Thế nào là đại từ xưng hô lớp 5

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

a. Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, trong câu cho khỏi lặp lại những từ ngữ ấy. 

b. Đại từ xưng hô: 

+ Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó;… 

+ Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy bạn,… 

+ Khi xưng hồ cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. 

c. Lưu  ý:

Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:

+ Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ.

+ Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ.

+ Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô [gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô]. Đó là các danh từ: 

Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, …

Chỉ một số chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư, …

    Để biết khi nào một từ là danh từ chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp và  khi nào nó được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. 

VD1: Cô của em dạy Tiếng Anh [Cô là danh từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc]

VD2: Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người [Cô là danh từ chỉ đơn vị].

VD3: Cháu chào cô ạ ! [cô là đại từ xưng hô]

d. Ví dụ: 

- Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:

+ Đại từ chỉ ngôi thứ nhất [chỉ người nói]: tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, …

+ Đại từ chỉ ngôi thứ hai [chỉ người nghe]: mày, cậu, các cậu, …

+ Đại từ chỉ ngôi thứ ba [người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới]: họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó, …

- Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?…

- Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế.

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Luyện từ và câu Đại từ xưng hô

I. Nhận xét

Câu 1 [trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 5]

Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?

Lời giải

- Những từ chỉ người nói: chúng tôi, ta.

- Những từ chỉ người nghe: chị, các người.

- Từ chỉ người hay vật được nhắc tới: chúng.

Câu 2 [trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 5 ]

Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

Lời giải

- Cách xưng hô của nhân vật "cơm" thể hiện thái độ nhẹ nhàng, trách móc.

- Cách xưng hô của nhân vật Hơ Bia thể hiện thái độ giận dữ, coi thường, khinh bạc.

Câu 3 [trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 5]

Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô:

Lời giải

* Với thầy cô giáo:

- Em thưa thầy.

- Em thưa cô.

* Với bố, mẹ:

- Con thưa bố.

- Con thưa mẹ.

* Với anh, chị, em:

- Anh ơi…

- Chị ơi…

- Em ơi…

* Với bạn bè:

- Tôi, tớ, cậu, chúng mình, chúng tôi, chúng tớ…

II. Phần luyện tập

Câu 1 [trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 5]

Tìm các đại từ xưng hô ở từng ngôi và nhận xét vè thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau:

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy, Thỏ trông thấy mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mi mà cũng đòi tập chạy à?

Rùa đáp:

- Anh đừng giểu tôi, Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?

Thỏ vênh tai lên tự đắc:

- Được, được! Mi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó!

Rùa và Thỏ

Lời giải

Ngôi thứ nhất : Tôi, ta.

Ngôi thứ hai: Mi, anh.

Thái độ của Thỏ: tự đắc, chủ quan, coi thường Rùa.

Thái độ của Rùa: tự tin, cư xử đúng mực

Câu 2 [trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 5]

Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, ta điền vào ô trống thích hợp:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

[1] và Tu Hú bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: "Kìa, hai cái trụ chống trời". [2] ngước nhìn lên. Trước mắt [3] là những ống thép dọc ngang nối nhau vút tận mây xanh. [4] tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng lên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

[5] cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó, [6] cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà [7] thường gặp. Đó là hai trụ điện cao thế mới xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt.

Theo Võ Quảng

Lời giải

Các em điền lần lượt như sau:

1: tôi, 2: tôi, 3: tôi, 4: nó, 5: tôi, 6: nó, 7: ta

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 5

1. Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, nh?ng từ nào chỉ người nói? Nh?ng từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?Hơ Bia giận dữ:- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

Trả lời:

  • Từ chỉ người hay vật được nhắc tới: chúng tôi ; ta
  • Những từ chỉ người nghe: chị ; các ngươi
  • Những từ chỉ người nói: chúng

2. Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

Trả lời:

Thái độ ứng xử của Cơm: Tôn trọng, lịch sự đối với người đối thoại

Thái độ ứng xử của Hơ Bia: Kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.

3. Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô:

  • Với thầy, cô
  • Với bố, mẹ
  • Với anh, chị, em
  • Với bạn bè

Trả lời:

a. Với thầy, cô : xưng là em, conb. Với bố, mẹ : xưng là conc. Với anh, chị, em: xưng là tôi, tớ mình….

d. Với bạn bè: xưng là em, anh [chị]

  • Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó...

  • Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn...

  • Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.

Tìm các đại từ xưng hô ở từng ngôi và nhận xét vè thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng từ đó trong đoạn văn sau:

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy, Thỏ trông thấy mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mi mà cũng đòi tập chạy à?

Rùa đáp:

- Anh đừng giểu tôi, Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?

Thỏ vênh tai lên tự đắc:

- Được, được! Mi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó!

Trả lời:

  • Thỏ xưng là ta, gọi Rùa là chú em. Thái độ của Thỏ: tự đắc, chủ quan, kiêu căng và coi thường Rùa.
  • Rùa xưng là tôi, gọi Thỏ là anh. Thái độ của Rùa: tự trọng, lịch sự và đúng mực trong ứng xử.

Trả lời:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

[1] Tôi và Tu Hú bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: "Kìa, hai cái trụ chống trời". [2] Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt [3] tôi là những ống thép dọc ngang nối nhau vút tận mây xanh. [4] Nó tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng lên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

[5] Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó, [6] Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà [7] chúng ta thường gặp. Đó là hai trụ điện cao thế mới xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt.

Theo Võ Quảng

Video liên quan

Chủ Đề