Tại sao không nên thơm trẻ sơ sinh

Từ trước đến nay có rất nhiều “tin đồn” về việc thơm trẻ sơ sinh gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong khi văn hóa Việt Nam mình là những bạn bé nào đáng yêu rất hay “được” hàng xóm, họ hàng, hay thậm chí là cả người lạ “thơm chùn chụt” vào má, vào môi. Vậy thực hư nụ hôn - biểu hiện của tình yêu thương của người lớn dành cho các bé có gây nên hậu quả lớn đến như vậy không?

1. NỤ HÔN CÓ THỂ TRUYỀN NHIỄM BỆNH DỊCH ĐƯỢC KHÔNG?

Trong ba tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất yếu. Khoảng thời gian này, trẻ hoàn toàn có thể mắc những bệnh truyền nhiễm nặng trước khi được tiêm đủ liều vacxin trong các tháng tới. Bởi vậy, nếu một người trưởng thành có chứa virus, vi khuẩn truyền nhiễm trong cơ thể và thơm vào môi trẻ, bé hoàn toàn có nguy cơ lây bệnh, đặc biệt trong 3 tháng mới sinh này.

Vì cơ thể người trưởng thành đã đầy đủ miễn dịch, có thể những loại virus, vi khuẩn chỉ gây cho người lớn những vấn đề nhỏ về sức khỏe như loét miệng, ho, mệt… nhưng khi trẻ sơ sinh nhiễm những căn bệnh này, sự tiến triển của căn bệnh sẽ để lại hậu quả nặng nề, có thể dẫn tới tử vong 

2. NHỮNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM CÓ THỂ LÂY QUA NỤ HÔN

- Viêm màng não

- Quai bị

- Các bệnh hô hấp

Một số trường hợp bị bệnh truyền nhiễm, bệnh viêm gan, tay chân miệng kiết lị, bệnh lao phổi hay răng miệng cũng tuyệt đối không cho tiếp xúc với trẻ sơ sinh đặc biệt là khoảng từ 1-3 tháng chào đời vì đây là khoảng thời gian cơ thể trẻ rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh.

3. THƠM TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH?

- Khi muốn bày tỏ tình cảm với trẻ sơ sinh, cha mẹ và mọi người cần lưu ý tránh trực tiếp hôn môi, hôn má vì đây là con đường dễ dàng lây nhiễm nhất khi tiếp xúc. Bạn cũng không nên hôn vào tay trẻ bởi trẻ sơ sinh cũng rất hay đưa tay vào miệng, cũng là một con đường lây bệnh truyền nhiễm. Vậy nếu rất muốn thơm trẻ, bạn có thể thơm vào chân trẻ và nhớ hỏi ý kiến bố mẹ trước khi thơm nhé!

Sự thực người lớn không thể cưỡng nổi sự đáng yêu đến muốn ‘’ cắn’’ của trẻ sơ sinh và hôn môi hôn má con là hành động thể hiện sự yêu thương của người lớn đối với con, đôi khi có người còn cắn “ yêu” lên chân tay của con. Nhưng sự thể hiện đó có thực sự đúng và có an toàn đối với con không?

Hiện nay, trên tất cả trang mạng xã hội đều lan truyền câu chuyện của cô bé Mallory bị nhiễm HSV-1 trong tuần đầu tiên sau khi chào đời và con dần dần từ bỏ sự sống trong gần 2 tuần. Bố mẹ của cô bé suy sụp và hoang mang không hiểu chuyện gì xảy ra với con gái mình. Một cuộc điều tra của các chuyên gia y tế đã làm rõ nguyên nhân, cô bé bị thiệt mạng là do bị nhiễm HSV-1 – virus gây ra lở miệng, rộp môi. Virus tưởng chừng vô hại với người lớn nhưng lại nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

NHỮNG RỦI RO KHI HÔN TRẺ NHỎ

VIÊM MÀNG NÃO: do virus Herpes gây ra theo WHO 67% dân số thế giới chứa virus này trong miệng và luôn tồn tại trong cơ thể con người. Đối với người lớn virus Herpes chỉ gây viêm loét nhiệt miệng ở người lớn. Nhưng đối với trẻ sơ sinh virus này có thể gây bệnh viêm não phổi và gan ở trẻ sơ sinh.


QUAI BỊ: Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp, do đó để tránh khả năng lây nhiễm bệnh quai bị thì trẻ cần được cách ly với những người mắc bệnh, đặc biệt là tiếp xúc nụ hôn. Bệnh này tuy không gây tử vong nhưng nếu không được cứu chữa kịp thời có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây vô sinh sau này. [ThS.BS Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự Phòng]

BỆNH HÔ HẤP: người nhiễm virus cúm khi ho hắt hơi hay hôn trẻ sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh

UY GIẢM HỆ THỐNG MIỄN DICH: Một khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con của bạn, nó sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng, điều đó có nghĩa là bé sẽ bị cảm lạnh, ho và sốt nhanh hơn bất kỳ đứa trẻ nào khác.

DỊ ỨNG: Nếu bạn sử dụng mỹ phẩm thì không nên hôn trẻ vì khả năng sẽ khiến trẻ bị dị ứng với sản phẩm bạn đang dùng.

HÔN TRẺ NHỎ ĐÚNG CÁCH

Có rất nhiều trường hợp được xác định lây truyền qua nụ hôn tính đến thời điểm hiện tại. Khi mắc các bệnh vè dường hô hấp tay chân miệng ….thì việc tiếp xúc với trẻ cũng không nên và kể cả khi không mắc bệnh gì cũng hạn chế tiếp xúc với trẻ sơ sinh qua đường hôn trong 3 tháng đầu sơ sinh của trẻ.

Muốn bày tỏ tình cảm với trẻ sơ sinh hãy trãnh trực tiếp hôn môi má, cũng không nên hôn vào tay vì trẻ có thói quen đưa tay lên miệng. Vậy nếu muốn hôn trẻ hãy hôn vào chân của con và hỏi ý kiến bố mẹ bé trước khi hôn.

Hãy nhớ rằng, trên cơ thể bất cứ ai đều có virus làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, bới hệ miễn dịch của bé rất yếu, những điều tưởng chừng như vô hại với người lớn nhưng lại nguy hiểm đối với bé.

Hãy bảo vệ sức khỏe của bé ngay hôm nay nhé các bạn!

Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: //gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Hôn là hành động thể hiện tình cảm giúp gắn kết giữa người này với người khác. Tuy nhiên, nụ hôn đôi khi lại là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.


Theo các nhà khoa học, có một số loại virus rất dễ lây lan qua đường miệng, thậm chí chỉ qua một nụ hôn. Nếu những virus đó xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh sẽ dấn tới những vấn đề lớn cho sức khỏe của bé, bởi trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành và chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Hình ảnh minh họa

Các loại vi khuẩn và virus có thể lây cho trẻ qua việc hôn như:

- Bệnh lý lây qua đường hô hấp như vi khuẩn lao, não mô cầu, ... hoặc virus như cúm, sởi, virus hợp bào hô hấp [RSV], quai bị...: Thông thường chúng hay lây qua những giọt nhỏ phát sinh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Xét về lý thuyết khi hôn nhau thì cũng có thể gây lây lan những bệnh này dù trên thực tế ít phổ biến.

- Các bệnh lây truyền qua tiếp xúc như virus Herpes [SHV-1]: Khi hôn, tiếp xúc cũng có thể gây các vết loét, mụn nước dạng herpes trên da, thường ở vùng da bán niêm mạc hoặc virus có thể xâm nhập, tồn tại dạng “ngủ” âm thầm trong người, đến khi có điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động gây chốc mép, zona thậm chí viêm não do herpes.

- Virus cytomegalo [CMV] cũng thuộc nhóm Herpes: Loại này lây lan qua dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu hoặc máu. Khi một người bị nhiễm CMV, nó sẽ ở lại trong cơ thể suốt đời. Nhiễm CMV thường không gây bệnh nghiêm trọng, tuy nếu bào thai bị nhiễm CMV có thể có những rối loạn phát triển nghiêm trọng. Ngoài ra, ở những người có sức đề kháng kém, chúng có thể gây tổn thương phổi, gan hoặc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

- Các bệnh lây truyền qua nước bọt: Nhiều virus đường ruột có thể lây truyền qua nước bọt. Có thể kể đến như virus gây bệnh tay chân miệng, enterovirus, virus gây bại liệt, tiêu chảy, viêm gan A…

- Người ta cũng cho rằng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày H. Pylory có thể lây qua nước bọt nên những hành vi như mớm thức ăn cho trẻ nhỏ có thể khiến vi khuẩn này lây lan.

Trên thực tế có rất ít trường hợp lây bệnh được xác định chắc chắn đường lây truyền qua nụ hôn, nên có thể coi đây là con đường lây truyền khá thứ yếu đối với những bệnh lý kể trên.

Em bé được sinh ra với hệ thống miễn dịch yếu, nhưng các bé sẽ được tích lũy khi chúng lớn lên và khi được tiêm phòng vắc xin. Vì vậy, các bé không thể tự mình đề kháng với các loại virus, vi khuẩn. Việc hạn chế hôn trẻ nên được thực hiện đặc biệt là đối với người lớn, vì chúng ta sẽ không biết miệng của chúng ta có chứa những vi khuẩn, virus gì!

Dẫu biết rằng việc hôn trẻ hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, nhưng chúng ta sẽ không mong vì cách thể hiện đó mà gây nguy hại cho con trẻ. Chính vì vậy, thay vì hôn chúng ta có thể nắm tay, tất nhiên sau khi đã rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bé hoặc những cách khác an toàn hơn. Chúng ta “Hãy trao yêu thương không trao vi khuẩn” để dành những điều tốt đẹp nhất cho các “búp trên cành”.

Ths. Nguyễn Văn Tùng- Khoa Nhi Bệnh viện TWQĐ 108

Mai Hằng – Truyền thông Bệnh viện TWQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề