Tại sao nói trò chơi là một phương pháp công tác Đội cho ví dụ minh hoa

MỞ ĐẦU

     1. Lí do chọn đề tài

     1.1. Về mặt lí luận

     Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường như thông qua hệ thống nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình và của xã hội. Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của đội và việc tự rèn luyện của đội viên.

    Căn cứ chương trình liên tịch số 01-CTLT/TĐTN-SGD&ĐT về công tác Đội và phòng trào thiếu nhi năm học 2018-2019. Mục tiêu các nhà trường đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục cho các em lưu giữ những bản sắc của dân tộc. Và đây cũng là những trò chơi dân gian mang tính cộng đồng đã đựơc lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng đã bị mai mòn dần bời các trò chơi hiện đại.

     1.2. Về mặt thực tiễn

     Trên thực tế hiện nay, hoạt động vui chơi cho các em ở trường nói chung và ở các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng chưa được quan tâm đúng mức.

     Hiểu được tâm lý chung của thiếu nhi “Học mà chơi- Chơi mà học” với vai trò của người Tổng phụ trách Đội, người tổ chức các hoạt động Đội, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi dân gian vào các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất thiết thực và bổ ích nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi Liên đội Trường Tiểu học Định Công” làm đề tài nghiên cứu.

     2. Mục đích nghiên cứu

     Nghiên cứu đề xuất các biện pháp “Tổ chức trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi ở Liên đội Trường Tiểu học Định Công” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

     3.1. Khách thể nghiên cứu

     Các hoạt động Đội của thiếu nhi tại trường Tiểu học

     3.2. Đối tượng nghiên cứu

     Biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi Trường Tiểu học Định Công.

     4. Nhiệm vụ nghiên cứu

     4.1. Nghiên cứu lí luận

     Một số vấn đề về hoạt động rèn luyện kĩ năng

     4.2. Nghiên cứu thực trạng Phân tích làm rõ thực trạng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

     4.3. Đề xuất các biện pháp “Tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.

     4.4. Tiến hành khảo nghiệm

     5. Phương pháp nghiên cứu

     5.1. Nghiên cứu lí luận

     Thông qua đọc sách, thu thập tài liệu có liên quan tới nghiệp vụ công tác Đội, sách tâm lí để hiểu rõ hơn về tâm sinh lí ở lứa tuổi tiểu học.

      5.2. Nghiên cứu thực tiễn: Kiểm nghiệm tính khả thi và mức độ của việc tổ chức các trò chơi dân gian. Qua đó để tìm ra những chỗ làm được, chỗ chưa  làm được, từ đó đưa biện pháp giải quyết.

- Phương pháp quan sát: Thông qua công tác chỉ đạo và thực hiện ở Liên đội tôi tự rút ra những kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nghiệp vụ cho công tác của mình. Bên cạnh đó tôi còn luôn học hỏi kinh nghiệm thực tế của các Liên đội bạn, sàng lọc áp dụng cho Liên đội mình, giúp các em có hứng thú khi tham gia các trò chơi dân gian, học thêm được nhiều trò chơi mới......

- Phương pháp đàm thoại: Thông qua việc giám sát các hoạt động hàng ngày; hỏi - đáp giữa Tổng phụ trách và ban chỉ huy Liên Chi đội, tư vấn của Phụ trách chi để xác định được những nhận thức về nội dung kiến thức và kỹ năng hoạt động của các em; tự phát hiện ra những ưu - khuyết điểm trong khi triển khai hoạt động này để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Để đạt được hiệu quả cao,Tổng phụ trách cần có hệ thống câu hỏi mang tích chất gợi mở để các em học sinh bày tỏ những khó khăn, thắc mắc, trăn trở của mình.

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Để làm tốt và hoàn thành nhiệm vụ của mình tôi có tham khảo ý kiến của cán bộ Hội đồng đội, Ban giám hiệu nhà trường, các Tổng phụ trách trường bạn để đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất biện pháp để “Tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.

    6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

    - Nghiên cứu các nội dung, hình thức “Tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong các hoạt đông ngoài giờ lên lớp” tại Liên đội tiểu học Định Công.

     - Thời gian năm học 2018-2019.

