Thông số kỹ thuật của chuột máy tính

Hiện nay, chuột máy tính trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vậy chuột máy tính là gì, có những loại chuột máy tính nào và cấu tạo chuột máy tính ra sao? Trong phạm trù bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuột máy tính là gì và những loại chuột đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Chuột máy tính là gì?

Chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với chiếc máy tính hay laptop của bạn. Để sử dụng chuột máy tính bạn phải thông qua màn hình máy tính để quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình cũng như thực hiện những lệnh trên máy tính.Chuột kết nối với bo mạch chủ qua: COM, PS/2, USB và kết nối không dây.

Tới thời điểm hiện tại đa số các loại chuột đều kết nối qua cổng USB và thông qua kết nối không dây.

Có mấy loại chuột máy tính?

Chuột máy tính được phân loại theo nguyên tắc hoạt động và có những loại chính sau đây: Chuột bi, chuột quang, chuột bluetooth, chuột laser. Tuy có chung một mục đích dùng để điều hướng trên màn hình khi sử dụng máy tính, nhưng các loại chuột này có cấu tạo khác nhau, dẫn tới phương thức hoạt động khác biệt và trải nghiệm sử dụng cũng khác biệt theo.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng chuột không dây đầy đủ và cụ thể

Cấu tạo chuột máy tính theo từng loại

1. Chuột bi

Chuột bi là loại chuột sử dụng nguyên lý xác định chiều lăn của một viên bi khi di chuyển chuột để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình máy tính.

Cấu tạo chuột máy tính loại này sẽ bao gồm một viên bi được đặt tại đáy chuột, có khả năng tiếp xúc với bề mặt bằng phẳng nơi chuột tiếp xúc.Viên bi có thể lăn tự do theo các chiều khác nhau để tạo ra hướng di chuyển.

Hai thanh lăn trong bố trí tiếp xúc với viên bi. Bất kỳ sự di chuyển của viên bi theo phương nào đều được quy đổi chuyển động theo hai phương và làm quay hai thanh lăn này. Tại các đầu thanh lăn có các đĩa đục lỗ đồng trục với thanh lăn dùng để xác định sự quay của thanh lăn.Hai bộ cảm biến ánh sáng (phát và thu) để xác định chiều quay, tốc độ quay tại các đĩa đục lỗ trên thanh lăn.Mạch phân tích và chuyển đổi tín hiệu. Dây dẫn và đầu cắm theo kiểu giao tiếp của chuột truyền kết quả điều khiển về máy tính.

2. Chuột quang

Chuột quang hoạt động trên nguyên lý phát hiện phản xạ thay đổi của ánh sáng (hoặc laser) phát ra từ một nguồn cấp để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình máy tính. cấu tạo chuột máy tính dạng chuột quang thường bao gồm một đèn chiếu (có màu đỏ) và một camera siêu nhỏ. Khi bạn di chuột trên bàn hoặc trên mousepad (bàn di chuột), ánh sáng sẽ được chiếu xuống bề mặt này. Camera siêu nhỏ nói trên sẽ chụp hàng chục bức ảnh trong một giây. Sau đó, chuột quang sẽ so sánh các bức ảnh để tìm ra hướng đi của chuột.

Ưu điểm của chuột quang là độ phân giải chuột quang rất cao cho kết quả chính xác hơn so với chuột bi nếu sử dụng trên chất liệu mặt phẳng di chuột hợp lý (hoặc các bàn di chuột chuyên dụng). Điều khiển chuột quang dễ dàng hơn do không sử dụng bi. Trọng lượng chuột quang cũng nhẹ hơn chuột bi rất nhiều.

Nhược điểm của chuột quang thường là sự kén chọn mặt phẳng làm việc hoặc bàn di chuột, một số chuột quang không thể làm việc trên kính. Ngày nay các loại chuột quang đã được khắc phục triệt để nhược điểm trên.

3. Chuột laser

Chuột laser hoạt động gần như tương tự như chuột quang nhưng lại sử dụng ánh sáng hồng ngoại không thể nhìn thấy được thay vì đèn chiếu thông thường. Bởi vậy, dù chuột laser không phát ra ánh đèn rõ ràng như chuột quang. Tuy vậy, bạn vẫn nên tránh nhìn thẳng vào cảm biến của chuột khi vẫn đang kết nối với máy vi tính.

4. Chuột không dây

Chuột không dây là chuột sử dụng sóng để kết nối không dây như bluetooth và NFC. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra một sản phầm chuột không dây chỉ từ hình dáng bên ngoài do dòng sản phẩm này không có cáp kết nối như các dòng chuột cơ bản khác. Cấu tạo chuột máy tính không dây khá phức tạp với bảng mạch và bộ phận thu phát sóng.

Xem thêm: Hướng dẫn sửa lỗi chuột bị double click với 5 cách hiệu quả nhất

Các nút chức năng trên chuột máy tính

Chuột máy tính theo thiết kế ban đầu chỉ gồm hai nút: Nút phải chuột và nút trái chuột với chức năng lựa chọn và mở rộng. Theo nhu cầu sử dụng, chuột máy tính ngày được bổ sung thêm các nút chức năng và công dụng.

  • Nút giữa: Mở rộng tính năng của chuột máy tính.
  • Nút cuộn: Thường được bố trí giữa nút trái và phải của chuột. Nút thường có dạng bánh xe tròn xoay hoặc công tắc hai chiều. Nút cuộn thường được kết hợp với nút giữa. Nút cuộn thường sử dụng để di nhanh chóng các thanh trượt (scrollbar) - thường sử dụng nhiều khi lướt web, soạn thảo văn bản hoặc các ứng dụng khác cần quan sát nhiều hơn giới hạn của màn hình hiển thị.
  • Các nút mở rộng khác: Ngoài các nút cơ bản trên, các nút mở rộng khác chưa được đưa vào tiêu chuẩn của thiết kế chuột. Các nút mở rộng thêm thường được thiết kế do các hãng sản xuất khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi khác cho người sử dụng máy tính. Khi sử dụng các nút mở rộng hoặc các tính năng mở rộng của chuột cần phải cài thêm các phần mềm hỗ trợ của hãng sản xuất.

Các cổng giao tiếp với chuột máy tính

Chuột máy tính bắt buộc phải được kết nối với máy tính thông qua các chuẩn cắm hoặc một thiết bị khác nếu là chuột không giây.

  • Kiểu giao tiếp trước đây đối với chuột máy tính thường là: COM, DIN, tuy nhiên đến nay các dạng cổng này không còn được tiếp tục sử dụng.
  • Chuẩn Chuột PS/2: Kiểu giao tiếp thông dụng cho đến năm 2007 là giao tiếp PS/2.
  • Chuẩn USB: Giao tiếp qua cổng USB sẽ dần được thay thế cổng PS/2 bởi tốc độ và các khả năng mở rộng tính năng trên chuột.
  • Chuẩn kết nối không dây: Khi sử dụng chuột máy tính có dây dẫn thông thường nhiều người sử dụng có cảm giác bị vướng víu, cản trở quá trình di chuyển chuột. Chuột không dây ra đời nhằm tạo sự thoải mái cho người sử dụng chuột máy tính. Chuột không dây gửi tín hiệu vào máy tính thông qua một bô thu phát. Bộ thu phát có thể dùng sóng (bluetooth hoặc sóng khác) để nhận tín hiệu từ chuột không dây đến. Chuột không dây thường nặng hơn các loại chuột khác do chúng phải chứa nguồn cung cấp năng lượng cho nó hoạt động là pin. Đa phần chuột không dây ngày nay thuộc loại chuột quang. cập nhật năm 2009, đã có chuột laser đạt độ chính xác cao hơn chuột quang không dây  và ngày càng trở nên phổ biến.

Xem thêm: FPS là gì? Tại sao thông số FPS lại quan trọng với game thủ?

Các thiết bị thay thế chuột

Chuột máy tính có thể được thay thế bằng các thiết bị khác có chức năng điều khiển con trỏ máy tính trên màn hình. Dễ thấy nhất là các nút điều khiển các hướng trên laptop đời trước đây và các bàn di cảm ứng trên các laptop hiện nay. 

Phụ kiện đi kèm

Phụ kiện đi kèm với chuột máy tính chính là miếng lót chuột (bàn di chuột): Là một phụ kiện rất cần thiết đối với các loại chuột máy tính, chúng làm tăng khả năng nhanh nhạy của chuột. Đối với các game thủ, bàn di chuột là không thể thiếu để có thể điều khiển chính xác trong các trò chơi trên máy tính.

Tìm hiểu độ phân giải của chuột

Độ phân giải của chuột là một thông số kỹ thuật của chuột máy tính được tính theo dpi, độ phân giải càng cao thì điều khiển chuột càng chính xác. Các chuột bi thường có độ phân giải thấp, chuột quang có độ phân giải cao hơn và có thể đạt đến 5600dpi đối với một số loại thiết kế cho games thủ.

Xem thêm:

DThanh

Đối với các game thủ ngoài một chiếc máy tính thật tốt thì những phụ kiện cũng quyết định đến thành quả mà bạn đạn được trong tựa game mà bạn đang chơi. Đối với những game thủ FPS ngoài bàn phím, tai nghe tốt thì chuột gaming chính là yếu tố quyết định đến thành quả trận đấu của bạn. Những con chuột gaming bao gồm rất nhiều thông số quyết định, sau đây là những thông số của chuột gaming mà bạn cần quan tâm.

Độ phân giải tối đa (DPI – Dot Per Inch)

Số DPI được ghi trên thông số kĩ thuật (specs) của một con chuột là độ phân giải tối đa mà một con chuột có thể đạt tới. Ví dụ một con chuột có mức DPI tối đa là 6000, tức là con trỏ chuột của bạn có thể di chuyển tối đa 6000 điểm ảnh trên màn hình khi bạn di chuyển con chuột đi 1 inch trên bề mặt di chuột.

Thông số kỹ thuật của chuột máy tính

Chỉ số DPI phụ thuộc vào mắt đọc. Những con chuột cao cấp hiện nay đã có thể đạt đến mức DPI lên đến 18000. Nhưng tùy thuộc vào những game hay những thói quen của mà sủ dụng những mức DPI khác nhau.

Tốc độ theo dõi (IPS – Inch Per Second)

IPS hay inch trên giây là đơn vị thể hiện tốc độ theo dõi tối đa của chuột. Đây là tốc độ di chuột tối đa mà mắt đọc của chuột có thể theo dõi một cách chính xác. Nếu là một game thủ FPS thì bạn sẽ cần một con chuột có mức IPS 150 trở lên để đảm bảo mọi thao tác của bạn đều không nằm ngoài giới hạn của con chuột.

Tốc độ phản hồi và tần số phản hồi

Tốc độ phản hồi hay (độ trễ, thời gian delay) là thời gian từ khi chuột nhận được thao tác của bạn cho đến khi nó gởi báo cáo lên máy tính. Tần số phản hồi là số lần nó báo cáo cho máy tính trong một giây. Thường thì những dòng chuột cao cấp hiện nay đều đạt tần số phản hồi 1000Hz và tốc độ phản hồi 1ms

Thông số kỹ thuật của chuột máy tính

Đối với những game thủ chuyên sử dụng chuột thì tốc độ phản hồi đương nhiên là càng nhanh càng tốt, nhưng với tần số phản hồi thì bạn phải xem lại xem phần mềm có hỗ trợ tần số phản hồi tối đa hay không. Nếu tần số phản hổi của chuột gaming cao hơn tần số phản hồi tối đa mà game có thể hỗ trợ thì sẽ gây ra lỗi khi chơi game.

LOD (Liff Of Distance)

Đây là thông số thể hiện khoảng cách nhận bề mặt di chuột. chỉ số này càng cao thì chuột sẽ nhận bề mặt di với khoảng cách càng lớn. Nếu thông số này quá lớn sẽ gây cảm hiện tượng “vướng” dù bạn đã nhấc hẳn chuột lên. Nếu thông số này quá thấp sẽ dễ dẫn đến việc gián đoạn tín hiệu.

Thông số kỹ thuật của chuột máy tính

Khối lượng chuột

Không phải cứ nặng mới là chuột “xịn”, là được hoàn thiện tốt. Điều đó còn phụ thuộc vào chất liệu và thiết kế của chuột nữa. Chuột nhẹ hơn sẽ cho phép bạn thao tác nhanh hơn, lâu bị mỏi tay hơn. Chuột nặng hơn sẽ giúp bạn thao tác chính xác hơn, đường di chuột sẽ êm hơn nhưng cũng làm cho thao tác của bạn kém nhạy bén và nhanh bị mỏi tay hơn. Khi lựa chọn khối lượng chuột gaming thì bạn nên lưu ý đến game bạn chơi có cần thao nhanh hay thời gian chơi game trong ngày của bạn nhiều hay ít.

Loại Switch chuột

Switch chuột chính là chiếc công tắc nhỏ nằm dưới phím chuột. Chiếc công tắc này là phần tạo ra tín hiệu khi bạn click chuột, đồng thời cũng là phần quan trong nhất tạo ra cảm giác click chuột của bạn. Đối với các dòng game FPS thì cảm giác click chuột chính là mấu chốt cho những pha xử lý tuyệt đỉnh. Switch chuột còn ảnh hưởng đến độ bền chuột gaming, tùy thuộc vào các loại switch mà độ bền của chuột có thể từ 20 triệu lượt nhất đến 50 triệu lượt nhất nhưng lại tạo ra cảm giác click chuột khác nhau.

Thông số kỹ thuật của chuột máy tính

Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể lựa chọn được cho mình một con chuột gaming phù hợp với thói quen, cảm giác và thể loại game mà bạn đang chinh chiến.

Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi qua blog tin tức kiến thức nhé APSHOP luôn cập nhật liên tục các dòng sản phẩm cho các cao thủ nhé. Ghé thăm shop của tụi mình để cảm nhận những dòng sản phẩm chất lượng nhé.