Tại sao mắt bị ngứa và đỏ

Khi bị ngứa mắt, nhiều người có thói quen đưa tay dụi mắt, rửa mắt bằng nước muối hoặc dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt. Hành động này sẽ có thể gây hại nếu bạn không biết nguyên nhân thật sự của hiện tượng ngứa mắt là gì. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị ngứa và một số nguyên nhân nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa mắt để có cách khắc phục bạn nhé!



Mắt bị ngứa và đỏ do viêm kết mạc dị ứng

Một số người có cơ địa dị ứng (bị viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn) có thể bị viêm dị ứng ở kết mạc do phấn hoa, lông thú, nước hoa, các loại thuốc bôi ngoài da hoặc khói thuốc. 

Tại sao mắt bị ngứa và đỏ

Dụi mắt giúp giải tỏa cơn ngứa tức thời nhưng sau đó mắt sẽ sưng đỏ và tình trạng viêm ngày càng nặng nề hơn

Nếu là ngứa do viêm kết mạc dị ứng, bạn sẽ thường xuyên bị ngứa và ngứa rất dữ dội, càng day dụi càng ngứa, mắt đỏ, ra ghèn (rỉ) nhiều và thường ngứa mắt và buổi tối. 

Cách trị ngứa mắt do viêm kết mạc dị ứng

Hiện có cả thuốc uống và thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ cải thiện viêm kết mạc dị ứng bao gồm các thuốc kháng dị ứng, giảm đau và bôi trơn nhãn cầu. Hỗ trợ cải thiện bệnh này có nhóm thuốc chống viêm nhóm corticoid nhưng các thuốc này gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt khi dùng lâu dài.

Do đó, cần đến các chuyên khoa mắt để có chỉ định hỗ trợ cải thiện phù hợp cụ thể. Đồng thời, bạn cần bảo vệ mắt tránh bị viêm kết mạc dị ứng bằng cách nhận biết và tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.

Bị ngứa mắt do viêm bờ mi

Nếu như nguyên nhân gây ngứa mắt ở bệnh viêm kết mạc dị ứng là do dị ứng với các dị nguyên thì ngứa mắt do viêm bờ mi chủ yếu là do vi khuẩn. Cụ thể là do thói quen dụi tay lên mắt. Chính thói quen thường dụi mắt khiến cho các loại vi khuẩn thâm nhập vào mắt.

Ngoài ra, làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm, sử dụng chung các loại mỹ phẩm như mascara, chì kẻ mắt, dùng chung khăn lau mặt, nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây viêm bờ mi. Viêm bờ mi là bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu như cộm xốn , ngứa, mắt nhìn thấy chấm đen... Khi dùng thuốc tra thì đỡ ngứa tạm thời.

Cách khắc phục

Trong trường hợp bị viêm sâu bên trong mắt, việc chỉ bôi ngoài không hiệu quả mà cần phối hợp các phương pháp hỗ trợ cải thiện khác. Do đó, nếu thường xuyên bị ngứa mắt và cộm khó chịu, bạn cần đi khám để có hướng hỗ trợ cải thiện dứt điểm. 

Mắt bị ngứa do điều tiết nhiều

Mắt phải điều tiết quá nhiều do làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, bị tật khúc xạ hoặc tăng độ cũng sẽ gây tình trạng ngứa mắt.

Đặc biệt, do yếu tố công việc, bạn phải tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính trong thời gian lâu mà không cho mắt nghỉ ngơi thư giãn cũng làm cho mắt căng thẳng và ngứa. Ngứa mắt do phải điều tiết quá mức có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Tại sao mắt bị ngứa và đỏ

Nếu đang phải làm việc với máy tính nhiều giờ trong ngày, bạn không nên xem thường các triệu chứng thường xuyên bị ngứa, mỏi, nhức mắt 

Cách chữa ngứa mắt do điều tiết

  • Điều chỉnh ánh sáng phù hợp và kiểm tra mắt định kỳ mỗi 6 tháng.
  • Nếu làm việc với máy tính, bạn cần điều chỉnh thiết bị có chế độ giảm ánh sáng màn hình hoặc đeo kính bảo vệ mắt.
  • Nhớ cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc và chớp mắt thường xuyên hơn khi đang làm việc để mắt khỏi khô. Đeo kính râm khi ra nắng gay gắt.
  • Đặc biệt, bạn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất qua thực phẩm hằng ngày và các dưỡng chất chuyên biệt để nuôi dưỡng cho mắt sáng khỏe từ bên trong. 

Các nhà nhãn khoa trên thế giới đã phát hiện ra Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ tế bào võng mạc (RPE) trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Tại sao mắt bị ngứa và đỏ

Tinh chất Broccophane thiên nhiên (có trong Wit) được chiết xuất từ bông cải xanh rất giàu Sulforaphane, giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên

Vì vậy, giải pháp mới được các nhà nghiên cứu Mỹ khuyến cáo là chủ động chăm sóc mắt từ bên trong trên cơ sở cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm tăng cường Thioredoxin từ đó đảm bảo chức năng của mắt.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane), giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào võng mạc, hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của ánh sáng nguy hiểm và cải thiện các triệu chứng khó chịu của hội chứng thị giác màn hình (mắt phải hứng chịu những tác động xấu của ánh sáng xanh) trong đó bao gồm cả tình trạng ngứa mắt rất hiệu quả.

Ngứa mắt do đeo kính áp tròng

Những chiếc kính áp tròng (còn gọi là lens hay kính tiếp xúc) với nhiều công năng và đa dạng màu sắc giúp người đeo tạo vẻ đẹp ấn tượng cho đôi mắt hoặc được dùng để điều chỉnh tật khúc xạ. Thế nhưng, đằng sau lớp kính ấy lại ẩn chứa nhiều mối nguy cho mắt nếu không được sử dụng và vệ sinh đúng cách. Do đặc tính “áp tròng”, kính sẽ ôm sát vào giác mạc và được ngăn cách bằng một lớp nước mỏng, chính là nước mắt. Lớp nước mắt này được thay mới liên tục để đào thải vi khuẩn.

Thế nhưng, hành động đặt vào, tháo ra lại vô tình đưa vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng vào mắt. Đây chính là cơ hội để “những người bạn không mời mà đến” này gây ra các loại bệnh cho mắt như viêm kết mạc, viêm/loét giác mạc… với những biểu hiện ngứa ngáy, cộm mắt, đỏ mắt, nhìn mờ, tiết ghèn mắt. Hơn nữa, việc sử dụng kính áp tròng quá thường xuyên hay không đúng cách có thể khiến giác mạc bị trầy xước, gây khô giác mạc, dị ứng...

Cách khắc phục ngứa mắt do dùng kính áp tròng

Khi bạn cảm thấy mắt bị kích ứng, hãy nhanh chóng tháo kính ngay khỏi mắt để tránh nhiễm trùng hay khiến tình trạng kích ứng thêm nặng. Nếu thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như ngứa mắt, tiết ghèn mắt, đau nhức, nhìn mờ, có ánh sáng nhấp nháy hoặc mắt đỏ, hãy đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để có hướng xử trí đúng đắn.

Ngứa khóe mắt (hốc mắt) do dị vật trong mắt

Tình trạng ngứa nơi khóe mắt hay hốc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị vật rơi vào mắt, dị ứng mỹ phẩm, đeo kính áp tròng, khô mắt, viêm mí mắt hay cũng có thể đến từ lý do thiếu chất. Có một nguyên nhân khác, thường gặp ở dân văn phòng, ngứa mắt do ảnh hưởng của ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử màn hình phẳng.

Theo phản ứng tự nhiên, khi ngứa mắt, chúng ta thường có thói quen đưa tay dụi mắt. Hành động này là nguyên nhân gián tiếp gây ra những loại bệnh về mắt. Bởi dụi mắt quá nhiều với lực mạnh sẽ gây chà xát mạnh và khiến giác mạc bị bào mòn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Cách khắc phục ngứa khóe mắt do dị vật

Khi xuất hiện tình trạng ngứa nơi khóe mắt hay hốc mắt nhưng chưa biết nguyên nhân, bạn có thể áp dụng ngay các cách sau (lưu ý nên rửa sạch tay trước khi áp dụng):

  • Làm ấm mắt: Xoa hay bàn tay vào nhau cho nóng rồi áp nên mắt. Thực hiện khoảng 5 lần.
  • Massage mí mắt: Dùng ngón trỏ miết nhẹ vùng đuôi mắt rồi kéo căng về phía tai. Tiếp tục dùng ngón trỏ đặt ở góc mí gần sống mũi, ấn nhẹ nhàng lên bờ mi rồi kéo căng từ sống mũi ra đuôi mắt. Thực hiện 3-5 lần.

Khi mắt đang bị ngứa, bạn không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, hạt tiêu, ớt… để tránh gây kích thích thêm cho mắt. Đeo kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài để tránh khói bụi. Nên giữ vệ sinh sạch sẽ, không dụi tay bẩn vào mắt; không tiếp xúc gần với chó mèo nếu thuộc cơ địa dị ứng…

Nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm, bạn nên đi khám để biết rõ nguyên nhân, có hướng điều trị phù hợp.

Xem clip: Hết mờ, mỏi, chảy nước mắt sống

Một số lưu ý khi mắt bị ngứa

Khi bị ngứa mắt có nên dụi mắt không?

Đây là phản ứng chung của nhiều người khi bị ngứa mắt. Tuy nhiên, theo lời khuyên của những bác sĩ, chuyên gia nhãn khoa, bạn không nên dụi mắt khi cảm thấy ngứa. Lý do, dùng tay dụi mắt vô tình sẽ đưa vi khuẩn xâm nhập vô mắt, càng khiến tình trạng ngứa thêm nặng nề. Nguy hiểm hơn, dụi mắt có thể gây trầy xước giác mạc, bào mòn giác mạc, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ra các bệnh về mắt nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực.

Bị ngứa mắt nhỏ thuốc gì?

Thông thường, nhiều người thường dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, vệ sinh mắt. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Văn Truyền, Chuyên gia cao cấp dược học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, cấu trúc mắt và nhãn cầu rất phức tạp và tinh tế, niêm mạc mắt mỏng manh, dễ thương tổn và vi khuẩn dễ xâm nhập, lan truyền. Vì thế, thuốc nhỏ mắt phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo độ vô trùng tuyệt đối như thuốc tiêm truyền.

Tại sao mắt bị ngứa và đỏ

Nhỏ nước muối sinh lý dù được xem là giải pháp tạm thời nhưng vẫn cần đảm bảo các quy tắc vô trùng

Do đó, khi áp dụng nhỏ nước muối sinh lý, bạn cần tuân thủ đúng quy định: mua đúng loại nước muối sinh lý dùng cho mắt; mỗi người nên dùng riêng một lọ; không chạm đầu lọ thuốc vào mắt trong lúc nhỏ để tránh nhiễm khuẩn vào lọ thuốc; lọ nước muối sinh lý sau khi mở nắp chỉ nên dùng trong 2 tuần.

Những quy định này được áp dụng cho cả khi dùng nước mắt nhân tạo. Tuy nhiên, “cẩn tắc vô áy náy”, bạn nên đi khám chuyên khoa mắt để xác định rõ nguyên nhân gây ngứa và được tư vấn về việc sử dụng các sản phẩm điều trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Không ai hiểu bạn bằng chính bản thân bạn. Do đó, không chỉ mắt mà bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, khi thấy chúng “lên tiếng” thì cách tốt nhất là đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Lý do là vì bạn sẽ không biết đó có phải là dấu hiệu cảnh báo của bệnh hay không.