NỘI DUNG

    I. Cơ sở lí luận của việc tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

     1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài:

     1.1. Trò chơi

     Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi giải trí.

     1.2. Trò chơi dân gian

- Là loaị trò chơi có từ rất lâu, nó phản ánh đời sống tâm lý, thiên nhiên của từng dân tộc nhằm giáo dục, xây dựng nhân cách văn hoá dân tộc cho các em học sinh

- Là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá của dân tộc. (Theo trang 4 sách trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi)

- Là một loại hình trò chơi do người dân lao động sáng tạo ra dựa trên hoạt động lao động thường ngày, dưới hình thức mô phỏng lại những hoạt động đó.

     1.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp

     Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.

     Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.

     Đặc trưng của trò chơi

      + Là một hoạt động tự do

      + Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian

      + Trò chơi là hoạt động giả định nhưng phản ánh đời sống tự nhiên, xã hội

      + Trò chơi là hoạt động có quy tắc - Trò chơi là một hoạt động bất định (theo trang 182 sách công tác Đội TNTP và nhi đồng HCM).

     2. Vị trí, vai trò của trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Các trò chơi dân gian vui tươi, phong phú phản ánh những hiện tượng đơn giản trong cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hằng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ.

- Tên trò chơi hấp dẫn, vai chơi tự nguyện, hành động chơi thoả mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, kết quả chơi có yếu tố bất ngờ và luật chơi khá đơn giản giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Đồ chơi đi kèm trong trò chơi dân gian cũng  không đòi hỏi đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng những đồ dùng, vật dụng sẵn có quanh ta và một đồ chơi có thể sử dụng trong nhiều trò chơi.

- Trò chơi dân gian gắn liền với cuộc sống của người dân, những trò chơi đơn giản, dễ chơi với những bài đồng dao âm điệu nhịp nhàng hoà quyện với những trò chơi, tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở lên sống động, vui tươi, nhí nhảnh.

- Trò chơi dân gian trẻ em có ý nghĩa luyện kỹ năng. Nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. Bởi lẽ ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Và chính sự phát triển về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. Là cơ sở cho việc làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ, tạo môi trường rèn luyện ngôn ngữ nói.

- Trò chơi dân gian là một thế giới của trẻ thơ, nó tạo ra cho trẻ một môi trường tự nhiên để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ. Vì vậy người giáo viên cần sử dụng những biện pháp dạy phù hợp để mang lại hiệu quả cao

     3. Nội dung của các trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Có rất nhiều loại trò chơi dân gian như:

- Loại trò chơi vận động: là trò chơi cho trẻ em vận động chân tay, chạy nhảy, lộn vòng, gây không khí vui nhộn: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, lò cò, những loại trò chơi này thường được chơi ở ngoài trời để dễ tiếp xúc với thiên nhiên với cảnh vật xung quanh, nhằm tăng cường sức khoẻ và các tố chất về thể lực cho trẻ.

- Loại trò chơi học tập: Đó là những trò chơi nhằm phát huy  trí tuệ của trẻ em, dạy trẻ em biết quan sát, tính toán.

- Loại trò chơi mô phỏng: Đây là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như: làm nhà, cày ruộng, nấu ăn. Nhờ đó trẻ hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau.

- Loại trò chơi sáng tạo: Đây là loại trò chơi trong đó trẻ em tự tay làm những đồ vật bằng vật liệu tự nhiên như: Xếp thành chong chóng, đất xét thành con vật, qua đó giúp cho trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến khơi dậy khiếu thẩm mỹ cần cho cuộc sống và lao động sau này.

* Một số trò chơi dân gian hiện nay thường được tổ chức trong trường Tiểu học: Chi chi chành chành, thả đỉa ba ba, lò cò, mèo đuổi chuột, cắp cua.

* Các trò chơi dân gian trẻ em như: Truyền thẻ, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, ô ăn quan, chi chi chành chành,… có thể chơi mọi lúc, mọi nơi bởi lẽ nó không phụ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi của người lớn.

* Điểm đặc biệt của trò chơi dân gian đó là hầu hết trò chơi đều gắn liền với những bài đồng dao. Nó là yếu tố ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi, là nhịp điệu của trò chơi. Đây là yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển ngôn ngữ của trò chơi dân gian đối với trẻ.

* Tổ chức trò chơi dân gian: Đây là một quá trình giáo dục vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm quản lý và nghiệp vụ sư phạm để thu hút hướng trẻ vào trò chơi và với sự chuẩn bị chu đáo với các điều kiện để trò chơi diễn ra, tạo cho trẻ một "sân chơi " tốt, lành mạnh và bổ ích, không chỉ có sự hiểu biết về trò chơi, được thoả mãn nhu cầu chơi mà còn tiếp nhận được kinh nghiệm xã hội lịch sử, nét đẹp, nét văn hoá của dân tộc ẩn chứa trong trò chơi dân gian.

     II. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp

     1. Đặc điểm chung của Liên đội

     Trường nằm trên địa bàn phường có diện tích và dân số gần đông nhất quận Hoàng Mai, đời sống nhân dân cơ bản ổn định; Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương có sự quan tâm thiết thực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đây chính là điều kiện tiên quyết để nhà trường phát triển tốt.

- Do sĩ số học sinh đông, diện tích sân trường hẹp, khu vực đất trống đảm bảo cho việc vui chơi của học sinh còn hạn chế.

- Số lớp: 43 lớp (khối 1: 12 lớp; khối 2: 9 lớp; khối 3: 7 lớp; khối 4: 8 lớp; khối 5: 7 lớp)

- Số lượng học sinh: 2.306 học sinh.

     2. Thực trạng các trò chơi dân gian ở Liên đội Trường Tiểu học Định Công:

     Trường tiểu học Định Công thuộc Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Trước kia là làng Định Công người dân sống chủ yếu là làm ruộng. Những năm gần đây được thành lập Quận nên cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Nhưng đa phần vẫn còn nghèo vì trên địa bàn Định Công có đến 1/3 các hộ gia đình đến từ nhiều vùng quê khác nhau ở trọ và làm ăn. Có rất nhiều học sinh phải phụ giúp gia đình ngay từ nhỏ, cuộc sống rất khó khăn. Mặt khác, trong thời kì kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, thời kì “mở cửa” là thời kì mà toàn xã hội lao vào mải mê với việc làm kinh tế, đôi khi không còn thời gian để chăm sóc cho con mình phó mặc hết cho nhà trường, còn các em được tự do về thời gian hơn. Chính vì thế một số học sinh đã lao vào chơi điện tử, trò chơi hiện đại, đôi khi các em bỏ cả học để đi vào quán Game, có những hôm tôi đi làm sớm đã nhìn thấy một số học sinh khối 5 đang chơi trong quán game các em đang dần quên đi những trò chơi dân gian mà ông cha ta lưu truyền qua bao nhiêu thế hệ. Nhưng bên cạnh đó có một bộ phận học sinh ngoan, nghe lời cô giáo và đặc biệt yêu thích các hoạt động tập thể. Trước một số vấn đề như vậy, nhà trường đã nhanh chóng thấy rõ được trách nhiệm cao cả của mình là làm sao phải giáo dục được thế hệ trẻ thành một con người toàn diện. Có nghĩa là không chỉ có kiến thức khoa học mà còn phải biết giữ gìn bản sắc dân tộc.

     Trong những năm học trước nhà trường đã tổ chức các trò chơi dân gian vào tiết hoạt động tập thể nhưng chưa có hiệu quả. Năm học 2018- 2019 Hội đồng Đội Quận Hoàng Mai đã đưa vào nội dung chương trình công tác Đội (1.3. Thiếu nhi Hoàng Mai: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt) nêu rõ “Cần định hướng và giúp các em tham gia các trò chơi có ý nghĩa giáo dục, lành mạnh; hướng dẫn thiếu nhi tham gia các trò chơi dân gian”.

     3. Những ưu điểm và bất cập của việc tổ chức trò chơi dân gian tại Liên đội Tiểu học Định Công:

     3.1. Ưu điểm:

- BGH nhà trường rất quan tâm, ủng hộ và có sự chỉ đạo sát sao về việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Giáo viên TPT có kinh nghiệm về cách thức tổ chức các hoạt động.

- Giáo viên chủ nhiệm các khối lớp nhiệt tình đôn đốc học sinh tham gia các hoạt động Đội.

     3.2. Những vấn đề bất cập:

     Nhà trường luôn coi trọng các hoạt động Ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, việc thực hiện đó vẫn là làm theo sự chỉ đạo chung của ngành, mang tính hình thức, chưa có sự cải tiến về nội dung, hình thức tổ chức cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và điều kiện của từng trường. Vì thế, hiệu quả hoạt động chưa cao, còn nhiều hạn chế.

- Về nội dung:

+ Do sân trường hẹp, các giờ học chủ yếu sử dụng các trò chơi vận động, lặp đi lặp lại nhiều lần, không gây hứng thú cho học sinh ở các giờ học sau.

+ Các nội dung giáo dục thẩm rmỹ, văn hoá ít được đề cập.

+ Một số trò chơi chưa được khai thác hợp lý do thời gian giành cho hoạt động Ngoài giờ lên lớp rất ít.

- Về hình thức:

+ Giáo viên thường là người điều khiển.

+ Quan sát việc tổ chức các hoạt động Ngoài giờ lên lớp và trao đổi với một số giáo viên, tôi được biết, thời gian mà giáo viên dành cho các hoạt động là chưa hợp lý. Đối với họ việc hoàn thành các môn dạy trong tuần quan trọng hơn. Vì thực chất khi tổ chức các trò chơi dân gian hoặc tổ chức các cuộc thi theo chủ đề thì người giáo viên cần phải chuẩn bị kỹ, tốn nhiều thời gian mà cơ sở vật chất cần để sử dụng cho các hoạt động này cũng chưa được đầy đủ.

     III. Đề xuất các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

    1. Xây dựng kế hoạch đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Ngay từ đầu năm học, trong xây dựng kế hoạch công tác Đội và phong trào thiếu nhi, tôi đã triển khai đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt đông Ngoài giờ lên lớp.

Với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu nhi: tò mò, hiếu động, thích cái mới lạ .... nhưng cũng dễ nhàm chán. Khi tổ chức các trò chơi dân gian đòi hỏi người phụ trách cần thay đổi nội dung, hình thức trò chơi để đáp ứng nhu cầu tâm lý của thiếu nhi.

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI

              TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH CÔNG

                                KẾ HOẠCH

 Phân công và huy động giáo viên, nhânviên tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp năm học 2018-2019

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

NGƯỜI THỰC HIỆN

        1. Hoạt động văn hoá , văn nghệ:

- Tổ chức cho học sinh tham gia liên hoan văn nghệ nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn.

- Đ/c Hoa – Thắm – Thắng  – GVCN

- Tổ chức CLB Âm nhạc, Mĩ thuật, bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh

- Đ/c Thắm – Linh - Nam.

- Hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “ Mừng Đảng mừng Xuân”.

- Đ/c Hoa – Thắm – Thắng

        2. Hoạt động vui chơi giải trí, TDTT:

- Tổ chức Hội Thiếu nhi vui khỏe nhân dịp 26/3. Học sinh được tham gia chơi các trò chơi dân gian vui khoẻ, thi đấu TDTT nhằm nâng cao thể chất, giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác cho học sinh.

- Tham gia thi các nội dung Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận.

- Đ/c Hoa - Thuận – Nam – Quý -GVCN

- Đ/c Thuận + Nam + Đạt + Tuấn Anh

         3. Hoạt động công ích:

- Hướng dẫn học sinh vệ sinh trường ,lớp vào chiều thứ 6 hàng tuần.

- Đ/c Hoa - GVCN

- Hướng dẫn học sinh  khối 3,4,5  chăm sóc các Công trình măng non.

- GVCN- Đ/c Hoa.

- Tổ chức chương trình “An toàn giao thông” và “ Tôi yêu Hà Nội” , “Đêm hội trăng rằm”vào tháng 9, 10.

- Tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”

- Đ/c Hoa – GVCN- Chi đoàn

- Tổ chức “ Diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” vào tháng 3.

