Bầu kiên bị giam ở đâu

Thông báo mới đây từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín cho biết, cổ đông là ông Nguyễn Đức Kiên [“bầu” Kiên] vừa gửi thông báo đăng ký thoái toàn bộ 66.132 cổ phần với mệnh giá 1 triệu đồng [tương ứng phần vốn hơn 66 tỷ đồng]. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 21/8 đến 21/9, theo phương thức giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết.

Thông tin này không quá bất ngờ khi trước đó, “bầu” Kiên từng đăng ký bán toàn bộ số cổ phần này nhưng chưa thể thực hiện do chưa xong thủ tục lưu ký chứng khoán.

Thời gian gần đây, những thành viên trong gia đình ông bầu tai tiếng này cũng liên tục bán ra cổ phiếu VietBank. Từ ngày 24-25/7, bà Nguyễn Thúy Lan, ông Đào Văn Kiên và bà Nguyễn Thúy Hương đã thoái lần lượt 2,05%, 1,93% và 2,02% vốn của VietBank.

Mặc dù đang thụ án nhưng “bầu” Kiên vẫn sở hữu khối tài sản khủng tại Vietbank. Đặc biệt, bà Đặng Ngọc Lan - vợ “bầu” Kiên, hiện là thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này với sở hữu gần 15 triệu cổ phần [theo mệnh giá 10.000 đồng], tương 4,6% vốn điều lệ của VietBank.

Về Vietbank, trong nửa đầu năm 2018, nhà băng này có những tín hiệu khá khả quan về tình hình kinh doanh.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2018 của Vietbank, thu nhập lãi thuần đạt 541 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên thu nhập lãi thuần [thu nhập lãi thuần/thu nhập lãi] được cải thiện đáng kể khi tăng từ 27,7% lên 33,2%.

Tổng thu nhập hoạt động là 716 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 201 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm 2017.

Ông Nguyễn Đức Kiên, được biết tới với biệt danh “bầu” Kiên hay Kiên “bạc” là thành viên sáng lập của Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB. Ông cũng từng là lãnh đạo tại hàng loạt công ty như Công ty Thể thao ACB, Công ty Thiên Nam, CTCP du lịch Chợ Lớn, CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu, CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam…

“Bầu” Kiên là thành viên HĐQT ACB từ năm 1994, và cùng người thân sở hữu rất nhiều cổ phần tại ngân hàng này. Đến trước khi thôi nhiệm, vợ chồng ông và ba người em vẫn nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.

“Bầu” Kiên cũng từng có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long bank, Vietbank, Đại Á, Techcombank.

Tháng 8/2012, “bầu” Kiên bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ để làm rõ hành vi "cố ý làm trái", liên quan đến các hoạt động kinh tế. Với 4 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, “bầu” Kiên bị tuyên án 30 năm tù giam trong phiên sơ thẩm và bị tuyên án giữ nguyên án sơ thẩm trong phiên phúc thẩm vào cuối năm 2014.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Mã ngoại tệ Tên ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán
USD ĐÔ LA MỸ 23,080.00 23,110.00 23,300.00
GBP BẢNG ANH 0.00 28,756.00 0.00
EUR EURO 24,430.00 24,528.00 24,900.00
SGD ĐÔ SINGAPORE 16,647.00 16,756.00 17,010.00
HKD ĐÔ HONGKONG 0.00 0.00 0.00
JPY YÊN NHẬT 176.14 177.02 179.71
CAD ĐÔ CANADA 18,080.00 18,189.00 18,465.00
AUD ĐÔ LA ÚC 16,401.00 16,508.00 16,792.00
CHF FRANCE THỤY SĨ 0.00 23,916.00 0.00
KRW WON HÀN QUỐC 0.00 18.52 0.00
THB BẠT THÁI LAN 0.00 670.00 0.00
TWD ĐÔ LA ĐÀI LOAN 0.00 0.00 0.00
NZD ÐÔ LA NEW ZEALAND 0.00 14,918.00 0.00

