So sánh ẩm thực xưa và nay

Ảnh: jamja.vn

Ẩm thực xưa và nay của người Việt trải qua một quá trình lịch sử lâu đời đã có nhiều chuyển biến. Dựa trên những văn hóa xưa ông bà ta đã không ngừng phát huy và tiếp thu cái mới từ đó cho ra đời một nền văn hóa ẩm thực Việt Nam vang danh với bạn bè năm châu.

Ẩm Thực Việt Thời Xưa Với Những Đặc Trưng Văn Hóa Của Từng Nơi, Từng Vùng

Ảnh: jamja.vn

Trải dài dọc theo mảnh đất hình chữ S từ Bắc ra Nam với 54 dân tộc anh em nền ẩm thực Việt truyền thống vô cùng phong phú không ai có thể kể hết được. Người Việt luôn gìn giữ những nét riêng về ẩm thực thời xưa là:

Người Việt Nam thời xưa thường có thói quen ăn nhạt nên các món ăn thường không quá đậm vị. Một phần do quan niệm ăn no mặc ấm trước kia nên các món ăn được chế biến khá đơn sơ. Sau này người Việt tạo nên hương vị riêng trong quá trình chế biến món ăn bằng cách pha trộn nhiều vị khi kết hợp đầy đủ các vị như chua, cay, mặn, ngọt tạo nên sự hài hòa và đặc biệt cho từng món ăn Việt.

Ẩm thực xưa và nay của người Việt đều mang tính cộng đồng khi mà các thành viên trong gia đình ngoài chén ăn riêng thì tất cả các món đều ăn chung. Tất cả các món ăn đều được dọn lên cùng một mâm cùng sự hiếu khách, cởi mở của người Việt trong mâm cơm. Sự mời chào nhiệt tình không chỉ thể hiện nét văn hóa của người Việt mà còn tạo nên ấn tượng sâu sắc với du khách quốc tế là điều thu hút về ẩm thực xưa và nay.

Ẩm Thực Việt Nam Ngày Nay Có Sự Giao Thoa Giữa Ẩm Thực Truyền Thống Với Những Tinh Túy Từ Nhiều Quốc Gia Trên Thế Giới

Ảnh: gonatour.vn

Ngày nay nền ẩm thực Việt đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn gữi được nét đậm đà bản sắc dân tộc. Ẩm thực Việt là sự kế thừa và phát huy từ những tinh hoa truyền thống mà không làm mất đi nền văn hóa mà tổ tiên lưu truyền bao đời.

DỰA TRÊN CÔNG THỨC TRUYỀN THỐNG ĐỂ BIẾN TẤU

Văn hóa ẩm thực từ các nước đã và đang có nhiều cơ hội du nhập vào Việt Nam nhờ sự phát triển của xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế. Ẩm thực Việt Nam được bạn bè thế giới đến nhiều hơn với những nét đặc trưng nổi bật chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam. Người Việt cũng trau chuốt và tỉ mỉ hơn trong từng món ăn bởi ẩm thực không chỉ đơn giản là ăn uống mà còn là văn hóa, là bản sắc riêng.

Người Việt không ngừng sáng tạo ra những món ăn độc đáo mang đến sự hài hòa và cân bằng khẩu vị hơn. Văn hóa ẩm thực đặc trưng, hấp dẫn của Việt Nam ngày nay được hình thành từ sự khéo léo giữa phương thức nấu nướng cùng cách chế biến và kinh nghiệm truyền thống vốn có.

CÁCH TRÌNH BÀY CHÚ TRỌNG HƠN

Nếu như trước đây người Việt chỉ chú trọng đến việc ăn no, ăn ngon và bổ dưỡng thì người nấu hiện nay với những món ăn truyền thống đã tạo nên những “tác phẩm nghệ thuật” hoàn hảo. Ẩm thực Việt hiện nay đã có sự hài hòa về màu sắc, cách bài trí và cân bằng mùi vị

ĐỀ CAO CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Ảnh: tintuctre.net

Ngày xưa người dân ít quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng bởi cuộc sống còn nhiều khó khăn nên thường chú trọng nhất là làm sao ăn đủ no. Hiện nay những đòi hỏi của con người cũng được cải thiện theo cuộc sống hiện đại khi ẩm thực không còn là “ăn no, mặc ấm” mà là ăn ngon, mặc đẹp”. Trong quá trình chế biến món ăn hiện nay người đầu bếp đã quan tâm hơn đến sự kết hợp các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo nguyên liệu tươi, ngon, không chất bảo quản hay thành phần độc hại.

Nền ẩm thực Việt ngày nay không phải sống để ăn mà là để hưởng thụ nên việc ăn uống khoa học là cách để bảo vệ sức khỏe mọi người, nâng cao sức đề kháng để tránh được mầm móng gây bệnh.

Lời Kết

Ẩm thực xưa và nay đều toát lên được nét tinh túy, độc đáo và hấp dẫn dù ít nhiều có những điểm khác nhau. Chỉ có ẩm thực Việt mới có thể mang lại những cảm nhận riêng mà bất kể ai đi đâu cũng không thể nào quên được hương vị quê nhà. Dù có trải qua thời gian ẩm thực xưa và nay của nước ta vẫn luôn có điểm nhấn đặc biệt không thể trộn lẫn hay mất đi trước bạn bè quốc tế.

Mọi thông tin liên hệ:

Đơn vị chủ quản

HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đơn vị giao dịch quảng cáo

CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM

Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: [+84] 839.66.33.00

Website: //amthucvietnam365.vn/

Fanpage: //www.facebook.com/amthucvietnam3652021

Email:

Tết khao

Chắc hẳn bạn còn nhớ cựu Tổng thống Mỹ  – ông Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 năm 2016 đã chọn ăn tại quán bún chả 20 năm tuổi trên phốThi Sách, Hà Nội.  Hay mới đây nhất, Thủ tướng Australia đã ăn bánh mì vỉa hè với giá chỉ 10.000 đồng trên đường Trần Văn Thành, TP. Đà Nẵng. Không khó để hiểu lý do tại sao nhưng vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài khi đến thăm Việt Nam đều chọn ăn những món ăn bình dị, đã có tuổi đời rất lâu, với mức giá rất rẻ. Ẩm thực Việt Nam xưa và nay ở cả 3 miền Bắc Trung Nam đều vô cùng phong phú và đa dạng. Không chỉ nổi tiếng khắp dải đất hình chữ S mà còn có tiếng tăm vang xa tận trời Tây. Bài viết này, hãy cùng JAMJA’s BLOG điểm lại những nét đẹp của ẩm thực Việt Nam cả thời xưa và nay, xem có gì đặc sắc và thú vị. Chắc chắn có nhiều điều bạn còn chưa biết đến đâu, nên hãy theo dõi để có thể khoe với người khác về ẩm thực vùng miền hay đất nước mình nhé.

Nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam thời xưa

Hãy cùng điểm qua một vài nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam thời xưa:

– Đa dạng: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, đất nước được chia làm 3 miền Bắc Trung Nam. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nhiều món ăn đặc trưng khác nhau. Tổng hòa lại, số món ăn của Việt Nam không thể kể hết được, rất đa dạng và phong phú.

– Đậm đà hương vị: người Việt có thói quen ăn khá mặn, đặc biệt là người dân miền Trung, do đó các món ăn đều rất đậm đà, không nhạt như khi ăn các món phương Tây.

– Tổng hòa nhiều vị: Mỗi món ăn của người Việt Nam từ xưa đều có khá nhiều vị, nhiều món còn có đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, béo.

– Cân bằng: các món ăn của người Việt thường quan tâm đến sự phù hợp giữa các hương vị, có khi món ăn phải có các nguyên liệu sao cho cân bằng âm dương mới được.

– Tính cộng đồng: nét đặc trưng này rất dễ nhận ra, trong những bữa cơm của người Việt từ xưa và đến cả ngày nay thì chỉ dùng riêng bát cơm, còn lại các món ăn, nước chấm đều bày chung trong một bát/đĩa.

– Hiếu khách: Những người ngoại quốc đến Việt Nam khi được tham gia vào mâm cơm gia đình đều khá ngạc nhiên vì mọi người thường sẽ có lời mời trước rồi mới ăn cơm.

Những nét đặc trưng này vẫn còn được lưu giữ đến tận ngày hôm nay, chưa hề phai nhạt, đó cũng chính là những điều gây ấn tượng đối với những người nước ngoài khi đến Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam thời nay

Ngày nay tuy ẩm thực nước ngoài du nhập vào nước ta, đặc biệt và ẩm thực Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và các nước phương Tây. Thế nhưng ẩm thực Việt Nam thời nay vẫn giữ vững được sự tinh túy vốn có ngày xưa. Song song với đó là sự sáng tạo không ngừng nghỉ của người dân, có một số món ăn được pha trộn giữa ẩm thực các nước, thế nhưng cái hồn của món ăn vẫn làm người ăn có thể nhận ra đó là món ăn của Việt Nam. Có chăng chỉ là cách bài trí món ăn mới lạ hơn, hấp dẫn hơn mà thôi.