- Đ/c Hoa  – GVCN- Chi đoàn

- Hướng dẫn học sinh chăm sóc Công trình măng non cấp Liên đội vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần - Đài tưởng niệm liệt sĩ của Phường các dịp 27/7, 22/12, 30/4

- GVCN- Đ/c Hoa

- Tổ chức “Ngày hội Đọc”

- Liên hoan trò chơi dân gian, Sân chơi cuối tuần

- Đ/c Hoa – Hà đồ dung – Giang vp

- Đ/c Hoa – Chi đoàn

          4. Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh

- Tổ chức các hoạt động SHTT khối, Sinh hoạt sao theo chủ điểm, mỗi tháng 1 lần.

- Đ/c Hoa - GVCN

- Kết nạp Đội cho 215 học sinh khối 3, 4, 5 dịp 26/3 và 15/5

- Đ/c Hoa – GVCN- Chi đoàn

- Tổ chức cuộc thi “ Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” cấp liên đội vào tháng 3.

- Tổ chức “Ngày hội công nhận hoàn thành Chương trình Rèn luyện đội viên”

- Tổ chức chương trình “Em yêu biển đảo Việt Nam”

- Đ/c Hoa – GVCN- Chi đoàn

- Tổ chức Hội thi “Tin học trẻ” các cấp

- Đ/c Linh - Hoa

- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể theo các ngày cao điểm trong tháng, các phong trào trong năm học.

- Đ/c Hoa

- Tổ chức Đại hội Chi đội, Liên đội, kiện toàn tổ chức Sao Nhi đồng

- Đ/c Hoa – Phụ trách chi đội, lớp nhi đồng

          5. Hoạt động mang tính xã hội:

- Tổ chức cho học sinh đi tham quan ngoại khoá 2 lần/ 1năm học.

- Tham gia các phong trào từ thiện do các cấp phát động

- Thăm và tặng quà cho gia đình khó khăn nhân dịp Tết Nguyên Đán.

- Tham gia phong trào Kế hoạch nhỏ 2 lần / 1năm học, mỗi học sinh ít nhất  từ 1- 2kg giấy loại.

- BGH- Đ/c Hoa - GVCN

- Đ/c Hoa + GVCN

- Đ/c Hoa  - Hòa

Đ/c Hoa - GVCN

     2. Phối hợp với giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng:

     2.1. Mục tiêu:

     Tạo ra thống nhất, hài hoà giữa giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng với giáo viên Tổng phụ trách.

     2.2. Cách thực hiện:

- Phối kết hợp chặt chẽ và phân công nhiệm vụ trong từng thời gian cụ thể của các hoạt động Ngoài giờ lên lớp cho giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng.

- Lập kế hoạch, gặp gỡ phụ trách chi, trao đổi nội dung và hình thức tổ chức.

- Phân công nội dung cụ thể

     3. Thiết kế an toàn khi tham gia trò chơi

     3.1. Mục tiêu:

- Tạo sự an toàn cho học sinh khi tham gia trò chơi, đảm bảo về sức khoẻ và đối tượng học sinh.

- Tìm trò chơi phù hợp với lứa tuổi các em

- Địa điểm

- Thời gian

- Dụng cụ phương tiện phục vụ trò chơi được lựa chọn phù hợp.

      3.2. Cách thực hiện

      3.2.1. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm  hướng dẫn cho học sinh nhận thức đầy đủ về trò chơi .

- Luật chơi

- Phân công số người tham gia

- Y phục khi tham gia trò chơi.

- Tổ chức trò chơi

- Phổ biến nội dung chơi, luật chơi

- Chơi thử

- Chơi thật

- Thưởng phạt

     3.2.2. Triển khai tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trò chơi 1: Ném bóng vào xô.

Mục đích : Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi tay, khả năng ước lượng trong không gian và ném trúng đích của học sinh.

Đối tượng học sinh : HS lớp 5A1.

Thời gian chơi : trong tiết hoạt động tập thể ( 35- 40 phút)

Chuẩn bị:

- 2 cái xô và 2 quả bóng bằng cao su hoặc bằng nhựa.

- Vẽ một vạch chuẩn, cách chỗ để xô từ 1,5- 2m.

- Một người điều khỉên.

Luật chơi:

- Bóng phải ném đúng vào xô và nằm trong xô, không nảy ra ngoài.

- Đội nào có số bóng nằm trong xô nhiêu là đội đó thắng cuộc.

- Mỗi học sinh được ném bóng 3 lần vào xô.

