhất thay cho thuốc tây.

Vỏ xà cừ có thể chữa được bệnh ho khan lâu ngày nhờ bài thuốc: Cạo lớp vàng trên vỏ, thêm một chút mật ong và quất [cam] sau đó chưng lên.

Uống liên tục vào sáng và tối hằng ngày, kiên trì trong 1 tuần để giảm ho.

Nếu bị các triệu chứng sưng thì có thể giã lá của loài thực vật này, thêm chút muối hột đắp lên. Bạn cũng có thể sử dụng quả của cây ép sau lấy nước rồi cho chút muối thoa lên vùng sưng tím.

Kỹ thuật trồng cây

Cây xà cừ vốn không cần phải yêu cầu kỹ thuật trồng quá nhiều bởi chúng dễ thích nghi. Chúng có thể phát triển ở nhiều điều kiện khí hậu cũng như đất trồng.

Loài thực vật này được nhân giống chủ yếu nhờ phương pháp chiết hoặc giâm. Nhiều trang trại cây cũng áp dụng hình thức gieo hạt nhưng thời gian lâu hơn.

Trước khi trồng nên chú ý các điều kiện sinh trưởng:

·        Ánh sáng: Nên lựa chỗ đất trồng có đầy đủ ánh nắng mặt trời để cây đẩy mạnh quang hợp.

·        Đất trồng: Nên chọn đất có độ ẩm vừa phải, vì cây có thể sống được trong cả môi trường đất cát.

·        Nhiệt độ: Chúng có thể sống trong môi trường có mức nhiệt giao động trong khoảng từ 25-30 độ C.

Nên chuẩn bị một hố nhỏ vừa đủ rộng để cây phát triển, sau đó tiến hành đổ phân chuồng. Cũng như sử dụng kèm mùn cưa hoặc trấu để tạo sự tơi xốp cho đất, giúp mầm dễ lớn.

Ngoài ra, nên sử dụng phân chuồng thay cho phân hóa học trong 1 tháng đầu tiên. Muốn bộ rễ của cây nhanh phát triển, nên cung cấp nước 1 lần/ngày. Sau giai đoạn đầu, bạn không cần phải tưới nước quá nhiều chúng vẫn sẽ phát triển.

Kỹ thuật chăm sóc cây

Cây xà cừ có rất ít sâu bệnh gây hại vì thân gỗ và khá cứng chắc. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số loại sâu bệnh hại cần được khắc phục như: Hypsipyla robusta hay  Xanthomonas khaye.

Điều này sẽ khiến chúng dễ bị chảy nhựa ở thân hoặc cành và dễ xuất hiện các cục u. Trong giai đoạn đầu bạn nên sử dụng thuốc để phòng ngừa ở các cây non. Bởi đây là giai đoạn rất dễ nhiễm sâu bệnh vì cây còn yếu chưa cứng cáp.

Thường xuyên chú ý để phần lá của cây, để chúng không xuất hiện các bệnh lá và mối mọt.

Chú ý chăm sóc thật kỹ vào giai đoạn từ khoảng 2-3 tháng đầu [giai đoạn lên mầm]. Tiếp đó là giai đoạn từ khoảng tháng 8-9 để cây bước vào thời kỳ sinh cành và nhánh.

Nước nên tưới vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tuyệt đối không nên tưới vào buổi trưa. Cây trưởng thành có thể tưới hai ngày một lần, cây vẫn sẽ không bị héo.

Chú ý độ pH cho đất trồng nên khoảng ở mức 6, không nên quá nhiều H+ hoặc quá nhiều OH-.

Nên chăm tỉa cảnh để cây vươn cao hơn cũng như loại bỏ mầm bệnh sâu hại cho cây.

Kết luận

Cây xà cừ vốn là loài thực vật được trồng nhiều để tạo cảnh quan và tạo bóng mát. Ngoài ra, chúng còn dùng làm rừng chắn phòng hộ, chống xói mòn đất.

Cây như máy lọc khí, tạo sự trong lành cho môi trường đô thị ô nhiễm  Thêm vào đó, chúng còn được ứng dụng nhiều trong y học chữa bệnh thông thường.

Đó cũng chính là nguyên nhân, những trường học, bệnh viện, khu đô thị đều trồng chúng. Bạn có thể tìm mua cây tại các trang trại cây trồng công trình.

Cây xà cừ là cây gỗ được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng đồi núi, các nơi trồng rừng phòng hộ và một số nơi khác. Biết đến là cây với nhiều lợi ích, từ lợi ích về kinh tế, về môi trường cảnh quan cho đến làm cây thuốc nên cây xà cừ được trồng nhiều với diện tích lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!

  • Cây xà cừ có tên thường gọi là: Xà cừ
  • Với tên gọi khác là: sọ khỉ.
  • Cây xà cừ có tên khoa học: Khaya senegalensis
  • Cây thuộc họ:  Meliaceae [Xoan] Xà cừ mọc tự nhiên ở như BerlinBurkina Faso,  Cộng hòa Trung Phi,  Sudan, Việt Nam và một số nơi khác.
Hình ảnh cây xà cừ

Đặc điểm hình thái của cây xà cừ

Xà cừ thuộc loại cây thân gỗ với chiều cao trung bình từ 25 đến 45m và đường kính thân vào khoảng từ 0,9 đến 2,1 m. Cây xà cừ có thân cứng với nhiều nhánh và cành lớn mọc ra từ thân, có nhiều các lớp gỗ. Bên ngoài là lớp vỏ sần sùi có màu xám đen. Lớp bên ngoài sần sùi dạng các chiếc vảy hình tròn, bầu dục và lâu ngày sẽ rụng ra khỏi thân chính.Phần gỗ bên trong thân cây xà cừ có màu đỏ hồng.

Lá của cây xà cừ có màu xanh bóng, các lá mọc đối nhau, lá kép lông chim với cuống lá dài. Hoa cây xà cừ có màu trắng nở thành từng cụm, mỗi chùm hoa được kết hợp bởi các cánh hoa nhỏ đính với nhau. Hoa xà cừ thường nở vào mùa nắng, khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.

Quả của cây xà cừ thuộc dạng quả nang, khi chín sẽ tách ra thành các mảnh, vỏ quả cứng và có màu nâu xám.

Cây xà cừ thường được trồng làm cây bóng mát

Đặc điểm sinh thái của cây xà cừ

Cây xà cừ là loại có sự sinh trưởng và phát triển mạnh, là loại cây trồng ưa nắng, thích hợp ở những nơi đồi núi hoặc rừng phòng hộ.

  • Là cây có sự sống và tỷ lệ nảy mầm cao khi trồng bằng hạt.
  • Là cây thích ứng với nhiều loại đất và nhiều loại môi trường khác nhau.
  • Dễ trồng và dễ chăm sóc, ít sâu và bệnh hại.
  • Cây sống được trong môi trường khô hạn, thiếu nước ở mức độ cao.

Công dụng đầu tiên đối với cây xà cừ là làm trong lành môi trường, cây được trồng ở nhiều nơi trên đường phố, trường học, công viên những khu đô thị, khu vui chơi giải trí nhằm mang lại bóng mát, cải tạo được môi trường không khí xung quanh, giảm thiểu sức nóng của toàn cầu, và khói bụi của đường phố, xe cộ. Ngoài ra cây còn là cây xanh cảnh quan tạo vẻ đẹp cho không gian, môi trường xung quanh.

Cây giống cây xà cừ

Vì là cây gỗ lâu năm nên cây xà cừ được trồng để lấy gỗ mang lại lợi ích kinh tế cao, gỗ của xà cừ có thể sử dụng trong làm ghế, giường, đóng tàu và một số đồ dùng bằng gỗ khác. Vì thế mà cây xà cừ đã và đang đóng góp và làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống của bà con trồng cây. Là cây phòng hộ và chống xói mòn rất tốt vì rễ cây bám chặt và sâu, vì thế cây được trồng tên các đồi núi rất tốt.

Ngoài tác dụng về cây xanh, xà cừ còn có thể chữa một số các bệnh dân gian, các bài thuốc trong đông y. Một số bệnh chữa sử dụng từ cây xà cừ như

Bệnh ghẻ: Vỏ xà cừ được ứng dụng trong chữa bệnh ghẻ, bằng cách đun sôi và dùng nước tắm từ vỏ có thể chữa được bệnh ghẻ. Lưu ý khi dùng liều lượng vỏ tắm với nước phải cân đối với trẻ em cũng như người lớn để chữa bệnh một cách hợp lý nhất.

Bệnh ho: Phần vỏ màu vàng của cây xà cừ có thể chữa được bệnh ho, kết hợp với ngâm với quất và mật ong. Theo bài thuốc thì có thể chữa được bệnh ho hiệu quả.

Chữa sưng, viêm, đau: Phần lá non của cây xà cừ có thể chữa được sung, viêm, đau, nhức. Bằng cách kết hợp giã và ngâm cùng rượu và đắp lên vùng bị viêm, sưng. Cách làm này sẽ làm giảm sưng và viêm.

Ngoài ra còn có các tác dụng khác như: các bộ phận, thân, vỏ, lá, quả, hạt đều có tác dụng trong y học, chữa bệnh. Điều đặc biệt là hạt của xà cừ có thể chế biến ép lấy dầu sử dụng trong dầu đánh cá khá hiệu quả, hoặc dầu ăn.

Cây xà cừ còn được trồng làm tăng cảnh quan đô thị

Chọn cây xà cừ giống

Nếu trồng bằng hạt thì chúng ta nên chọn hạt ở cây có độ tuổi trên 16 năm. Cây được chọn lấy hạt phải khỏe mạnh, cây sinh trưởng tốt, có sức chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận tốt và thân dáng cây đẹp. Hạt phải được chọn từ quả chín. Nếu trồng bằng cây giống cũng chọn cây giống khỏe mạnh nhất.

Cách trồng cây xà cừ

Chọn thời gian trồng và khoảng cách trồng.

Cây xà cừ thích hợp trồng ở nhiều thời gian trong năm. Thời điểm tốt nhất là đâu vào mùa mưa. Mật độ: 625 cây/ha, cây cách cây 4 đến 5m. hàng cách hàng 3,5m.

Chọn đất và đào hố

Đất có độ thoáng tơi xốp, và có sự thoát nước tốt. Hố trồng có khoảng cách độ sâu và chiều rộng. 40x40x40cm. Chuẩn bị hố trước khi trồng là 9 ngày. Bón thêm 0,1 đến 0,2kgNPK/1 hố.

Trước tiên gieo hạt chúng ta phải tiến hành ngâm hạt khoảng 60 phút sau đó lấy hạt ra và ủ hạt bằng vải hoặc khăn ướt để nơi mát. Rưới nước cho hạt mỗi ngày để hạt lun có độ ẩm nhất định. Sau 4 ngày hạt bắt đầu nứt và chúng ta sẽ tiến hành gieo hạt vào ô bầu hoặc túi bầu. Túi bầu là dạng có các lỗ thoát nước, đất đóng bầu là hỗn hợp đất và phân hữu cơ, phân lân hoặc phân chuồng. Đợi một thời gian khi cây bắt đầu mọc và cho lá, cây giống cao tầm 50 đến 60cm bắt đầu đánh cây ra các hố trồng. Chuẩn bị hố trồng xong, đặt bầu cây xuống, lưu ý khi đặt chúng ta phải tháo vỏ bầu và cắt rễ thừa bên ngoài, bên dưới vỏ bầu. Mặt đất cách mặt bầu 7 dến 8cm Đặt xong bẫu xuống chúng ta lấp đất xuống và nén chặt để cây không bị ngã nghiêng. Có thể dùng thêm cây chống.

Nếu đất khô có thể tưới thêm nước, tuy nhiên không tưới đẫm quá. Quan sát quá trình sinh trưởng và sâu bệnh hại để kịp thời xử lý ngay

Cây xà cừ còn được trồng làm tăng cảnh quan đô thị

Cách chăm sóc cây xà cừ

Nước tưới: Khi cây còn non chúng ta nên tưới sáng 1 lần, chiều 1 lần là tốt nhất. Khi cây trưởng thành và cứng cáp thì chúng ta có thể hạ xuống tưới 1 lần.

Ánh sáng: Cây ưa nắng và cần ánh sáng nhiều nên trồng ở nơi có nắng.

Độ ẩm: 60 -80%

Nhiệt độ : Thích hợp là 25 đến 35 độ C.

Độ pH khoảng 6.

Tiến hành phát quang cỏ dại và tạo môi trường thoáng cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Chăm sóc vào các giai đoạn tháng 2-3 và  tháng 8-9

Tiến hành cắt tỉa các cành lá sâu bệnh hại và vun gốc ở thời điểm cây đang sinh trưởng mạnh.

Là cây thân gỗ ít bị sâu bệnh hại, vì cây gỗ to lớn và tán rộng, tuy nhiên vẫn còn có một số bệnh sâu nhất định vẫn tồn tại. Tồn tại các loại sâu thuộc loài Hypsipyla robusta cắn .

Một số loài cành cứng Lytus spp. Loài vi khuẩn gây hại là Xanthomonas khaye.Gây chảy nhựa, và xuất hiện các u

Biện pháp khắc phục sâu bệnh 

Nên có các biện pháp phòng ngay từ lúc cây non trong vườn giống. Nếu phát hiện cây bị bệnh phải tìm thuốc đặc trị để xử lý ngay. Để phòng trừ nấm chúng ta có thể sử dụng Booc đo 1%  hình thức sử dụng là Phun phun đều lên trên mặt lá, 1 lít/m2, 2 tuần/1 lần

Thường xuyên quan sát và chăm sóc chăm bón tưới nước hợp lý.

Xà cừ là loại cây khá phổ biến ở nhiều nước trong đó có Việt Nam, là loại cây dễ trồng có tác dụng tạo bóng mát với diện tích lớn, làm không khí trong lành, làm rừng phòng hộ, chống xói mòn đất, tạo thu nhập cho người trồng và còn chữa được rất nhiều bệnh. Vì thế mà cây xà cừ được ưa chuộng và trồng nhiều.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây xà cừ. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề