Thông thường được bảo quản bằng mấy phương pháp

Bảo quản thực phẩm là làm chậm quá trình hư hỏng và giữ cho thực phẩm được tươi. Có rất nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả và được sư dụng phổ biến. Hãy cùng CET tìm hiểu xem đó là gì nhé!


Đối với những thức ăn thừa hoặc các nguyên liệu dự trữ cho lần nấu ăn sau, chúng ta cần bảo quản đúng cách để ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Và sau đây, CET sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp được nhiều người sử dụng và nhiệt độ bảo quản thực phẩm thích hợp cho từng phương pháp.

Các phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

Sấy khô

Sấy khô là phương pháp bảo quản được sử dụng từ thời xa xưa. Bạn có thể áp dụng sấy khô để lưu trữ nhiều thực phẩm từ cá, thịt cho đến rau củ hoặc trái cây. Nguyên lý hoạt động của sấy khô là làm giảm lượng nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thức ăn. Nhắc đến sấy khô, phải nhắc đến các loại trái cây sấy như mít, táo, nho, xoài, chuối rất được yêu thích. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê, lúa mì cũng có thể sử dụng phương pháp này.

Thông thường được bảo quản bằng mấy phương pháp

Trái cây sấy khô ngon miệng, hấp dẫn là món ăn yêu thích của rất nhiều người
(Ảnh: Internet)

Phương pháp sấy khô có nhiều ưu điểm như: Kéo dài thời gian bảo quản, tiết kiệm không gian lưu trữ, áp dụng với nhiều loại thực phẩm, không tốn nhiều công sức… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm chính là làm mất đi các Vitamin quan trọng do tác dụng của nhiệt độ cao.

Muối chua

Muối chua là hình thức chuyển hóa đường thành acid lactic, có lợi cho hệ tiêu hóa và được sử dụng từ lâu đời. Phương pháp này rất dễ thực hiện và thường áp dụng cho các loại rau, củ như cà rốt, củ cải, dưa leo, cà pháo…

Tuy nhiên, các thực phẩm muối chua không nên để quá lâu vì chúng sẽ chứa hàm lượng muối cao, khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh thận, tim mạch, huyết áp. Hơn nữa, khi dùng thực phẩm quá chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.

Đóng hộp

Thông thường được bảo quản bằng mấy phương pháp

Bảo quản thực phẩm bằng cách sơ chế và đống hộp (Ảnh: Internet)

Cách bảo quản đóng hộp thường dùng cho rau, củ quả. Trước khi cho vào chai, lọ, hộp để bảo quản các thức phẩm cần được tiệt trùng và sơ chế sạch sẽ. Tuy nhiên, phương pháp này không đạt hiệu quả cao và ít được sử dụng hơn các phương pháp còn lạo bởi các vi khuẩn vẫn có thể tấn công và làm hư hỏng thức ăn. Đồng thời, các hộp đựng thực phẩm sau khi mở ra sử dụng sẽ rất nhanh hư nếu không được chế biến kịp thời.

Bên cạnh đó, phương pháp này đòi hỏi bạn phải tốn nhiều công sức trong khâu tiệt trùng và sơ chế vì nếu kém vệ sinh, không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe như các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột hay ngộ độc thực phẩm.

Đông lạnh

Phương pháp đông lạnh được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ vào các thiết bị bảo quản như tủ lạnh, tủ đông… Đông lạnh sử dụng nhiệt độ thấp khiến cho vi khuẩn, vi sinh vật không thể phát triển hay hoạt động. Với phương pháp này bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá, thịt, hải sản… trong thời gian dài và giữ được hương vị đặc trưng.

Tuy nhiên, khi kết thúc quá trình bảo quản trong tủ lạnh bạn phải sử dụng ngay để thực phẩm đông không tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường và cần có phương pháp rã đông khoa học để không làm mất dưỡng chất của thực phẩm.

Thông thường được bảo quản bằng mấy phương pháp

Phương pháp đông lạnh có thể bảo quản các loại thực phẩm là thịt, cá trong thời gian dài
(Ảnh: Internet)

Hun khói

Hun khói được dùng để bảo quản các loại thịt, cá và các chế phẩm từ thịt. Hun khói sử dụng nhiệt độ để làm khô thức ăn, giúp thức ăn có hương vị thơm ngon hơn và lâu bị hỏng. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng thường xuyên bởi nó có thể gây bệnh ung thư cho con người.

Hút khí chân không

Phương pháp hút chân không không thể sử dụng tại nhà như muối chua hay đông lạnh, đóng hộp mà nó cần sự hỗ trợ của máy móc. Để bảo quản, bạn cho thực phẩm vào chai, hộp hoặc túi nilon và tiến hành hút chân không, tạo môi trường yếm khí để vi sinh vật không thể phát triển.

Nhiệt độ bảo quản thực phẩm cần lưu ý

Khi bảo quản thực phẩm, bạn cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, cụ thể như sau:

– Bảo quản khô: Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ từ 50 – 70 độ F, tránh xa ánh sáng vì làm giảm tuổi thị sản phẩm. Đặc biệt, không để thực phẩm trên sàn hoặc sát mép tường.

– Bảo quản lạnh: Cần duy trì nhiệt độ trong tủ từ 32 – 40 độ F.

– Bảo quản đông: Duy trí nhiệt độ từ 0 độ F hoặc thấp hơn.

Tổng kết

Trên đây là các phương pháp bảo quản thực phẩm an toàn và nhiệt độ bảo quản thích hợp. Hy vọng rằng bạn sẽ chọn được biện pháp tốt nhất để dự trữ thực phẩm cho cả gia đình nhé!

1. Một số phương pháp bảo quản thịt

- Bảo quản thịt bằng phương pháp làm lạnh và lạnh đông

- Bảo quản thịt bằng phương pháp hun khói.

- Bảo quản thịt bằng phương pháp đóng hộp.

- Bảo quản thịt theo phương pháp truyền thống (ướp muối, ủ chua, sấy khô…) 

2. Phương pháp bảo quản lạnh

- Khái niệm: Bảo quản lạnh là phương pháp giữ sản phẩm ở nhiệt độ thấp nhằm duy trì được các tính chất ban đầu của thịt.

- Cơ sở khoa học: Nguyên lý tiềm sinh là nguyên lý của các phương pháp nhằm làm chậm, ức chế hoạt động sống của cả sản phẩm và VSV, nhờ đó làm chậm thời gian hư hỏng sản phẩm.

Quy trình bảo quản lạnh: 

Thông thường được bảo quản bằng mấy phương pháp

3. Phương pháp ướp muối

- Khái niệm: Ướp muối thịt  để bảo quản là phương pháp cổ truyền được sử dụng rộng rãi trong nhân dân

- Quy trình ướp muối

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hỗn hợp 94% NaCl, 5% đường

Bước 2: Chuẩn bị thịt. Cắt thịt thành miếng 1-2kg, sau khi bỏ hết xương

Bước 3: Xát hỗn hợp lên bề mặt miếng thịt

Bước 4: Xếp thịt đã ướp vào thùng gỗ, cứ mỗi lớp thịt rắc một lớp hỗn hợp

Bước 5: Bảo quản 7- 10 ngày. Trước khi dùng, lấy thịt để trên giá cho ráo nước

II. Một số phương pháp bảo quản trứng

1. Cách nhận biết trứng

a. Đặt quả trứng vào một bát nước lạnh

b. Quan sát quả trứng

- Trứng tươi: chìm xuống và nằm yên ở đáy.

- Trứng hơi cũ (khoảng 1 tuần): nằm dưới đáy nhưng hơi bồng bềnh.

- Trứng để khoảng 3 tuần: trứng thăng bằng ở trạng thái quay phần nhọn xuống dưới.

- Trứng hỏng: trứng nổi trên bề mặt nước.

c. Ngửi mùi trứng

Có thể kiểm tra bằng cách nhận biết mùi. Các vi khuẩn sẽ phá hỏng các protein trong lòng trắng trứng và tạo ra khí gas mùi rất khó chịu và được gọi là “mùi trứng thối”.

* Chú ý:

Trứng không nên để cùng với gừng, hành tây, như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh.

Không rửa trứng, vì vỏ trứng bị ướt sẽ tạo ra nhiều lỗ thủng và đủ để các vi khuẩn xâm nhập vào

2. Một số phương pháp bảo quản trứng

- Bảo quản lạnh: 

+ Cách bảo quản trứng an toàn nhất là để trong tủ lạnh. Khi mua trứng về, dùng khăn ướt lau qua một lượt rồi để trong tủ lạnh. Đầu to của trứng quay lên trên.

+ Vỏ trứng mỏng nên rất dễ hút mùi. Vì thế, tốt nhất là nên bọc trứng trong giấy sạch hoặc giữ chúng trong hộp giấy kín để hạn chế tối đa sự tiếp xúc của các loại mùi khác nhau trong tủ lạnh.

+ Không để trứng quá 30 ngày trong tủ lạnh. Nếu mua trứng ở chợ thì nên dùng trứng trong vòng 3 tuần từ ngày mua để đảm bảo chất lượng trứng còn tốt.

- Bảo quản bằng tạo màng mỏng silicat hoặc parafin.

Bảo quản bằng hỗn hợp khí CO2 và N2: Là 2 khí khó phản ứng. 2 khí này bao quanh trứng hạn chế các phản ứng hóa học xảy ra với trứng và quanh trứng, khi đó, quả trứng được “ bảo toàn”

- Bảo quản bằng muối: Dùng một cái hũ đựng muối ăn, đem vùi trứng vào đó, trứng có thể tươi trong vòng 1 năm, khi ăn không bị mặn.

- Bảo quản bằng nước vôi: 

+ Để trứng vào trong vỏ hoặc bình sạch, khô ráo. Sau đó, đổ nước vôi có nồng độ 2-3% vào bình.

+ Nước phải cao hơn trứng 20-25 cm. Hoặc cũng có thể cho trứng vào nước vôi có nồng độ 5% ngâm nửa tiếng rồi vớt ra phơi khô và cất giữ. 

- Một số cách khác: 

+ Cho trứng vào thùng có rải một lớp trấu khô, sạch ở đáy, cứ một lớp trứng trải một lớp trấu. Đậy kín thùng, để nơi khô mát. Hoặc cất trứng vào trong hộp có chứa bã chè khô.

+ Bôi lên trứng một lớp dầu thực vật.

+ Để trứng vào cùng với các loại lương thực phụ (đậu tương, đậu đen...)

III. Bảo quản sơ bộ sữa tươi

Thu nhận sữa → lọc sữa → làm lạnh nhanh (10oC).

Chú ý: Quá trình làm lạnh phải tiến hành ngay sau khi lọc

Để bảo quản sữa được lâu ta cần:

Ngăn chặn việc hình thành acid lactic của sữa.

Ngăn chặn các loài vi sinh vật chứa enzym thủy phân cazein làm biến tính các protit của sữa và sản sinh ra các chất độc rất nguy hiểm. 

Thông thường, sữa được làm lạnh ở 10oC khi vừa vắt như thế sẽ giữ được chất lượng sữa từ 7 – 10 giờ đủ thời gian vận chuyển đến nhà máy.

IV. Bảo quản cá

1. Một số phương pháp bảo quản cá

- Bảo quản lạnh (bằng nước đá;bằng khí lạnh;ướp đông;tráng băng).

- Ướp muối.

- Bảo quản bằng axit hữu cơ (axitlactic,axit xitric,axit axetic).

- Bảo quản bằng chất chống oxi hóa.

- Hun khói.

- Đóng hộp…

2. Bảo quản lạnh

Là phương pháp đơn giản được áp dụng phổ biến cho nghề cá ở nước ta

Cá được bảo quản từ 7-10 ngày.  

Quy trình kĩ thuật cơ bản:

- Xử lý nguyên liệu → Ướp đá → Bảo quản → Sử dụng.

- Khi ướp đá phải chú ý:

- Lớp đá phải đầy hơn lớp cá

- Nước đá phải đảm bảo vệ sinh và kích thưóc phù hợp

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Biết được một số phương pháp bảo quản thịt, trứng, sữa, cá.

- Biết được một số phương pháp chế biến thịt, quy trình chế biến thịt hộp.

- Biết được quy trình chế biến cá và cách làm ruốc cá tươi

- Biết được một số phương pháp chế biến sữa và quy trình chế biến sữa bột