Tại sao ngủ hay thức giấc nửa đêm

Thức dậy lúc nửa đêm và khó ngủ trở lại là dấu hiệu cơ thể đang có 4 vấn đề này

Chia sẻ

Chìa khoá để bảo vệ sức khoẻ là đặt giấc ngủ lên hàng đầu. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ phục hồi năng lượng và sửa chữa những tổn thương của các cơ quan nội tạng.

Một giấc ngủ đủ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, không ít người thường hay thức giấc vào lúc nửa đêm và khó ngủ trở lại. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang có những vấn đề sau:

Bệnh phổi

Nếu bạn thường thức dậy trong khung giờ từ 3 – 5 giờ sáng, hãy nghĩ đến đó là dấu hiệu của bệnh phổi. Theo Y học Cổ truyền Trung Quốc, vào thời điểm này nếu phổi có những tổn thương nó sẽ biểu hiện rõ rệt nhất, đặc biệt là ho.

Ảnh: Everydayhealth

Cách phòng tránh: Để phòng ngừa bệnh phổi, bạn cần bổ sung một số loại củ có màu trắng vào bữa ăn. Chẳng hạn như củ cải trắng có tác dụng thanh nhiệt, giảm đờm, giảm ho, tăng cường hệ miễn dịch. Hay như củ sen, nó có tác dụng làm ấm phổi, giảm ho, cải thiện tình trạng phổi.

Nhồi máu cơ tim

Thức dậy vào lúc nửa đêm trong thời gian dài và không thể ngủ lại cũng được cho là một trong những dấu hiệu của bệnh tim. Sau khi ngủ, hoạt động của các cơ quan đều tạm ngưng hoạt động. Khi tim có thể cung cấp máu nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu của não, lúc nay vỏ não sẽ hoạt động và kích thích tim cung cấp máu nhiều hơn. Vào thời điểm này, nó sẽ gây ra tình trạng thức giấc thường xuyên vào lúc nửa đêm.

Ảnh: Puzderko

Thiếu máu cơ tim cũng có thể gây ramột loạt các biểu hiện như tứcngực, đánh trống ngực và khó thở.

Cách phòng tránh: Những loại thực phẩm có màu đỏ như cà chua rất giàu vitamin C, rất tốt cho việc tiếp thêm năng lượng, loại bỏ máu ứ, giảm mệt mỏi, rất có lợi cho tim và còn giúp ngăn ngừa đột quỵ. Ngoài ra, một số loại quả như bưởi đỏ, đậu đỏ cũng rất tốt trong việc duy trì sức khoẻ tim mạch ổn định.

Theo Y học Cổ truyền Trung Quốc, buổi trưa là thời gian “vàng” để cung cấp máu cho động mạch vành, làm giảm mệt mỏi hiệu quả. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ngủ trưa 30 phút có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 30% so với người không ngủ trưa.

Bệnh gan

Thời điểm đêm khuya từ 1 – 3 giờ sáng là lúc gan sửa chữa những tổn thương và hồi phục lại trạng thái. Lúc này, nếu gan đang bị quá tải, gan nóng thì người bệnh sẽ thường tỉnh giấc do sự khó chịu trong người. Ngoài cảm giác tức giận, nóng bức thì người bệnh còn có một số triệu chứng khác đi kèm như khô miệng, đắng miệng, đau đầu, đổ mồ hôi, mắt đỏ và sưng.

Ảnh: Healthline

Cách phòng tránh: Cần tây có những hoạt chất giúp làm dịu gan và giải nhiệt. Nó còn có thể làm dịu thần kinh, cải thiện giấc ngủ, có lợi cho những người luôn khó chịu khi thiếu ngủ. Ngoài ra, một số loại trà thảo dược như trà hoa cúc cũng giúp hạ nhiệt, dịu gan, giải độc rất tốt.

Mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, họ thường thức dậy vào lúc nửa đêm và bị chứng mất ngủ kinh niên. Điều này là do chức năng buồng trứng suy giảm, thiếu hụt estrogen, dẫn tới rối loạn nội tiết tố.

Ảnh: WebMD

Cách phòng tránh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, căng thẳng và lo lắng ở phụ nữ mãn kinh. Ngoài ra, nó cũng có thể cải thiện giấc ngủ, tạo ra hiệu ứng tâm lý tích cực và kích thích phản ứng sinh lý theo chiều hướng tốt. Phụ nữ mãn kinh thích hợp hơn cho các hoạt động sức bền, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, leo núi, yoga, thể dục nhịp điệu...

