Tại sao em ít nói thế download

“Tại sao em ít nói thế”Mọi người vẫn thường hỏi tôi như vậy. Nhưng tôi cũng chẳng biết tại sao nữa. Thật sự, tôi im lặng là vì đang mải quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh hoặc đang có dòng suy nghĩ cứ chạy mải miết không ngừng. Đôi lúc, tôi thích nhìn mọi người nói chuyện với nhau, cười đùa với nhau hơn là tham gia vào. Hoặc đơn giản, tôi im lặng chỉ vì tính cách sinh ra đã thế! ….

Bạn đang xem: Tại sao em ít nói thế pdf

“Tại sao em ít nói thế” như một bản nhạc nhẹ nhàng sẽ đưa bạn tới thế giới của người hướng nội, đánh thức những điều tưởng chừng đã ngủ quên trong tiềm thức của họ.Đâu phải cứ im lặng là thờ ơ với mọi thứ xung quanh.Đâu phải luôn luôn tươi cười là em sẽ không cô đơn.

Đến với tác giả một người hướng nội với giọng văn đầy nghị lực và xúc cảm, đã mở lòng để viết lên thế giới nội tâm của những con người giống như anh. Đắm chìm vào từng trang sách, tác giả dẫn độc giả đi tìm kiếm bản thân, truyền dũng khí cho họ vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Lắng nghe “những lời đến từ im lặng” của người hướng nội, chia sẻ những kinh nghiệm quý giá dành riêng cho những con người nhạy cảm, ít nói để họ có thể mở lòng mình mỗi khi chơi vơi. Từ đó “Tại sao em ít nói thế” ra đời-một cuốn sách tâm lý đầy sâu lắng và triết lí : về công việc, tình yêu và cuộc sống của người hướng nội.

Tại sao em lại không thể mở lòng hoà nhập với mọi người? Tại sao em lại luôn bối rối không biết cách nói ra những lời giấu kín trong lòng ? Tại sao em lại biết rằng, vào lúc em đứng ở trong một đám đông sẽ không có một ai đến bên cạnh cùng trò chuyện với em, em sẽ khó xử đến như thế nào ? Cuốn sách sẽ trả lời bạn qua tính khách quan dưới góc nhìn tâm lý học mang ” cái tôi” của tác giả và những chọn lọc tinh tế từ những tiếng nói của nhiều tác giả khác.

Vậy thì tại sao em ít nói thế?Chẳng phải do em lạnh lùng, vô tâm với mọi thứ, em chỉ là đang bối rối không biết làm thế nào để nói ra những lời trong lòng. Em sợ có những khoảnh khắc vui vẻ, bởi vì em cất lời mà bị phá vỡ. Em sợ có những lời mình vừa nói ra liền lập tức bị phủ nhận hoặc rơi vào khoảng trống im lặng đầy khó xử. Tại sao mọi người sống khéo như vậy, hoạt ngôn như vậy mà em lại không thể?

Cũng không phải em bỏ mặc những điều xảy ra xung quanh mà sống ích kỷ một mình, đó là bởi vì em ” nhút nhát”. Em lo lắng để tâm tới những cái nhìn, phán xét của xã hội quá mức đến nỗi sự “nhút nhát ” được tạo nên như một vỏ bọc để phản ứng lại những điều khiến em tổn thương.

Hay em chỉ là vì ” đang mải mê quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh hoặc đang có dòng suy nghĩ cứ chạy mải miết không ngừng.” Và em yêu cảm giác hoà mình, đắm chìm vào thế giới nội tâm của mình, nơi có những câu chuyện của riêng mình em, chỉ em mới có thể thấu hiểu được.

“Tại sao em ít nói thế” không đơn thuần là cuốn sách tâm lí để phản hồi những câu hỏi :”Sao em tách biệt vậy ? Đến khi nào em mới trưởng thành để hoà nhập với mọi người ? Mọi người không thích em như vậy chút nào.”, mà còn giúp người đọc tìm thấy con người của mình qua những trang sách, vơi bớt đi cảm giác cô đơn khi bỗng 1 ngày nhận ra sự ” lập dị ” mà xã hội gán mác lên mình thực ra lại vô cùng quen thuộc qua những câu chuyện của ” Tại sao em ít nói thế?”

“Hướng nội hay hướng ngoại không quan trọng, quan trọng là hướng hiện”

Bất kể dù em là người hướng ngoại hay hướng nội, em vẫn cứ là em. Bởi mỗi người đều có những khoảng trống mà không ai có thể chạm tới, có những nỗi đau mà khi nói ra lại sợ người ta bảo mình là làm màu, không thực tế, cuối cùng chỉ có thể mình em hiểu. Chẳng thể đánh giá ai qua vẻ bề ngoài, hiểu được lòng em đâu là dễ dàng. Vậy em hãy sống bằng trái tim lương thiện của mình để đối mặt với cuộc sống, ” Tại sao em ít nói thế” sẽ luôn ở bên đồng hành cùng em.

Xem thêm: Hợp Âm Cần Lắm Ngay Lúc Này Cần Khóc Cho Vơi Đầy, Lời Bài Hát Cần Lắm

Tĩnh lặng – sức mạnh tiềm ẩn thực sự của người hướng nội.Dưới cái nhìn khách quan của tác giả, đã vén mở bức màn của những con người hướng nội đầy độc lập và sáng tạo trong mối quan hệ xã hội và công việc. Anh khẳng định rằng tờ báo Wharton Program for Working Professional đã miêu tả họ như những nhà lãnh đạo tuyệt vời. Từ đó tác giả dành tâm huyết viết về những khía cạnh tốt xấu của người hướng nội, để họ có thể tìm thấy một bản nhạc yêu thích, một công việc họ giỏi hay là lời khuyên trong giao tiếp. Cuốn sách “Tại sao em ít nói thế” không chỉ là tấm gương phản chiếu nội tâm độc giả, mà còn là con đường để tìm thấy nơi họ thuộc về.

Tình yêu của người hướng nội.Xoay quanh những vấn đề ” Con trai hướng nội là người như thế nào? Chân dung một cô gái hướng nội giàu cảm xúc? Cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễ ?…” Qua những trang văn, tác giả đưa độc giả đến với nội tâm đa cảm nhất của những con người trầm tư ít nói. Tình yêu của người hướng nội như thế nào? Nó không ồn ào, phô trương mà mang vẻ yên bình, lặng lẽ. Tình yêu trong “Tại sao em ít nói thế” giống như kim cương đá quý , giấu đi vẻ đẹp và giá trị của mình qua từng tầng sỏi đá gai góc, chỉ đến khi con người ta khám phá ra được, mới có thể ngưỡng mộ sự quý giá ấy.

Và em hãy yêu lấy bản thân vì em là một người hướng nội, em đừng cảm thấy tự ti vì sao em không thể sống khéo như mọi người, bởi em đã làm tốt rất nhiều điều khác. Điều em có thể hay chăng là sống với chính mình, dùng tất cả ưu điểm của em để đối mặt với cuộc sống.

Đọc “Tại sao em ít nói thế” để tìm kiếm bản thân, để chạm tới những điều thầm kín trong thế giới của người hướng nội- những con người lương thiện nhưng mạnh mẽ, ấm áp nhưng độc lập.

Cuốn sách giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về người hướng nội. Về tính cách, tình yêu của họ. Họ có vẻ trầm lắng vậy thôi chứ ở họ cũng có rất nhiều điều tích cực, hay và thú vị. Mà thật ra thì người hướng nội hay hướng ngoại không quan trọng đâu ạ . Quan trọng nhất vẫn là hướng thiện.

Một người ít nói không có nghĩa là lạnh lùng thờ ơ với mọi thứ.

Bạn đang xem: Tại sao em ít nói thế ebook

Một người hoạt náo, vui vẻ, cười cả ngày, nói hàng giờ không có nghĩa là họ không cảm thấy cô đơn một mình.

Ai cũng có những khoảng trống mà không ai chạm vào được, những câu chuyện không muốn kể cùng ai, những thẳm sâu trong lòng chỉ một mình mình hiểu. Bởi thế chẳng thể đánh giá ai qua bề ngoài, chẳng thể truy vấn ai bởi những cái họ thể hiện ra… có chăng điều chúng ta nên làm là lặng lẽ ở bên.

Bởi những người ít nói lại là những người suy nghĩ nhiều. Những người luôn cố gắng tỏ ra mạnh mẽ và bất cần, mới thực sự là người cần quan tâm và che chở.

“Tại sao em ít nói thế?” Tại sao lại không mở lòng để thấy bớt cô đơn, trống vắng vào những thời khắc em thực sự muốn sẻ chia? Tại sao em không thể sống khéo hơn, trong khi mọi người đều có thể?

À, bởi đó là em, bởi im lặng đâu phải là xa cách, bởi lắm khi em cũng muốn sẻ chia, muốn giao tiếp muốn khéo léo nói ra những điều như ai kia mà chẳng được. Bởi có nhiều người lầm tưởng ta làm mầu hay ta sang chảnh quá, rằng ta khinh người hay cố tỏ ra khác biệt. Ta im lặng… chẳng biết nói thêm điều gì.

Đôi khi một đám đông chỉ khiến bạn rơi vào tận cùng của sự cô độc, càng gượng cười để hòa vào cuộc vui càng xé thêm những lỗ trống trong lòng.

Xoay quanh những chia sẻ về: Cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễ, Vượt qua cơn trở ngại mang tên nhút nhát, hay Chân dung một cô gái /chàng trai hướng nội giàu cảm xúc… bạn sẽ biết rõ điểm mạnh của mình và cần phát huy chúng như thế nào, điểm yếu ở đâu và cần hạn chế ra sao.

Tại sao em ít nói thế được viết dưới góc nhìn tâm lý học với nhiều nghiên cứu và tham khảo sâu sắc

Những câu chuyện thật, những con người thật trong “Tại sao em ít nói thế?” sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính mình, hiểu hơn về người ấy và có thể dũng cảm hơn khi đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Cuốn sách dành tặng những người muốn bước chân vào, chạm tới thế giới của những người đa cảm, đa sầu, của những người ít nói, hướng nội. Cũng dành tặng chính những người luôn một mình ấy để họ hiểu mình hơn, để họ bớt cô đơn hơn.

Mời bạn đón đọc.


Giới thiệu sách Tại sao em ít nói thế?


Thông tin chi tiết

Tên sách: Tại sao em ít nói thếNhà Xuất Bản Phụ NữTác giả: Huy ĐứcLoại bìa: Bìa mềmSố trang: 328

Đánh giá Sách Tại sao em ít nói thế


Đánh giá Sách Tại sao em ít nói thế của bạn đọc Tiki


Review sách Tại sao em ít nói thế

Tại sao em ít nói thế? – Mình nghĩ không ít người từng nghe người khác nói như vậy với mình, trong đó có cả mình. Có thể bạn từng nghe nhiều đến 2 kiểu người thiên mạnh về não trái hay não phải và bạn sắp biết thêm rằng tất cả chúng ta cũng có thể chia thành 2 kiểu khác: hướng ngoại hay hướng nội. Cuốn sách này sẽ cho bạn biết nhiều hơn về người hướng nội, giúp người hướng nội hiểu hơn về chính mình và tìm được những lời khuyên hữu ích để cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như phát triển bản thân.


Review sách Tại sao em ít nói thế


Trong thời gian vừa qua, cụm từ “Người hướng nội” được nhắc đến rất nhiều lần cũng như có nhiều hơn những bài viết về chủ đề này. Với cá nhân mình khi đọc cuốn Tại sao em ít nói thế?, mình phải khâm phục tác giả Huy Đức khi anh đã tìm hiểu và đọc rất nhiều tài liệu tham khảo để cho ra đời cuốn sách hoàn chỉnh. Đó là sự kết hợp giữa việc tổng hợp từ các tài liệu nước ngoài, từ những chia sẻ của chính những người hướng nội và cả của bản thân tác giả nữa.

Có gần hai mươi khía cạnh xung quanh cuộc sống của người hướng nội được đề cập trong cuốn sách được tác giả tổng hợp và chia thành các chủ đề lớn như: “Bạn có phải là người hướng nội?”, “Người hướng nội trong các mối quan hệ xã hội”, “Tính hướng nội trong công việc” và “Tình yêu của người hướng nội”.

Cảm tưởng như mỗi phần có thể được viết riêng thành những quyển khác nhau vậy. Mình đánh giá cao về sự phong phú, đa dạng trong nội dung của cuốn sách hơn là cách viết của tác giả vì nhiều chỗ còn lan man, lặp ý. Mình đã từng đọc qua nhiều bài viết về người hướng nội nên nhiều chi tiết trong cuốn sách không khiến mình bất ngờ lắm nhưng đối với những bạn chưa từng nghe hay biết đến chủ đề này thì rất nên đọc thử. Dưới đây là một số phần của cuốn sách mà mình thích cũng như muốn chia sẻ với mọi người.

1. Bạn có phải là một người hướng nội?

Nhiều người không biết người hướng nội là như thế nào và cũng có nhiều hướng nội không hiểu về mình. Để giúp người đọc tự xem xem mình có phải là hướng nội hay không thì cuốn sách đã có một phần trắc nghiệm nho nhỏ. Mình đã làm thử và kết quả thật bất ngờ. Trước đây mình nghĩ mình hướng nội nhưng đôi khi so sánh bản thân với những đặc điểm của người hướng nội thì lại có vài điểm không giống lắm.

Làm xong trắc nghiệm thì mình ra kết quả là người “ambivert” tức là người có tình cách “hai mặt” vừa hướng nội vừa hướng ngoại, lúc thế này lúc thế kia với tỉ lệ hướng nội – hướng ngoại là 50/50 hoặc chênh lệch không nhiều. Nếu bạn ra kết quả là người hướng nội hay người hướng ngoại thì cũng chưa chắc là bạn hướng nội, hướng ngoại hoàn toàn. Cũng giống như người thiên về não trái hoặc não phải, chúng ta chỉ là thiên về một hướng nào đó nhiều hơn thôi chứ không thể là 100% được.

Xem thêm: Cách Chuyển Phông Chữ Từ .Vnarial Sang Time New Roman, New * Cách Chuyển Phông Chữ Từ

Người hướng nội là người có thiên hướng tìm kiếm và thu nạp nguồn năng lượng từ chính bản thân mình. Họ thường thích những nơi yên tĩnh hay ở một mình để dành thời gian cho bản thân. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ không thích những nơi đông vui hay người hướng ngoại không thích ở một mình. Chỉ là người hướng nội dễ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn khi ở chỗ đông người nhộn nhịp, sôi động hơn thôi. Người hướng nội ít nói? Đúng là vậy. Do đó nên họ bị đánh đồng là nhút nhát, trầm tính. Thật sự là không phải người hướng nội nào cũng ít nói và ngại giao tiếp. Họ thích những cuộc đối thoại 1-1, trong nhóm nhỏ từ 3-4 người hơn là những bữa tiệc, cuộc thảo luận có quá nhiều người. Họ có thể ngại ngùng và ít chia sẻ với người lạ nhưng khi họ tìm thấy chủ đề phù hợp với mình thì họ có thể nói rất nhiều và nhiệt tình. Tác giả đã dành một phần riêng để so sánh người hướng nội với người nhút nhát và đưa những giải pháp khắc phục sự rụt rè, thiếu tự tin đối với ai còn ngại hay sợ phải giao tiếp với nhóm xã hội.

2. Bạn thuộc kiểu hướng nội nào?

Ồ, chia thành hướng nội, hướng ngoại đã đủ gây đau đầu rồi, đã thế lại còn nhiểu kiểu hướng nội nữa ư? Nhiều người nhận thấy mình có vẻ là người hướng nội, nhưng đôi lúc lại thấy hoang mang vì thấy mình không có những đặc điểm này nọ kia. Vì hướng nội cũng có nhiều kiểu khác nhau đấy. Có thể kể ra một vài kiểu như: Hướng nội lo lắng, hướng nội suy nghĩ, hướng nội chậm rãi và hướng nội xã hội.

Trong đó những người hướng nội xã hội thích hoạt động trong những nhóm bạn thân, đồng nghiệp với số lượng không nhiều. Họ cũng thích tham gia các hoạt động, sự kiện về lĩnh vực mà họ thích thậm chí khi nhìn vào không nhiều người nghĩ họ là người hướng nội. Tuy nhiên họ lại có xu hướng từ chối những buổi đi chơi xa hay tiệc tùng linh đình vì họ thích những hoạt động nhẹ nhàng, không tiêu tốn nhiều sức lực hơn. Những ai thuộc các kiểu hướng nội kia thì sẽ trầm tư và ít thể hiện mình ở ngoài xã hội hơn. Tất nhiên là kiểu chia thành các loại này chỉ mang tính chất tương đối, mỗi người chúng ta sẽ thấy mình có vài đặc điểm của kiểu này, vài đặc điểm của kiểu kia tùy thuộc vào hoàn cảnh của mình.

3. Người hướng nội trong các mối quan hệ xã hội

Người hướng nội ưa thích những nơi yên tĩnh, muốn ở một mình để có thể suy nghĩ về bản thân, về thế giới xung quanh, dành thời gian cho những gì họ thích, họ quan tâm. Họ có vẻ như trốn tránh khi phải gặp người lạ, một trăm lần mời đi chơi thì kiểu gì cũng phải chín mươi chín lần từ chối. Do đó bạn có thể nghĩ họ ghét giao tiếp với xã hội, có chút kì quặc, khó hiểu. Thật sự thì nếu bạn tìm hiểu nhiều hơn về người hướng nội bạn sẽ thấy họ sẽ những người bạn, người đồng nghiệp tuyệt vời, đáng mến.

Dù bạn hướng nội hay hướng ngoại thì sẽ cần có những người hướng ngoại có thể cùng bạn quậy hết mình, gặp gỡ và khám phá nhiều người bạn mới, nhiều điều lạ kỳ. Và bạn cũng cần một vài người bạn hướng nội sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tình của bạn. Lắng nghe chính là một thế mạnh trời phú dành cho người hướng nội. Làm bạn với người hướng nội không hề khó. Đề tìm hiểu họ, hãy dùng các cuộc đối thoại 1-1 vì người hướng nội rất muốn tập trung quan tâm đến dòng suy nghĩ, cảm nhận và ý tưởng của đối phương. Họ sẽ luôn sẵn lòng nghe những lời chia sẻ của bạn, chỉ cần bạn thể hiện được sự chân thành, thiện chí và nếu như bạn bắt đúng mạch chủ đề yêu thích của họ thì cuộc trò chuyện sẽ cực kỳ thú vị, thậm chí kéo dài không dứt. Nhưng đôi khi bạn sẽ thấy họ mất tích một cách bất ngờ hay tự tách mình ra khỏi đám đông. Đừng thấy như vậy là kì lạ nhé mà hãy tôn trọng sự riêng tư của họ và họ sẽ quay trở lại sớm thôi.

Tuy vậy, người hướng nội lại dễ mắc những hiểu nhầm như thiếu lễ phép, thiếu thiện chí khi chào hỏi gặp gỡ vì sự im lặng, ít nói của mình. Ở phần này tác giả có một mục tên: Người hướng nội và ác mộng mang tên “lời chào hỏi”. Thật sự với tư cách là một người hướng nội mình nghĩ “lời chào hỏi” không phải là một cơn ác mộng khủng khiếp như tác giả viết. Trước đây mình cũng gặp chút khó khăn khi phải gặp người lạ nhưng nếu như nói người hướng nội không chào hỏi hay lẩn tránh ai. Việc mình gặp khó khăn ở đây là không biết sẽ nói gì tiếp theo sau lời chào hỏi đó vì mình không giỏi cách hỏi thăm chuyện người khác, mỗi lần cố gắng hỏi thì lại thấy thật nhạt nhẽo và gượng gạo. Mặc dù mình không thích cách viết của tác giả phần này lắm vì nó có cảm giác như người hướng nội thật là kì quặc nhưng mình lại rất đồng ý với quan điểm của tác giả là dù hướng nội là tính cách nhưng kĩ năng giao tiếp thì ai cũng cần phải học. Và thật sự mình đang từng ngày từng ngày cải thiện kĩ năng của mình trong cuộc sống.

Tác giả đã dành một phần riêng tên: Người hướng nội và cách cải thiện kỹ năng giao tiếp để đưa ra một vài lời khuyên dành cho những bạn hướng nội đang gặp khó khăn ở vấn đề này. Ngoài ra tác giả còn đề cập một số mục như: Người hướng nội bên trong lớp học, Người hướng nội và gu yêu thích âm nhạc, Người hướng nội và ngày sinh nhật của bản thân, Người hướng nội và niềm vui ngày Tết,…. nhưng mình không đánh giá cao lắm vì nó hơi lan man, dài dòng không đúng trọng tâm người đọc cần.

4. Tính hướng nội trong công việc

Trong một xã hội có vẻ như ưa chuộng người hướng nội hơn vì sự linh hoạt, sôi nổi, nhiệt tình của họ thì người hướng nội lắm lúc sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn. Nhưng người hướng nội có những điểm mạnh riêng trong công việc. Một người lãnh đạo hướng nội cũng thành công không kém gì người lãnh đạo hướng ngoại. Tác giả đã chỉ ra một số phẩm chất của người lãnh đạo hướng nội như:

– Khả năng lắng nghe: Họ quan sát, thu thập ý kiến khá tốt. Họ thích trò chuyện, trao đổi ý kiến riêng với nhân viên của mình nên dễ gây cảm tình và tạo được sự liên kết. Mặc dù họ không phải là mẫu người hay tổ chức những cuộc vui chơi, hoạt động tập thể để củng cố team-building nhưng họ sẽ là người sẵn sàng lắng nghe tâm tư, giải quyết vấn đề của cấp dưới .

– Sự tự do: Người hướng nội luôn cố gắng hòa hợp suy nghĩ của mình với những đồng nghiệp, trong khi người sếp bình thường sẽ cố gắng dẫn những suy nghĩ của cấp dưới theo suy nghĩ của họ.

– Sự chân thật: Giống như tình bạn bình thường, những người lãnh đạo hướng nội có thể không quảng giao rộng, có nhiều đối tác ở mọi lĩnh vực nhưng họ lại có những đối tác, những người bạn thật sự chân thành.

– Sự chính xác: Có thể trong suốt quá trình tạm thời tách biệt ra khỏi xã hội, người hướng nội thường phát triển kỹ năng suy nghĩ và phản biện bởi nó giúp họ xử lý mọi thông tin mà họ thu nhận được trong ngày một cách chính xác hơn.

Những công việc phù hợp với người hướng nội có một vài điểm chung như: đòi hỏi sự sáng tạo, tính độc lập trong công việc, những công việc đòi hỏi sự tính toán, chính xác cao,… Người hướng nội cũng không hẳn không phù hợp với những công việc đòi hỏi sự giao tiếp. Họ tuy có chút ít nói nhưng khi có sự chuẩn bị, cộng với khả năng thuyết phục, khả năng lắng nghe của mình thì những công việc như luật sư, sales,…vẫn có thể phù hợp.

5. Tình yêu của người hướng nội

Những cô gái, chàng trai người hướng nội thường giàu cảm xúc và họ có thể không thường thể hiện sự chủ động trong chuyện tình cảm. Họ đòi hỏi nhiều thời gian của bạn hơn để có thể thực sự hiểu họ. Nhưng khi bạn quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, tính cách của họ hơn thì bạn sẽ thấy họ không hề khó hiểu như bạn nghĩ. Họ là những người nhạy cảm, tinh tế và hết mực yêu thương người khác. Sự im lặng trong mối quan hệ với người hướng nội cần có một cách phù hợp, hãy để cho họ có không gian riêng và tạo được cảm giác an toàn đối với họ.

6. Kết luận

Mặc dù cuốn sách còn có nhiều điểm mình không hài lòng lắm như cách viết còn dài dòng, lan man, các giải pháp được thể hiện thành các bước khiến cho lời khuyên đưa ra hơi bị cứng nhắc. Một số đoạn tác giả viết lại khiến cho người đọc cảm thấy người hướng nội thật kì quặc và có vấn đề. Nhưng trên hết đây vẫn là một cuốn sách cung cấp một cách bao quát cho người đọc những khía cạnh khác nhau của người hướng nội. Một câu nói của tác giả mà cực kỳ tâm đắc:

Hướng nội hay hướng ngoại đều không quan trọng bằng hướng thiện.

Để rồi khi gấp cuốn sách lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng: Thế giới của người hướng nội nếu như ta nhìn từ ngoài vào tưởng chừng như thật bí hiểm nhưng nếu bạn biết cách khám phá, giúp họ mở lòng thì đó thực sự là như một Wonderland muôn sắc màu.

Video liên quan

Chủ Đề