Ẩm thực 3 miền Bắc Trung Nam

Giờ thì hãy cùng JAMJA’s BLOG điểm danh lại những món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam. Mỗi vùng miền lại có những món ăn ngon riêng, chúng ta sẽ đi từ Bắc vào Nam để khám phá xem món ăn ngon ở mỗi vùng miền nhé.

Đặc trưng ẩm thực Miền Bắc

Người miền Bắc thường ăn món ăn có vị vừa phải, không quá mặn cũng không quá cay và ngọt, tuy nhiên các món ăn có màu sắc khá sặc sỡ. Và Hà Nội chính là nơi lưu giữ những tinh hoa ẩm thực của miền Bắc. Sẽ thật đáng tiếc nếu không thử thưởng thức bún chả và phở Hà Nội, đây là hai món ăn có sức sống lâu bền tại thủ đô.

Nếu đến Hà Nội vào đúng mùa thu, hãy tìm mau cốm tươi được gói gém kỹ càng trong những chiếc lá sen, tỏa ra mùi thơm nức mũi. Sau đó bạn có thể về nhà chế biến thành nhiều món ăn ngon. Hoặc có thể mua những chiếc bánh cốm được người ta làm sẵn, miếng bánh dẻo thơm khiến ai ăn một lần đều không thể quên.

Đặc trưng ẩm thực miền Trung

Tuy quanh năm gặp thiên tai lũ lụt, do đó con người nơi đây luôn chắt chiu, tiết kiệm, tận dụng hết những gì tốt đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt khi ăn các món ăn của miền Trung, đó là vị mặn và cay. Cũng bởi thế mà các loại mắm tôm, mắm ruốc được người dân chế biến rất nhiều để có thể dùng kèm trong bữa ăn.

Nếu ở Hà Nội có bún chả, phở bò, thì ở Quảng Nam có món mì Quảng được làm từ sợi bột mì ngon bá cháy, làm say lòng thực khách, để rồi sau đó xuýt xoa khen ngợi không ngớt.

Bạn sẽ không thể bỏ qua ẩm thực cung đình Huế. Các món ăn được chế biến cầu kỳ, trình bày rất cẩn thận, trông đẹp như những tác phẩm nghệ thuật mà thực khách không nỡ phá hỏng.

Ngoài ra các món bánh của miền Trung cũng rất nổi tiếng như: bánh bột lọc Huế, bánh đập Quảng Nam, bánh xèo giòn rụm hay bánh tráng thịt heo Đà Nẵng…

Đặc trưng ẩm thực miền Nam

Các món ăn của miền Nam không đậm đà như miền Bắc và miền Trung. Người miền Nam rất thích ăn đồ ngọt, do đó thường nêm thêm đường vào món ăn. Đến miền Tây sông nước bạn nhất định phải thử cho bằng được cá lóc nướng trụi thơm ngon, cơm tấm sườn nướng, lẩu cá linh bông điền điển…

Và đặc biệt là món hủ tiếu chỉ có riêng ở miền Nam. Nước lèo trong veo, ngọt vị xương, sợi hủ tiếu dai ngon vừa ăn, kết hợp cùng với mực nướng, tôm khô và cả hành phi tạo nên món ăn tuyệt hảo. Và còn rất nhiều loại hủ tiếu khác cho bạn tha hồ lựa chọn.

Quay về Sài Thành đông đúc, hãy thử một lần trải nghiệm ẩm thực đường phố nơi đây, đảm bảo bạn sẽ ăn quên đường về đấy. Nào bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, ốc xào, nem lụi, ốc xào, ốc luộc, chè các loại….

Bài viết này JAMJA’s BLOG đã cùng bạn đi dọc mảnh đất chứ S, khám phá ẩm thực Việt Nam xưa và nay rồi nhé. Bạn còn có món nào chưa được thưởng thức, hãy lên kế hoạch đến và thưởng thức ngay kẻo sau này muốn đi cũng không thể nữa đâu.

Comments

comments

Tết khao

Video liên quan

Chủ Đề