Nguồn: ACB Bank

1table

Mua vào Bán ra SJC HCM 1-10L SJC Hà Nội DOJI HCM DOJI HN PNJ HCM PNJ Hà Nội Phú Qúy SJC Bảo Tín Minh Châu Mi Hồng EXIMBANK ACB SCB TPBANK GOLD
68,550250 69,450150
68,550250 69,470150
68,550200 69,350300
68,500250 69,350200
68,400100 69,400100
68,500200 69,500200
68,550200 69,350200
68,570200 69,330190
68,900200 69,250150
68,200200 69,200200
61,200 61,600
68,200100 69,200100
68,500250 69,350200
Cập nhật thời gian thực 24/24

3419

Nguồn: giavangsjc.net

  • 27, Tháng 05, 2022 | 08:12

  • 27, Tháng 05, 2022 | 14:03

  • 30, Tháng 05, 2022 | 16:19

  • 28, Tháng 05, 2022 | 11:51

  • 28, Tháng 05, 2022 | 16:20


Nguồn hình ảnh, kenh13.info

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Đức Kiên [Bầu Kiên] bị còng tay, xiềng chân trong lúc bị dẫn giải.

Việc xiềng chân khi dẫn giải bị cáo Nguyễn Đức Kiên [tức Bầu Kiên] tại phiên tòa xử ông và một số bị cáo khác ở Ngân hàng ACB là mang tính chất 'tiêu cực' giống như 'một sự ngược đãi', 'trù giập' đối với ông Kiên, theo một luật sư nhân quyền từ Việt Nam.

Hôm 16/4/2014, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã bị xiềng xích chân, trong khi tay bị còng mặc dù đã có ít nhất vài chục công an mặc cảnh phục áp giải kề cận tại phiên sơ thẩm xử ông Kiên và những bị cáo khác trong vụ án kinh tế ở Ngân hàng ACB.

Các hình ảnh được đăng tải trên truyền thông chính thức của nhà nước cho thấy ông Kiên bị xiềng chân và có thời điểm xuất hiện trước tòa trong một đôi dép lê 'tổ ong', được cho là khá 'nhếch nhác'.

Trả lời câu hỏi của BBC hôm 17/4 về việc liệu có hoàn toàn cần thiết và là điều bình thường hay không khi ông Kiên vừa phải bị còng tay, lại xích chân khi được dẫn giải đi trong ngày hầu tòa, luật sư Lê Thị Công Nhân nêu quan điểm:

"Câu hỏi liên quan đến sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và hình ảnh của ông bị đưa ra phiên tòa mà ông ấy cũng phát biểu tại phiên tòa là ông phản đối việc nhân viên trại giam T16 người ta xích cả chân ông ấy, ngoài việc còng tay,

"Theo tôi, việc ông Kiên phản đối là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì việc ngăn chặn một người nghi can của một vụ án, ngăn chặn một bị cáo để khỏi trường hợp giống như là trốn chạy, người ta thường áp dụng những biện pháp mạnh,

"Mạnh nhất có lẽ là xích chân, chỉ đối với trường hợp mà tính chất là côn đồ và manh động nó thể hiện rất là rõ rệt, từ bản chất của vụ án của bị can liên quan, cũng như là tính cách của bị can đó trong suốt quá trình người ta giam giữ, thì cảnh sát người ta được phép làm việc đó."

Theo nữ luật sư bất đồng chính kiến này, việc ông Bầu Kiên, một bị cáo trong một vụ án kinh tế chưa có phán quyết, kết luận của tòa án và lại đang 'kêu oan', 'khiếu nại' bị áp dụng hình thức khống chế đặc biệt này là điều 'rất hiếm'.

Luật sư Công Nhân, người cũng là một cựu tù nhân chính trị, nói:

"Theo tôi thì chưa từng thấy một trường hợp bị can trong một vụ án, gọi nôm na là về kinh tế, lại bị xích chân như là ông Bầu Kiên, thì đây quả thực là một sự việc rất hiếm thấy, rất là đặc biệt và theo một hướng tiêu cực,

"Mà theo tôi nó đã mang tính chất giống như là sự ngược đãi, đối với cả Bầu Kiên, khi mà ông ấy ra khỏi nhà giam và xuất hiện trước công chúng sau 20 tháng bị giam giữ."

Nguồn hình ảnh, dantri.com.vn

Chụp lại hình ảnh,

Ông Kiên đã có lý khi phản đối chính thức trước tòa về việc ông bị xích xiềng chân, theo luật sư nhân quyền.

Khi được hỏi có khác biệt gì khi ông Kiên bị còng tay, xích chân, trong khi nhiều bị cáo trong các vụ án khác như các ông Phạm Thanh Bình [vụ xử Vinashin], Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng [vụ xử Vinalines và liên quan], bà Huỳnh Thị Huyền Như [vụ Vietinbank]... đều không ai bị áp dụng hình thức xiềng chân, dù phần lớn các bị cáo này là các bị can, bị cáo trong các đại án kinh tế, luật sư Công Nhân nói:

"Những trường hợp vừa nêu, không ít thì nhiều, các bị cáo đều thừa nhận hành vi của họ, và có thái độ tôi nói rõ là thừa nhận hành vi, tức là họ làm một số việc gì đó và họ nhận là họ có làm những việc đó, giống như kể cả tù chính trị chúng tôi,

"Nhìn nhận những sự việc mà họ làm là có tội hay không, thì chúng ta thấy là những ví dụ vừa nêu, nói chung họ đều nhận tội, nhưng trong trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên, chúng ta thấy rằng là ngay trong buổi sáng hôm qua, khi ông ra tòa, ông ấy đã tuyên bố là ông ấy vô tội,

"Và điều ấy là một sự xuyên suốt khi mà ông ấy nói là 20 tháng tù, ông ấy đã gửi không biết bao nhiêu là đơn thư tới những nơi để mà kêu oan, để mà khẳng định ông ấy vô tội."

So sánh với kinh nghiệm bản thân khi từng bị tù giam trước đây, luật sư Công Nhân cho rằng ông Kiên đã bị 'trù dập, ngược đãi', luật sư nói:

"Theo như kinh nghiệm của tôi khi đã ở trong tù, cách mà ông ấy bị đối xử như vậy rõ ràng là một sự cố ý mang tính chất là trù dập và ngược đãi, bởi vì họ đã không biết làm cách nào để khuất phục ông ấy phải nhận tội,

"Trong suốt hai mươi tháng giam giữ, ông ấy liên tục kêu oan một cách có hệ thống, một cách thống nhất chứ không phải là [như] người ta hay dùng từ gọi là phản cung, ông ấy không phải trường hợp như vậy."

Theo luật sư Công Nhân bản thân ông Nguyễn Đức Kiên và các luật sư được ông ủy thác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ông trước Tòa trong vụ án hoàn toàn 'có quyền' được khiếu nại và yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật chấm dứt sử dụng các hình thức mà bà gọi là 'ngược đãi'.

Nhân dịp này, luật sư nhân quyền nêu quan điểm cho rằng chính quyền và các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam, trong đó có tòa án và ngành công an, cần xem lại các hành vi được cho là 'vi phạm nhân quyền và nhân phẩm' của các bị can, bị cáo, tù nhân.

Trong đó có các hành vi như 'cạo trọc đầu' nghi can, làm người bị tình nghi xuất hiện trước tòa án, truyền thông, báo giới trong những bộ quần áo và hình thức bên ngoài có thể định hướng và gây cảm giác, suy diễn rằng 'đối tượng là một tội phạm' trước khi thậm chí có phán quyêt cuối cùng của tòa án.

Luật sư nói: "Tôi khẳng định là không có những quy định nào bắt buộc mà họ [cơ quan công quyền] luôn dùng hình thức vận động, nhưng mà nếu như một chính quyền tử tế và những nhân viên công quyền hiểu biết pháp luật, tuân thủ đúng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, thì vận động nó sẽ đúng là vận động,

"Nhưng ở Việt Nam thì vận động đã biến thành cưỡng bức, đấy là một sự thực và thường thì người tù không thể nào đủ sức để chống lại những mệnh lệnh như là phải cắt tóc, hoặc là phải mặc bộ quần áo theo như ý mà nhà tù muốn."

Hôm thứ Tư, một số báo chí của Việt Nam đã không chỉ đăng tải ảnh chụp mà còn cả clip video cho thấy bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị xiềng xích ở chân, một số clip trên báo chính thức còn ghi âm và tường thuật ông Kiên nói:

“Yên tâm, yên tâm! Không sao đâu! Cả nhà cứ yên tâm đi, nhá!”, ông Kiên vừa bước đi trong sự dẫn giải của số đông cảnh sát mặc sắc phục, vừa nói trong clip.

Video liên quan

Chủ Đề