Cách chơi:

- Mỗi lớp chia thành 2 đội có số lượng bằng nhau, mỗi đội có một quả bóng để ở vạch chuẩn.

- Trẻ xếp thành hàng dọc, lần lượt từng học sinh di chuyển đến vạch chuẩn để ném bóng vào xô. Mỗi học sinh chỉ được ném 3 lần. Ném xong, học sinh lại nhặt bóng về để ở vạch chuẩn rồi đi về cuối hàng để tiếp tục ném ở những lần sau.

- Trẻ tiếp theo mới được ném bóng vào xô. m,ỗi 1 quả bóng ném trúng vào xô được ghi 1 điểm.

- Đội nào ghi được nhiều điển thì đội đó thắng cuộc.

 Trò chơi 2: Truyền tin

Mục đích:

- Học sinh được hoạt động tập thể, vui vẻ.

- Rèn khả năng lắng nghe, ghi nhớ và phản xạ nhanh cho học sinh.

- Đối tượng học sinh : HS lớp 4A2.

- Thời gian chơi: Trong tiết hoạt động tập thể ( 30- 35 phút)

Chuẩn bị:

- Diện tích chỗ chơi bình thường, tuỳ theo số học sinh tham gia chơi.

- Giáo viên chuẩn bị giấy và tin.

Luật chơi:

Học sinh có nhiệm vụ nhận tin và truyền tin đầy đủ, chính xác cho bạn của mình, học sinh nào truyền tin không chính xác sẽ bị phạt tuỳ theo lõi nặng nhẹ.

Cách chơi:

Mỗi lớp chia thành 2 nhóm bằng nhau đứng thành 2 hàng ngang và có một học sinh là người truyền tin. Học sinh truyền tin đứng đầu hàng.

Người điều khiển nói thầm với 2 người truyền tin của 2 nhóm về nội dung cần phải truyền đi. VD: “ Hôm nay bạn Hoa được điểm mười:. Sau đó, người truyền tin có nhiệm vụ quay sang bạn đứng cạnh nói nhỏ lại tin đó, chỉ nói thầm không để cho bạn khác nghe thấy. Bạn thứ 2 có nhiệm vụ nói lại cho bạn đứng bên cạnh mình. Cứ như vậy tin được truyền đến bạn cuối cùng.

 Trò chơi 3: Kéo co

Mục đích: Rèn luyện sức khoẻ, tinh thần đồng đội, tính tập thể.

Tạo không khí sôi nổi để hoạt động.

Địa điểm : Trên sân trường

Thời gian : trong tiết hoạt đông tập thể( 30- 35 phút)

Đối tượng : Học sinh lớp 3A5

Cách chơi: chia lớp thành 2 đội có số lượng bằng nhau, đứng đối diện nhau, cách đứng như sau; Hai bạn đứng đầu của 2 đội đan hai bàn tay vào nhau và lồng voà nhau, các bạn còn lại ôm bụng bạn đứng trước.

-Khi có lệnh chơi, 2 đội tìm cách kéo đội bạn qua vạch thắng của đội mình.

Luật chơi:

- Đội nào bị kéo qua vạch thua cuộc.

- Đội nào bị đứt đoạn, bị ngã thua cuộc.

Trò chơi 4: Rồng rắn lên mây.

Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, sức khỏe, tính đồng độ, tính kỷ luật.

Tạo không khí sôi nổi vui vẻ trong học tập, sinh hoạt, hoạt động.

Địa điểm: trên sân trường.

Thời gian: Trong tiết hoạt động tập thể ( 30-35 phút)

Đối tượng học sinh : Học sinh lớp 2A4

Cách chơi:

Chia lớp thành 4 nhóm chơi

Mỗi nhóm có một bạn đóng vai ông thầy thuốc để đuổi bắt, số bạn còn lại một bạn đứng đầu để có nhiệm vụ cản ông thầy thuốc không cho ông bắt khúc rắn của mình, các bạn còng lại lần lượt nắm sau áo bạn đứng đầu cho đến hết làm con rắn.

 Khi chơi ông thầy thuốc đứng một chỗ con rắn đi vòng quanh ông thầy thuốc và cùng hát.