Nguồn: //baogiaothong.vn/thuc-day-luc-nua-dem-va-kho-ngu-tro-lai-la-dau-hieu-co-the-dang-co-4-van...Nguồn: //baogiaothong.vn/thuc-day-luc-nua-dem-va-kho-ngu-tro-lai-la-dau-hieu-co-the-dang-co-4-van-de-nay-d473724.html

Những dấu hiệu từ móng tay cảnh báo sức khỏe ”gặp chuyện” nghiêm trọng

Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay thường có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay có màu trắng, bề mặt trơn,...

Bấm xem >>

1900 5555 10

Tin tức

  • Blog Kiến Thức
  • Tin khuyến mãi
  • Hoạt Động Xã Hội

Tin Liên Quan

Thật thú vị khi có được một đêm ngon giấc. Bạn thức dậy với cảm giác tràn đầy năng lượng, sảng khoái và sẵn sàng đối phó với những gì trong ngày ập đến với bạn.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, ngủ đủ giấc vào ban đêm không dễ dàng như bạn tưởng - và việc thường xuyên thức giấc vào ban đêm thường gây ra vấn đề.

Ngủ ngon, thức dậy sảng khoái là mơ ước của nhiều người

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm lý [Mỹ], trong một nhóm 22.740 người trên 15 tuổi, 31,2% cho biết họ thức dậy vào ban đêm ít nhất 3 lần một tuần, theo Eat This, Not That!

Đọc tiếp để khám phá những gì các chuyên gia về giấc ngủ nói có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm và phải làm gì để khắc phục vấn đề này.

Bạn uống rượu gần giờ đi ngủ

Các chuyên gia cho biết, mặc dù rượu có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng uống rượu cũng có thể khiến bạn dễ bị thức giấc vào ban đêm.

"Uống rượu gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến sự khởi đầu chậm trễ của giai đoạn REM của giấc ngủ trong nửa đầu của thời kỳ ngủ với sự phân mảnh của giấc ngủ gia tăng trong nửa sau của đêm", Allison Siebern, tiến sĩ, trợ lý giáo sư tư vấn tại Trường Y Đại học Stanford [Mỹ] và cố vấn khoa học về giấc ngủ đầu cho Proper, giải thích.

Các chuyên gia cho biết, mặc dù rượu có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng uống rượu cũng có thể khiến bạn dễ bị thức giấc vào ban đêm

Bạn bị ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ thường có nghĩa là thường xuyên thức dậy hằng đêm, và nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tiến sĩ Siebern cho biết: “Nếu bạn thức dậy trong đêm thở hổn hển hoặc cảm thấy khó thở hoặc ai đó cho biết rằng bạn ngáy to và/hoặc bị gián đoạn nhịp thở khi ngủ, thì điều quan trọng là nên đi gặp bác sĩ sớm.

"Đây có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, nơi có sự gián đoạn trong luồng không khí dẫn đến giấc ngủ bị rời rạc. Có thể có trường hợp ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc sự gián đoạn luồng không khí trở nên tồi tệ hơn trong giấc ngủ REM, dẫn đến sự phân mảnh hơn nữa của giai đoạn ngủ cụ thể đó", tiến sĩ Siebern cho biết thêm, theo Eat This, Not That!

May mắn thay, nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ, cả hai việc giảm cân và sử dụng máy Áp lực đường thở tích cực liên tục [CPAP] đều có thể giúp ích.

Bạn bị đau

Cho dù bạn bị đau mạn tính hay đang phải đối mặt với một tấm đệm thô ráp, bất kỳ loại đau đớn nào về thể chất đều có thể dẫn đến giấc ngủ rời rạc và kiệt sức nghiêm trọng.

Huấn luyện viên khoa học về giấc ngủ được chứng nhận Alex Savy, người sáng lập SleepingOcean.com, cho biết: “Những người đối mặt với cơn đau mạn tính hoặc cấp tính thường có giấc ngủ ít sâu hơn và do đó, có khả năng thức dậy vào nửa đêm”.

"Đương nhiên, kiểm soát cơn đau sẽ là giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này. Ngoài ra, một tấm nệm tốt cũng có thể hữu ích. Nếu nệm mang lại sự phù hợp và có tác dụng giảm áp lực tích tụ trong cơ thể, thì nó cũng có thể giúp giảm đau", huấn luyện viên Savy giải thích.

Không thể phủ nhận việc uống đủ nước suốt cả ngày có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng việc uống nước quá gần giờ đi ngủ là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến tình trạng thức đêm khiến bạn kiệt sức.

"Một trong những lý do phổ biến nhất đằng sau việc thức giấc vào ban đêm là nhu cầu đi tiểu.

Nếu đúng như vậy, những người đi ngủ cần uống chất lỏng sớm hơn vào buổi tối hoặc hạn chế số lượng chất lỏng trước khi đi ngủ", huấn luyện viên Savy nói, theo Eat This, Not That!

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề