Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân

Cơ thể bạn bị thiếu nước trầm trọng

Thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu khiến gót chân của bạn bị nứt nẻ. Do cơ thể chúng ta không cung cấp đủ nước, khi nhiệt độ trong môi trường xuống thấp, khiến vùng da ở gót chân bạn trở nên khô cứng, lâu dần không được chăm sóc hình thành những vết nứt, rãnh ở gót chân. Gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau đớn, thậm chí gây chảy máu cho ta.

Không tẩy tế bào chết thường xuyên

Đôi chân bạn là nơi phải thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Khi chân bạn không được làm sạch thường xuyên và bỏ qua việc tẩy da chết ở chân. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông của bạn. Gây nên tình trạng nứt và lở loét ở chân của bạn, thậm chí chúng khiến vết thương ở chân ta lâu lành.

Áp lực quá mức lên phần gót chân

Nếu gót chân bạn phải chịu áp lực trong thời gian dài do đi bộ hay đứng quá lâu trên nền đất cứng ( đặc biệt ở người béo phì hoặc phụ nữ mang thai) sẽ làm tăng áp lực lên gót chân, khiến cho lớp sừng ở gót bị dày lên và bị tách ra. Gây nên tình trạng nứt gót ở chân ta.

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân
Biểu hiện thường thấy của tình trạng nứt gót chân là gót chân bạn bị bong tróc, nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, nấm hoặc siêu vi xâm nhập.

Mang giày, dép không đúng kích cỡ

Khi bạn mang giày, dép quá chật sẽ khiến chân mình bị siết chặt gây ma xát nhiều, khiến máu khó lưu thông. Gây nên tình trạng đau chân và làm bạn khó di chuyển. Ngoài ra chúng còn gây nên tình trạng khô sần, nứt nẻ ở gót chân bạn.

Một số bệnh lý

Những người mắc bệnh rối loạn hoặc các bệnh suy giáp, bệnh vảy nến, eczema, viêm da dị ứng, nhiễm nấm, đặc biệt là bệnh tiểu đường,…. Là những nguyên nhân gây nên tình trạng nứt gót ở chân cho bạn.

Để khắc phục tình trạng nứt gót chân của bạn. Chúng ta cần bổ sung đủ nước cho cơ thể mình, lựa chọn giày dép phù hợp với kích thước của chân ( không nên mang giày dép quá chật, cũng không nên mang quá rộng) , chăm sóc da chân, thường xuyên vệ sinh và tẩy tế bào chết định kỳ cho chân mình. Để giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng nứt gót chân của ta.

Nứt gót chân không chỉ khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau khi đi lại mà còn có thể gây ra hoại tử chân nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, việc chú ý bổ sung vitamin tổng hợp là cần thiết để cải thiện tình trạng nứt gót chân, duy trì một cơ thể khỏe mạnh và một làn da săn chắc. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu xem nứt gót chân là thiếu chất gì và nên bổ sung vitamin gì nhé!

Vì sao bị nứt gót chân?

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân
Nhiều người thắc mắc: "Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?" khi tìm giải pháp điều trị

Nứt gót chân là hiện tượng xảy ra khi da của bàn chân liên tục dày lên, thô ráp, sần sùi... do lớp tế bào tầng dưới cùng của da bị phân hóa và bị đẩy lên trên để thay thế bằng lớp tế bào da mới nên lớp da chân bị dày lên. Lớp tế bào da cũ tích tụ ngày một nhiều hơn rồi bong vẩy và tạo ra những lớp tế bào chết gọi là tế bào sừng. Lớp tế bào sừng không bị bong tróc đi như bình thường mà còn kết dính với nhau và phát triển rộng dần tạo thành những vết nứt ở gót chân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt gót chân phổ biến gây nên tình trạng nứt gót chân:

  • Da khô, mất nước, thiếu ẩm. 
  • Thường xuyên giày mules, đi dép xỏ ngón hoặc các loại giày không có gót hoặc không hỗ trợ bảo vệ gót.
  • Đi chân trần. Mang giày không vừa chân.
  • Chấn thương trên da do thường xuyên cạo hoặc sờ nắn.
  • Các bệnh da liễu như nấm da chân, bệnh chàm, bệnh vẩy nến.
  • Đứng trong thời gian dài mà không có hỗ trợ bảo vệ gót chân thích hợp.
  • Thời tiết lạnh khiến da nứt nẻ.
  • Tiếp xúc lâu với môi trường ẩm ướt.
  • Người bị rối loạn tuyến giáp, bệnh tiểu đường và các bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
  • Chế độ ăn quá ít chất béo.
  • Sự tích tụ mô sẹo.

Ngoài những nguyên nhân thường trên, gót chân nứt nẻ cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin? Vậy bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Nên bổ sung những loại vitamin nào để trị nứt gót chân và cải thiện sức khỏe làn da.

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?

Trong một số trường hợp, gót chân bị nứt nẻ có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin. Cụ thể đó là các loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của làn da là vitamin E, C, B3.

Thiếu vitamin C

Có thể dẫn đến tình trạng khô da dẫn đến nứt gót chân. Phổ biến nhất là thiếu vitamin C với các biểu hiện qua các triệu chứng như chảy máu nướu răng, chảy máu quanh nang lông (đặc biệt là ở cẳng chân). Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng rụng tóc, vết thương chậm lành, các đốm da phát sinh do mạch máu bị vỡ, mệt mỏi và thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu vitamin E

Vitamin E là một chất chống oxy hóa có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào của bạn không bị hư tổn. Chất này cũng có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch và tăng cường chức năng miễn dịch. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin E, bạn có thể bị yếu cơ, gặp các triệu chứng thần kinh như các vấn đề về mất cảm giác và thị lực, các vấn đề về da như da xỉn màu, khô, lão hóa sớm và nếp nhăn.

Thiếu vitamin B3

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân
Thiếu vitamin B3 gây bệnh pellagra với biểu hiện khô da và nứt gót chân

Thiếu vitamin B3 hay còn được gọi là niacin, cơ thể sẽ có các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ và viêm da. Ngoài ra, thiếu vitamin B3 có thể gây đỏ da và khô rát tại những vùng thường xuyên ít tiếp xúc với ánh sáng bao gồm mặt, ngực, cổ, bàn tay và bàn chân.

Vậy, nứt gót chân là thiếu chất gì và vai trò của vitamin B3 là gì? Khi cơ thể thiếu vitamin B3 có thể gây ra bệnh pellagra với biểu hiện khô và nứt gót chân. Vitamin B3 thuộc nhóm vitamin hòa tan trong nước thuộc vitamin nhóm B, có chức năng giúp cơ thể sử dụng protein cũng như chất béo trong việc duy trì mái tóc, làn da và hệ thần kinh được khỏe mạnh. Bệnh Pellagra gây ra triệu chứng của khô da và bong tróc da trên tất cả các bộ phận của cơ thể bao gồm cả gót chân. Tình trạng viêm da do Pellagra thường xuất hiện trên bàn chân. Một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện ở mặt, cổ, môi, bàn tay...

Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ vitamin B3, nam giới trưởng thành cần cung cấp khoảng 16mg vitamin B3 trong một ngày và nữ giới trưởng thành cần cung cấp 14mg vitamin B3 trong một ngày. Bạn có thể bổ sung vitamin B3 bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B3 dồi dào bao gồm men bia, đậu phộng, cá hồi, củ cải đường... hoặc có thể bổ sung vitamin B3 theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, nứt gót chân có thể do thiếu một số loại vitamin khác như vitamin A, vitamin E, vitamin C hoặc các vi chất như kẽm hoặc các acid béo không no nối đôi và nối đơn.

Nứt gót chân làm sao để hết?

Vệ sinh chân và gót chân

Rửa chân thường xuyên giúp gót chân bạn luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên đối với gót chân nứt nẻ, bạn không nên sử dụng xà phòng hay các loại nước tẩy rửa vì điều này sẽ khiến chân bạn khô và tình trạng nứt sẽ nặng hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng nước lá chè xanh hoặc nước muối loãng để vệ sinh chân và phần gót chân.

Sử dụng thuốc điều trị nứt gót chân

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân
Người bệnh có thể dùng kem dưỡng điều trị nứt gót chân

Sau khi vệ sinh xong, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng chân điều trị nứt gót chân để làm bong tróc da chết, làm mềm và dưỡng ẩm cho gót chân để tình trạng nứt da gót chân nhanh chóng hồi phục. Không nên tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc mỡ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số loại kem dưỡng da chân nên tham khảo như:

  • Kem gót sen Thái Dương
  • Kem dưỡng da chân Footgel Classic

Bảo vệ đôi chân

Cuối cùng là bạn phải bảo vệ đôi chân bằng cách mang giày, dép có đế mềm, êm ái, tránh đi những loại giày dép có đế quá cứng và hạn chế đi chân trần, tránh phần gót chân bị thương bám bẩn trong thời điểm đang bị nứt.

Ngâm chân

Ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút cho chân bạn được nghỉ ngơi, thư giãn. Điều này không những giúp chân bạn khử được mùi hôi sau một ngày mang giầy dép mà còn giúp dưỡng ẩm, tẩy da chết ở chân...

Bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng

Để giải đáp cho câu hỏi: "Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?", bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa kẽm và omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân
Ăn gì để ngăn ngừa nếp nhăn?

Đôi chân thường là bộ phận bị bỏ qua nhiều nhất trên cơ thể chúng ta. Đôi chân cũng không được chăm sóc thường xuyên. Thêm vào đó, vào mùa lạnh, chúng ta hầu như không để ý đến nhiệt độ của nước, dẫn đến gót chân bị nứt nẻ.

Gót chân nứt nẻ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước và đang mất đi độ ẩm. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu các vết nứt chuyển sang ẩm ướt và bắt đầu chảy máu.

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân

Gót chân nứt nẻ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước.

Tại sao bạn bị nứt gót chân?

Theo giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân phổ biến gây nứt gót chân là do thời tiết khô tắm nước nóng quá lâu. Ngoài ra, nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể gây tổn thương dây thần kinh ở bàn chân. Do đó, gót chân nứt nẻ.

Những người béo phì hay bị nứt gót chân. Đó là bởi vì áp lực lên gót chân của bạn là rất lớn. Hơn hết, nếu da bạn khô, nó chắc chắn sẽ bị nứt nẻ. Hãy thử phương pháp tự làm dưới đây để chữa lành gót chân bị nứt.

- Chuẩn bị: 1 muỗng canh chanh và bột vỏ cam, 1 muỗng canh dầu dừa, 1 muỗng canh chanh, 1 muỗng canh đường. Trộn tất cả chúng trong một cái bát. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải hòa tan đường. Giữ nguyên các hạt để bạn có thể tẩy sạch lớp da chết đó.

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Đầu tiên, bạn cần vệ sinh chân sạch sẽ và lau khô bằng khăn sạch.

+ Bước 2: Thoa hỗn hợp này lên gót chân bị nứt và chà nhẹ nhàng. Đừng đối xử khắc nghiệt với làn da của bạn.

+ Bước 3: Giữ nguyên hỗn hợp tẩy tế bào chết trong 4-5 phút. Sử dụng một viên đá bọt và chà xát nhẹ nhàng.

+ Bước 4: Rửa sạch chân bằng nước thường. Lau khô, thoa kem dưỡng ẩm nhẹ và đi tất.

Bạn có thể thử phương pháp khắc phục tại nhà này hai lần một tuần và trong vòng một tháng, bạn sẽ nhận thấy gót chân của mình dần phục hồi.

Cần nhớ, nếu bạn thấy bất kỳ hiện tượng chảy máu nào hoặc cảm thấy kích ứng xung quanh gót chân của mình, hãy ngừng sử dụng sản phẩm này ngay lập tức và vệ sinh chân sạch sẽ.

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân

Những người béo phì hay bị nứt gót chân.

Một số cách chữa lành gót chân có thể làm tại nhà

Tẩy tế bào chết với đường là thành phần chính sẽ giúp bạn đạt được mục đích. Đường chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp các tế bào da của bạn được phục hồi. Điều quan trọng là phải giữ cho gót chân của bạn ngậm nước. Ngoài ra, đủ độ ẩm sẽ làm cho gót chân của bạn mềm mại và dẻo dai.

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân

Điều quan trọng là phải giữ cho gót chân của bạn ngậm nước.

- Sử dụng chất làm mềm hoặc chất giữ ẩm: Chất làm mềm da thẩm thấu vào da và giảm mất nước. Chúng lấp đầy khoảng trống giữa các vảy da, giúp da mịn màng, mềm mại và linh hoạt. Chất giữ ẩm thâm nhập vào lớp da bên ngoài, hút nước từ không khí và duy trì độ ẩm. Chúng cũng giúp tăng khả năng chứa nước của da.

- Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân lên gót chân: Sau khi chất làm mềm hoặc chất giữ ẩm được hấp thụ, bạn có thể thoa một lớp dày kem dưỡng ẩm lên trên ngay trước khi đi ngủ để giữ ẩm.

- Sử dụng tất 100% cotton khi đi ngủ: Mang tất 100% cotton đi ngủ sau khi thoa dưỡng ẩm vào gót chân có thể giúp: giữ độ ẩm trong khi làn da vẫn được thở. Da ở gót chân sẽ mềm hơn sau khi bạn lặp lại thói quen này trong vài ngày.

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân

Dầu dừa có thể chữa lành gót chân của bạn ngay lập tức.

- Sử dụng băng lỏng: Theo giới chuyên gia, bạn có thể dùng băng dạng lỏng hoặc gel để băng vùng da bị rạn nứt. Những chất này tạo ra một lớp bảo vệ trên các vết nứt, giúp giảm đau, ngăn chặn bụi bẩn và vi trùng xâm nhập vào vết thương, đồng thời giúp vết thương nhanh lành hơn.

Tuy vậy, giới chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên đến gặp bác sĩ da liễu nếu gót chân bị nứt nẻ nghiêm trọng hoặc nếu việc tự điều trị không cải thiện được tình trạng nứt gót chân sau một tuần.

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân
Tips làm đẹp của sao Hàn độ tuổi 30