Rồng rắn lên mây

Có cây xúc xắc

Có nhà hiển minh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà…)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.

Khi thầy thuốc trả lời “có” thì người đầu đoàn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:

Cho tôi xin ít lửa.

Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)

Lửa kho cá.

Cá mấy khúc?

Cá ba khúc.

Cho ta xin khúc đầu.

Cục xương cục xẩu.

Cho ta xin khúc giữa.

Cục máu cục me.

Cho ta xin khúc đuôi.

Tha hồ thầy đuổi.

Luật chơi: Trong một khoảng thời gian quy định thầy thuốc phải bắt được khúc rắn

Thầy thuốc dùng tay đập  khúc rắn  nào bạn đó sẽ đóng vai ông thầy thuốc, trò chơi diễn ra từ đầu.

Các bạn đóng vai con rắn không được đứt khúc (phải nắm vào tay nhau) chỗ nào đứt khúc bạn đó bị phạt.

Trò chơi 5: Bắt cá

Mục tiêu: Giúp học sinh chơi có phản ứng nhanh, tạo không khí vui vẻ trong học tập

Đối tượng học sinh lớp 2

Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá. Còn lại người chơi là cá, nắm tay nhau tạo thành vòng tròn.

Cách chơi: Khi quản trò hô bắt đầu, thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt cá

Khi nghe tiếng “ Bắt cá” của quản trò, người bắt cá nhanh tay chụp xuống để bắt cá, cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.

Luật chơi: Cá nào bị bắt là thua.

Ngưồi bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.

 Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.

     4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động

     4.1. Mục tiêu

    Để hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất và thu hút được các thành phần khác thì kiểm tra giám sát vô cùng quan trọng.

     4.2. Cách thực hiện

Nêu nội dung, hình thức kiểm tra giám sát cụ thể đến từng giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng. Giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng có trách nhiệm đôn đốc học sinh trong lớp thực hiện đảm bảo yêu cầu của trò chơi.

Ngoài ra, để việc kiểm tra giám sát có hiệu quả và tránh phải làm việc một mình, tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám Hiệu để các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn nhà trường bố trí thời gian giúp đỡ.

Ví dụ : Các đồng chí giáo viên thể dục sẽ giám sát xem học sinh chơi các trò chơi đó đúng luật chưa.

Song trong quá trình kiểm tra giám sát tôi đã gặp phải một số khó khăn như :

- Bên cạnh những giáo viên tâm huyết, nhiệt tình với phong trào này thì còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa quan tâm đến hoạt động này, không hướng dẫn học sinh tham gia hoặc hướng dẫn nhưng các con không tham gia.

- Một số học sinh chưa có ý thức tốt; tham gia còn đùa nghịch không nghiêm túc..

- Một số phụ huynh còn không hài lòng khi thấy con tham gia các trò chơi này.

     5. Tổng phụ trách chủ động trau dồi vốn hiểu biết về các trò chơi dân gian; tìm đọc các tài liệu, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, các Tổng phụ trách có kinh nghiệm

     5.1. Mục tiêu

    Bản thân người Tổng phụ trách luôn luôn tự học hỏi từ nhiều nguồn cuộc sống, biến những điều chưa biết để biết; những điều chưa làm được để làm tốt. Và học hỏi có chọn lọc những việc làm hay, sáng tạo của các đồng nghiệp thành cái mới lạ, phù hợp với mình, áp dụng linh hoạt tại liên đội của mình.

     5.2. Cách thực hiện

    Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tổng phụ trách. Nói như vậy là vì tôi luôn có sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm từ chính các đồng nghiệp trong liên đội, sự tạo điều kiện của Ban giám hiệu, cố vấn giúp đỡ của đồng chí Tổng phụ trách đi trước và các đồng chí Tổng phụ trách các trường bạn, đồng thời luôn tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để tích luỹ nhiều bài học bổ ích cho công tác của mình. Việc học hỏi này được tiến hành thường xuyên trong các hoạt động ở trường cũng như các đợt tập huấn do Quận Đoàn và trường Đội Lê Duẩn tổ chức. Đó thực sự là nguồn hành trang quý báu cho tôi đi tiếp trên con đường Tổng phụ trách.

    Bên cạnh đó, tôi luôn có ý thức tìm đọc sách báo, các tài liệu công tác đội để trau dồi thêm những hiểu biết của mình về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, về các hoạt động Đội, về tâm lý lứa tuổi. Thiết nghĩ rằng, các kiến thức đó thực sự quan trọng, giúp tôi có thể xây dựng một kế hoạch hoạt động cụ thể cho các em đội viên, nhi đồng vừa lôi cuốn, vừa thiết thực, vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả mà lại mang tính giáo dục cao. Với suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động? Tôi đã phải tìm đọc rất nhiều tài liệu khác nhau, suy nghĩ, thử nghiệm, rút kinh nghiệm và tranh thủ ý kiến từ các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo. Do đó, những ý kiến đồng tình và không đồng tình đều giúp tôi có thêm kinh nghiệm, thêm quyết tâm để làm tốt hơn công việc của mình.

     IV. Kết quả

     Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng từng biện pháp trên, mặc dù còn hạn chế, song với sự dám nghĩ, dám làm, nên chất lượng hoạt động Đội nói chung và việc tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp  của liên đội đã từng bước được nâng cao, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rèn luyện lành mạnh giữa các chi đội, lớp nhi đồng, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Hoạt động Đội đã khích lệ các em học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại xứng đáng trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là chủ nhân Thăng Long trong thời đại mới. Vì vậy, nhiều em đã có những tiến bộ trong việc rèn luyện nếp sống đội viên, cũng như trong học tập, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về người tốt, việc tốt. Các em đã có ý thức rèn luyện nếp sống đội viên mọi lúc, mọi nơi, trong khi các em học, trong khi các em chơi. … và đã được Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng đánh giá cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

     1. Kết luận

    Mặc dù các trò chơi dân gian trong các hoạt Ngoài giờ lên lớp được triển khai thường xuyên, nhưng nó vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Các loại hình hoạt động có phù hợp gây hứng thú cho các em nhưng nội dung còn đơn điệu. Những kết quả đạt được chỉ là bước đầu tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.

    Sau một năm tiến hành, áp dụng những biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian, được sự quan tâm của BGH nhà trường về công tác tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động Ngoài giờ lên lớp tôi nhận thấy được nhiều vấn đề mới. Thực tế tổ chức cho thấy giáo viên và học sinh đều có nhận thức nhất định về vai trò của trò chơi dân gian. Với nhiều lý do khác nhau mà việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường chưa hợp lý: Nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, thời gian tổ chức còn nhiều khó khăn. Ngoài  những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân khác như: Địa điểm còn hạn chế, cách tổ chức hướng dẫn của giáo viên, làm cho việc tổ chức các trò chơi dân gian của các em còn nhiều hạn chế.

     Có thể nói một trong những biện pháp giáo dục học sinh có ý thức tự giác tham gia các trò chơi dan gian, đó chính là thông qua các hoạt động Ngoài giờ lên lớp.

     2. Khuyến nghị

     2.1. Đối với Hội đồng Đội cấp trên

- Tổ chức nhiều hơn nữa các mô hình điểm về tổ chức trò chơi dân gian ở các cấp để chúng tôi có cơ hội học hỏi kinh nghiệm. Từ đó tạo phong trào thi đua trong học tập và rèn luyện giúp học sinh tích luỹ thêm nhiều kĩ năng trong quá trình hoạt động, trở thành con ngoan, trò giỏi, chủ nhân tương lai của đất nước.

- Tiếp tục quan tâm, động viên khen thưởng kịp thời đối với các Liên đội, cá nhân hoàn thành tốt công việc.

    2.2. Đối với nhà trường

- Tiếp tục tạo điều kiện và hỗ trợ về thời gian, kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động Ngoài giờ lên lớp

- Tiếp tục động viên khen thưởng các chi đội, lớp nhi đồng, các cá nhân có thành tích trong các hoạt động Đội.

    Để đạt được những kết quả như đề tài nêu trên đây là cả một sự nỗ lực không ngừng của bản thân tôi cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường. Tôi thiết nghĩ những nội dung và hình thức trên rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Tuy nhiên với đặc điểm học sinh của từng địa phương, chúng ta có thể có những hình thức, qui mô sao cho phù hợp.