Ram có dung lượng bao nhiêu tìm kiểm các loại RAM

quang tran 18/11/2021 16 bình luận

Kiểm tra RAM có thể giúp bạn xác định các thông tin về RAM như thông số, hãng RAM và mức dung lượng RAM. Ngoài ra, có thể dùng để xác định lỗi RAM, đặc biệt là khi RAM bị mất dung lượng hoặc tốc độ chậm hơn thông thường.

Dung lượng RAM thực tế sẽ không giống như hãng công bố, ví dụ RAM 4GB thì sẽ có 3,9GB khả dụng, RAM có 6GB sẽ có khoảng 5.88GB khả dụng. giải thích là do đơn vị tính khác biệt và nhà sản xuất làm tròn cho người dùng dễ nhớ hơn.

Bus RAM là độ lớn của kênh truyền dữ liệu bên trong RAM, tốc độ càng lớn thì xử lý càng nhanh.

Có rất nhiều cách mở công cụ Windows Memory Diagnostic trên Windows, tuy nhiên mình sẽ hướng dẫn một cách chung nhất, áp dụng cho tất cả các phiên bản máy tính, PC chạy hệ điều hành Windows.

Cách 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R và điền lệnh mdsched.exe > Bấm OK.

Cách 2: Tại Control Panel chọn Administrative Tools.

Hộp thoại Administrative Tools hiện ra và chọn Windows Memory Diagnostic.

Công cụ kiểm tra RAM đã được kích hoạt. Nhấn Restart now and check for problems [recommended] để bắt đầu khởi động lại máy tính kiểm tra lỗi.

Lúc này máy tính của bạn sẽ khởi động lại, công cụ Windows Memory Diagnostic Tool bắt đầu được kích hoạt và bắt đầu kiểm tra lỗi RAM trên máy tính của bạn.

Sau khi chạy xong chương trình, máy tính sẽ khởi động lại một lần nữa. Nếu bạn muốn xem kỹ hơn về các thông báo thì bạn có thể mở Windows Logs ra để xem.

Cách mở Windows Logs:

Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Điền vào từ khoá eventvwr.msc.

Bước 2: Nhấn vào Windows Logs > Chọn System > Nhấn vào Find.

Bước 3: Nhập MemoryDiagnostic vào ô Find what > Nhấn vào Find Next để tìm kiếm.

Và đây là kết quả, như trong hình có chữ no errors tức nghĩa RAM vẫn bình thường, nếu máy tính có báo lỗi nghĩa là RAM có vấn đề cần khắc phục.

Bước 1: Tải phần mềm MemTest86 TẠI ĐÂY.

Bước 2: Tạo USB Boot, tải MemTest86 sau đó chuyển MemTest86 vào USB [được gọi là USB Boot].

Để tạo USB Boot, bạn hãy mở MemTest86 đã tải về > Nhấn I Agree.

Bước 3: Tại phần Select your USB Flash Drive bạn lựa chọn ổ USB > Nhấn vào Create để nó tạo khả năng boot cho USB.

Sau khi chương trình chạy xong thì bạn đã có một chiếc USB có khả năng boot để test RAM.

Bước 4: Kiểm tra RAM bằng MemTest86.

Bước 5: Lúc này MemTest86 sẽ tiến hành kiểm tra RAM trên thiết bị người dùng.

Nếu kết quả không phát hiện ra lỗi nào thì có nghĩa là bộ nhớ RAM trên hệ thống vẫn đang hoạt động ổn định. Ngược lại, nếu có lỗi thì rất có thể do RAM trên máy tính của bạn đã có vấn đề.

Nhấn chuột phải vào This PC > Chọn Properties.

Thông tin về dung lượng RAM của bạn được hiện lên.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập dxdiag > Chọn OK.

Thông tin về RAM được hiện lên như trên hình ở phần Memory.

Bước 1: Download phần mềm CPU-Z: TẠI ĐÂY.

Bước 2: Mở phần mềm lên và di chuyển đến tab Memory, thông số RAM sẽ xuất hiện ở đây.

Bước 1: Bấm Windows + S > Gõ Task Manager > Enter.

Bước 2: Bấm vào Performance > Memory > Xem phần In use để biết lượng RAM được được sử dụng, xem phần Speed để biết Bus của RAM, nếu Bus thấp hơn thông số công bố của nhà sản xuất thì RAM đang có vấn đề.

- Giải phóng RAM và kiểm tra lại các cách trên xem RAM đã ổn định chưa

- Tháo RAM ra, vệ sinh khe RAM và bề mặt tiếp xúc RAM sau đó lắp lại.

- Bạn nên đem máy tính đi bảo hành, sửa chữa tại trung tâm uy tín.

Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ cung cấp cho bạn những bước để test RAM và kiểm tra dung lượng RAM của máy tính một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Trong bài này sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin về RAM cũng như cách nó vận hành trên máy tính của bạn.

RAM là gì?

RAM [Random Access Memory] là một loại bộ nhớ khả biến cho phép đọc - ghi ngẫu nhiên dữ liệu đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ của bộ nhớ. Tất cả mọi thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ mất đi khi không còn nguồn điện cung cấp.

RAM được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong các thiết bị điện tử như máy chủ, PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy in.

Xem thêm: Bộ nhớ ROM là gì? Chú ý gì khi chọn bộ nhớ ROM khi mua điện thoại, máy tính?

Cấu tạo của RAM

RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, transistor... chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM.

Lát cắt thực tế cho thấy mạch in giúp RAM hoạt động có đến 6 lớp, tùy từng loại RAM mà nhà sản xuất thiết kế mạch in 6 lớp hoặc nhiều hơn.

Mỗi RAM được tích hợp nhiều chip nhớ ở hai mặt, một mặt như hình dưới đây.

Các chân tiếp xúc giữa RAM với Main của thiết bị được mạ vàng để tiếp xúc tốt hơn và không bị oxi hóa theo thời gian.

Xem thêm: Cách kiểm tra RAM máy tính mới và đơn giản nhất

RAM hoạt động ra sao?

Trong điện thoại, máy tính, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.

Dựa vào chức năng mà RAM được chia làm 2 loại, SRAM và DRAM. SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh [Static RAM] loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. Khác với SRAM, DRAM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.

Ý nghĩa các thông số của RAM

Các thông số của RAM bao gồm bus RAM, dung lượng RAM, khi chọn mua RAM nâng cấp cho thiết bị, người dùng nên nghiên cứu bus RAM khi chọn mua để RAM có thể phối ưu với Main tối ưu nhất. Cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn qua phần dưới.

Bus RAM là gì?

Bus RAM được hiểu như độ lớn của kênh truyền dữ liệu tương tự như băng thông của các  gói internet mà các nhà mạng cung cấp cho chúng ta. Độ lớn của kênh truyền này càng rộng tức là tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. Bộ nhớ RAM được chia làm 2 loại, DDR RAM và SDRAM.

Bộ nhớ SDRAM [Synchronous Dynamic Random Access Memory] truy cập ngẫu nhiên đồng bộ. Bộ nhớ RAM loại này ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi nữa bởi công nghệ DDR RAM phát triển mạnh mẽ đẩy tốc độ truy xuất lên rất nhiều so với SDRAM.

Bộ nhớ RAM DDR cũng sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ trong quá trình hoạt động. DDR là viết tắt của từ Double Data Rate, tức RAM DDR có thể truyền được 2 đường dữ liệu trong cùng xung nhịp.

Xung nhịp thực, tốc độ truyền tối đa và Module bộ nhớ của một số loại RAM

Dung lượng RAM là gì?

Dung lượng bộ nhớ RAM đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động cũng như thời gian tương tác phản hồi của người sử dụng với ứng dụng. RAM càng lớn thì không gian lưu trữ nền càng lớn do đó máy sẽ hoạt động mượt mà và ổn định, không gặp phải tình trạng giật lag.

Đối với máy tính, và điện thoại, bộ nhớ RAM dùng để giúp hệ điều hành chạy đa nhiệm tốt hơn. Vì thế tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng nên chọn bộ nhớ RAM phù hợp. Hiện nay chỉ có RAM laptop có thể thay thế thuận tiện, còn RAM điện thoại và máy tính bảng do nhà sản xuất tích hợp trực tiếp lên main [bo mạch].

Đơn giản như vậy thôi, hy vọng bài viết này đã giải đáp được câu hỏi RAM là gì và những câu hỏi bên lề cho linh kiện phần cứng này. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

❓ RAM là gì?

RAMbộ nhớ lưu trữ tạm thời của thiết bị Random Access Memory người ta gọi tên ba chữ cái đầu tiên RAM

🤔 Cấu tạo của RAM laptop như thế nào?

RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, transistor... chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM

✨ Chức năng của RAM là gì?

Trong điện thoại, máy tính, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu

✨ Dung lượng của RAM có ý nghĩa gì?

RAM càng lớn thì không gian lưu trữ nền càng lớn do đó máy sẽ hoạt động mượt mà và ổn định, không gặp phải tình trạng giật lag và ngược lại

Video liên quan

Chủ Đề