Thuyết Minh về giá trị nội dung và nghệ thuật của tập Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh

Đề bài: Gioi thieu cuon Nhat ki trong tu. Em hãy giới thiệu về cuốn “nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh để thấy được những nét khái quát về tác phẩm đặc sắc này.

Hướng dẫn

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam dường như là một con người đa tài năng, vừa đứng trên lĩnh vực của cách mạng, Bác chúng ta là một nhà lãnh đạo luôn tài ba.Và điều ấn tượng là cuộc đời của Bác là một chuỗi thơ ca, không ngừng nghỉ, và hồn thơ ấy cũng đầy sự chuyển biến khi Bác song hành cùng công cuộc của cách mạng Việt Nam.Trong thời kì Bác bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, tác phẩm Nhật ký trong tù là tác phẩm có nhiều giá trị nhất cho nền văn học nước nhà.

Thân bài: Giới thiệu về tác phẩm “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Bài thơ có tên gọi theo chữ Hán là Ngục trung nhật ký, viết hoàn toàn bằng chữ Hán từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943 trong thời kì Bác chúng ta bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch thuộc Trung Quốc.Sau này được dich sang tiếng thuần việt bởi nhiều nhà biên dịch lấy tên là “Nhật ký trong tù”. Là tác phẩm được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp thơ cổ điển, hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

Tập thơ được viết liên tục dưới dạng một quyển sổ tay nhỏ trong suốt tháng ngày giam cầm, quyển sổ này chắc chắn được tác giả nâng niu như một người bạn tri kỉ cùng đồng hành suốt những tháng ngày khó khăn tại đây, nó là lời tố cáo tội ác quân giặc gây lên thương đau cho dân tộc,sự nhức nhối của chế độ Tưởng giới thạch thối nát, hay những trang thơ khi tác giả đặt mình vào khung cảnh thiên nhiên ngoài bầu trời đất nước xa lạ qua khung thanh sắt nhà tù để lắng đọng một chút, là tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, tiếp thêm ý chí cho người tù này vượt qua khó khăn trước mắt, luôn hướng về những điều tốt đẹp, là tấm lòng người con xa xứ tha thiết mong nhớ đất nước.Phản ánh thành công tâm hồn hiện thực đầy chân thực cảm động, của một con người vĩ đại phải chịu cảnh tù đày không đáng.

Tập thơ được mở đầu bằng những vần thơ tác giả ngẫu hứng viết, nhưng mang khá nhiều ý nghĩa rất sâu sắc mà Bác chúng ta khéo đặt nó ở đầu dường như là lời để tựa cho cả quyển sổ nhỏ.

Thân thể tại ngục trung

Tinh thần tại ngục ngoại;

Dục thành đại sự nghiệp

Tinh thần cánh yếu đại

Thân thể ở trong lao,

Tinh thần ở ngoài lao;

Muốn nên sự nghiệp lớn,

Xem thêm:  Khái quát vài ý về Những câu hát về tình cảm gia đình

Tinh thần càng phải cao.”

Trong tập thơ, có tổng cộng có 134 bài [bao gồm cả lời đề từ], rất nhiều bài được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ vọn vẹn 4 câu, mang chất chứa nhiều cảm xúc, chứng tỏ số vốn từ ngữ của Bác rất giàu, phong phú, đồ sộ vì Bác là con người ham học, biết nhiều, khả năng cảm thụ văn học tốt, có quan điểm và thái độ đúng đắn rất riêng mà sâu sắc, vẫn nằm trong chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Chỉ một tập thơ mà thể hiện được rất nhiều khía cạnh giá trị tỏa sáng xung quanh nó. Khả năng sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật trong từng câu chữ, sự biến đổi linh hoạt giọng điệu thơ theo hoạt cảnh,

Tác phẩm như là một báu vật của quốc gia được lưu giữ lại qua nhiều thế hệ, được bảo tồn cẩn thận, nguyên vẹn. Giờ đây tác phẩm đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau được dịch và được nhiều nước trên thế giới biết đến, được viết trên thư pháp của nhiều nước cùng hình tượng chắc chắn gây ấn tượng đậm là hình ảnh đôi bàn tay song song đang bị cùm kẹp bởi gông xích. Tác phẩm được công nhận bởi các nhà thơ lớn trong và ngoài nước đã hết lời khen ngợi cho tác phẩm đầy tâm huyết này.

Kết bài: Giới thiệu về tác phẩm “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Nhật ký trong tù như một biểu tượng cho giá trị tinh thần cao quý của Hồ Chí Minh, không cần phải nói nhiều, nhìn thơ Người đủ hiểu hết, bộc lộ hết về Người. Để ngàn đời về sau này, tác phẩm vẫn mãi trường tồn cùng thời gian, nhắn cac thế hệ rằng đã có những chuỗi khó khăn trong cuộc đời cách mạng của Người,luôn nhắc nhửo noi theo gương Người.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

EM HAY GIOI THIEU TAP TRUYEN “NHAT KY TRON TU” CUA HO CHI MINH

EM HAY PHAN TICH TAC PHAM “NHAT KY TRONG TU”

ANH/ CHỊ HÃY NÊU CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NHẬT KÝ TRONG TÙ”

Theo Sinhviengioi.com

Hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, nghệ thuật của “Nhật Ký trong tù”

a.MB

.C1:Giới thiệu tác giả tác phẩm>>>Tập “Nhật Ký trong tù”

.C2:Giới thiệu tác fẩm “Nhật Ký trong tù”

“ Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”

[Trích trong bài nói chuyện tại buổi Lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1955. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, trang 454-455.]

Cả cuộc đời Bác phục vụ cho lợi ích nước nhà và quả thật đã làm được rất nhiều cho tổ quốc.Vì tổ quốc Bác săn sàng hi sinh tự do bản thân vì độc lập nứơc nhà[tần số bị bắt là rất lớn].Nhưng bác không thấy đó là vô ích.Sau mỗi lần trả tự do Bác đều có những ghi chép đẻ phản ánh ngay cuộc đời mình.Điển hình là tác fẩm “Nhật Ký trong tù”.”Ngục trung nhật ký” ra đời trong 1 hoàn cảnh tương tự.Nhưng đi đôi với tập thơ không chỉ có ý nghĩa về nội dung mà còn có giá trị nghệ thuật rất lớn đối với nền văn thơ dân tộc.

b.TB

b.1.Hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật Ký trong tù”

“Ngục trung nhật ký”, nguyên văn chữ Hán: 獄中日記,tự ngay cái tên nó đã bộc lộ hoàn cảnh ra đời của tập thơ:Ngục-Tù,Trung-trong,Nhật ký-cái này ai cũng biết rồi[dạng:diary hay “blog” đóa].Suy ra đây là 1 sáng tác được Bác viết trong tù theo kiểu “Nhật Ký”[Chữ này trong “ “ vì do dịch giả biên viết nên cũng có giá trị như tên 1 bài thơ]vể đời mình trong thời gian ở tù.Đây là thời gian từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943, trong thời gian ông bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi khắp các nhà giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.

b.2.Giá trị nội dung tập “Nhật Ký trong tù”[Hề-tiếng việt cho người việt]

“Tập “Nhật Ký trong tù” ghi lai được một cách chân thực-chân thực đến chi tiết-bộ mặt đen tốivà nhem nhuốc của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch”[có 1 bạn họ Tưởng lớp tôi,hehe fản động>>a lô xô],[nơi địa ngục trần gian, hang hùm rắn độc, đày đọa số phận con người,trong đó có Hồ Chí Minh]:

Cơm tù

“Không rau, không muối, canh không có

Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là

Có kẻ đem cơm còn chắc dạ

Không người lo bữa đói kêu cha.”

Tiền vào nhà giam

“Mới đến nhà giam phải nộp tiền

Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên

Nếu anh không có tiền đem nộp

Mỗi bước anh đi mỗi bước phiền.”

Đánh bạc

“ Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc được công khai

Bị tù, con bạc ăn năn mãi

Sao trước không vô quách chốn này?”

“Nhật Ký trong tù” lại :”vừa thể hiện được tâm hồn fong fú, cao đẹp cuả người tù vĩ đại.Về fương diện này, có thể xem “Nhật ký trong tù”như 1 bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí minh:vừa kiên cường vừa bất khuất”[con người ỏ trong tù mà như ỏ ngoài]

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao.

“Nhật ký trong tù” cũng thể hiện con người:“vừa mềm mại, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái thiên nhiên và lòng người, vủa ung dung tự tại, hết sức thoải mái như bay lượn ngoài nhà tù , vủa nóng lòng sốt ruột như lửa đốt, khắc khoải ngóng trời tự do, mòn mắt nhìn về tổ quốc,vừa đày lạc quan tin tưởng: luôn luôn hướng về bình minh và mặt trời hồng[màu hồng của tương lai của độc lập],vừa trằn trọc lo âu, không bao giờ nguôi nỗi đau đớn của dân tộc và nhân loại,…Tất cả bắt nguồn từ bản chất của 1 tâm hồn yêu nứoc lớn, 1 tấm lòng nhân đạo lớn,1 cốt cách nghệ sĩ lớn”

Tự khuyên mình

“Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng.”

Không ngủ được

“Một canh…hai canh…lại ba canh…

Trằn trọc, băn khoăn, giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.”

Chiết tự

“Người thoát khỏi tù ra dựng nước

Qua cơn hoan nạn, rõ lòng ngay

Người biết lo âu, ưu điểm lớn

Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay.”

Tóm lai “Nhật ký trong tù” có giá trị nội dung gắn liền với đời thực cuộc sống bởi:”Văn học là nhân học”[câu nói của Marxim GorKi]

b.3.Giá trị nghệ thuật của tập “Nhật Ký trong tù”

“Nhật Kí trong tù” không những mang nội dung hình thức bề ngoài mà còn ẩn bên trong là cả 1 bức tranh về nghệ thuật fong fú. Theo BBC[British Broadcasting Channel/Corporation], không chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc – quê hương của thơ chữ Hán – như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này.

Xuân Diệu có viết: “Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó… Người xưa nói:” Đối diện đàm tâm” nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau…Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường…”

Trứơc hết, “Nhật Ký trong tù” được viết theo kiểu chữ Hán, các niêm luật thơ Đường,cũng như sử dụng các điển tích điển cố của Trung Quốc nên mang giá trị Đường thi rất rõ rệt về mặt hình thức.Ông Quách Mạt Nhược sau khi đọc tập thơ cho rằng: “Nhiều bài trong tập thơ sánh ngang Đường thi”:

Tức cảnh

Thiên vi khâm chẩm, địa vi chiên

Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên

Dạ thâm bất cảm tràng thân túc

Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên.

[Bản dịch Khuyết danh]

Trời làm màn gối, đất làm chiên

Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên

Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi

Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.

Chính vì được viết theo kiểu Hán tự nên hầu như không thể dịch được hết ý nghĩa của bài thơ.Tỷ dụ như bài “Tân xuất ngục học đăng sơn”,do dịch giả Nam Trân biên soạn[2 câu đầu]

“Vân ủng trúng sơn, sơn ủng vân

Giang tâm như kính tịnh vô trần”

Câu thơ hiện lên 1 bức tranh sơn thủy đẹp với 2 nét vẽ: mây và núi.Mây núi đăng đói với nhau, thể hiện tầm nhìn cao, bao quát cả không gian rộng lớn.Theo trật tự của bài thơ thì tác giả nhìn thấy mây trước núi, tạo nên 1 thế hung vĩ, ý muốn nói đến cái nhìn của người chiến sĩ cách mạng:luôn luôn nhìn cao hơn hoàn cảnh.Bản dịch của Nam Trân đã đảo lại điểm nhìn:tác giả nhìn thấynúi trước mây:

“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi”

Tuy cách dịch như không làm xê dịch nội dung nhưng đã ít nhiều làm giảm vẻ hung vĩ của bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước, do đó không thấy được dụng ý của Bác.Mây với núi được phản chiếu xuống dòng song sang trong tạo sự song song, có chiều sâu của cảnh vật sông núi.Đáng chú ý ở chỗ 3 chữ”tịnh vô trần”, ngoài ý nghĩa là tuyệt nhiên không 1 chú bụi trần, nó còn mang sắc thái chỉ lương tâm cách mạng trong sáng, thanh cao của chủ tịch Hồ CHí Minh, bởi”trần” mang nghĩa bụi hoặc trong chữ “hồng trần” hoặc cả 2.Khi chuyển sang bản dịch dịch giả Nam Trân đã lỡ tay bỏ qua chữ “trần” đặc biệt ấy:

“Lóng sông gương sáng, bụi không mờ’’

CHính vì vậy bản dịch đã không nói rõ hết được tâm trạng của Bác lúc bấy giờ trong hoàn cảnh mất tự do 14 tháng;14 tháng trong nhà ngục mà lương tâm Bác vẫn trong sáng không chút bụi trần,14 tháng định mệnh đã tôi luyện nên 1 con người có nghị lực phi thường.Đứng về phương diện hình thức thì Nam Trân có vẻ như đã dịch chưa sát nghĩa nhưng hãy xét về mặt thời gian của bản dịch.Bản dịch ra đời cách đây ngót gần 70 năm, với tần suất thơ dịch “Nhật Ký trong tù” rất cao, có lỗi thì có đấy[giống như lỗi đã kể trên], nhưng từ bấy giờ đén nay chưa ai có thể khắc fục được nhược điểm này của ông, chưa ai dịch hay bằng Nam TRân.Vì vậy bản dịch của Nam Trân vẫn xứng đáng là bản dịch hay nhất, truyền cảm được gần như đày đủ nội dung của tập “Nhật Ký trong tù”.Và nó xứng đáng được đính kèm với thơ Bác trong chương trình sách giáo khoa văn học phổ thông.

Thơ Hồ Chí Minh mang màu sắc cổ điển độc đáo với các bút pháp mang nặng tính chất nghệ thuật phương dông huyền bí.Đầu tiên phải kể đến bút pháp chấm fá,chỉ bằng vài nét vẽ là thâu tóm được cảnh vật.Ví dụ điển hình rất nhiều, có cả trong SGK văn học lớp 12,bài “Mộ”:

“Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

2 câu thơ mỏ ra 1 khung cảnh không gian là lúc xế chiều,thời gian chuyển giao giữa chiểu và tối, 1 không gian dễ gợi tâm trạng.Chỉ bằng 2 nét vẽ :”Quyện” và “cô vân” mà tác giả như thâu tóm được cảnh vật.Nơi nhà tù ấy nhìn ra bầu trời tác giả chỉ thấy “cánh chim” bay giữa khoảng không gian bất tận.Điểm xuyết cho không gian này là vài “chòm mây” trôi nhè nhẹ giữa tầng không.Bác chọn “canh’ chim” và “chòm mây” là rất đặc sắc bởi không chỉ đó là nhừng sự vật có thể lơ lửng hay bay được, so với mặt đất phần nào thể hiện độ cao của không gian[thế năng của mây và chim cộng lại chắc là cao], mà còn vì chọn “cánh chim”,  “chòm mây” gợi liên tưởng tới sự cô đơn lẻ chiếc.Vì vậy mà không gian có fần sâu về đọ cao, mênh mông bao la về chiều rộng.Tóm lại, cách dung nghệ thuật chấm fá của Bác ở đây là rất thành công;chỉ với 2 nét vẽ chim và mây ,Bác đặc tả được cả 1 không gian bao la mênh mông rộng lớn trong fạm vi hẹp của hình thức thơ Đường.Có lẽ đây cũng chính là mục tiêu chính trị của Bác:đánh giặc là phải bắt chúng tâm fục khẩu fục =chính ngôn ngữ của chúng,tránh tình trạng xì xà xì xồ,như Bác đã làm đối với các Fáp:

“Chúng tôi sẵn sàng đem hoa và nhạc tiễn họ và mọi thứ khác họ thích, nhưng ông biết đấy, tôi thích tiếng lóng của các ông: qu’ils foutent le camp!” [“qu’ils foutent le camp” có nghĩa là “hãy cút đi”]

1 đồng tiền luôn luôn có 2 mặt thể hiện sự đối lập.Nhưng đồng tiền của Bác thì khác:2 mặt luôn hỗ trợ cho nhau bổ sung cho nhau.Ở đây,Bác sử dụng bút fáp chấm fá ở trên thì ngay fía dưới là nghệ thuật vẽ mây nảy trăng.Để không làm mất tinh liên tục, ta hãy xem bài “Mộ” hay “Chiều tối”ở 2 câu thơ cuối:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Cô em xóm núi say ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng”

Câu thơ cuối báo hiệu khung cảnh đã về khuya.Câu thơ mở ra hình ảnh con người lao động đẹp tuyệt :cô giá và công việc xay ngô.Cả bài thơ hoàn toàn không hề có 1 chữ nào nói về màn đêm hay bóng tối vậy mà người đọc vân cảm thấy cái tối tràn ngập toàn bộ 2 câu thơ,đó chính là bút fáp vẽ mây nảy trăng.Tác giả tiếp cận hình ảnh lao động:công việc xay ngô-thường thì được bắt đầu sau khi cày xong ruộng về nhà, đánh chến cơm tối,để làm nổi bật nên màu sắc của không gian:màu “tối”.Nhưng không fải hoàn toàn cả bài thơ là 1 màu tối.Tác giả cũng đòng thời sử dụng bút fáp vẽ mây nảy trăng đẻ làm bật len màu sáng:đó là màu hồng.Khi màu tối dần bao trùm con người, sự vật sắp đi vào trạng thái ngủ,tĩnh thì Bác vẫn thức bởi Bác nhìn thấy cô gái;cô giá làm không gian như trở nên nhiệm màu.Hình ảnh “lô dĩ hồng” khiến người đọc cảm thấy ấm áp,cảm thấy ánh sáng như đang soi rọi lòng mình.Màu “hồng”-màu của lò than hay là màu của cách mạng màu của tình đồng chí, chiến hữu keo sơn gắn bó vì vậy nó mới ấm áp đến vậy.Tóm lại,đầu tiên là làm nổi bật tối, nhưng tối mà không tối, bài thơ trở nên  rực lửa màu hồng, màu đen của đêm tối bị xua tan bởi màu hồng cũng như dấu hiệu của cách mạng nước nhà:màu của lá cờ Việt Minh sẽ tung bay fấp fới xua tan màu đen ,màu những bóng quân thù.

Thơ Bác mang phong vị cổ điển là vậy, nhưng vẫn mang tính chất hiện đại sâu sắc.Thơ Bác không lặp lại lối mòn của các vị tiền nhân xưa kia:

看千家詩有感

古詩偏愛天然美
山水煙花雪月風
現代詩中應有鐵
詩家也要會衝鋒

Khán “Thiên gia thi” hữu cảm

Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.

Cảm tưởng đọc “thiên gia thi”

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Bác fê fán thơ xưa thường quá lệ thuộc vào thiên nhiên mà tinh thần con người không thấy đâu.Tuy nhiên thơ Bác không hoàn toàn gạt bỏ thiên nhiên mà trái lại còn sử dụng rất nhiều các hình ảnh này.Tại sao vậy?trong khi Bác fê fán thơ xưa mà Bác làm đúng y như vậy.Chính đây mới là nét hiện đại trong thơ Bác.Thơ Bác có xuất hiện thiên nhiên, cảnh vật nhưng tất cả chỉ là fụ chỉ làm nền cho chủ thể-con người và con người ấy xuất hiện đẻ chinh fục cải tạo thiên nhiên.Thiên nhiên cũng đồng thời làm fông để con người bộc lộ tâm trạng.Chính lúc này trở ngại của thiên nhiên con người vượt qua bộc lộ chất “thép” cao cả , fi thường đầy nghị lực.Cũng có thể nói cái mới trong thơ Bác chính là 1 chữ”thép” này.Chất “Thép” ở đây được hiểu theo nhiều nghĩa như nhà fê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết:

“Khi Bác nói trong thơ có thép, ta fải hiểu thế nào là thép trong thơ.Có lẽ fải hiểu 1 cách linh hoạt mới đúng.Không fải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép,mới có tinh thần thép”

Chính thế ,”thép” không fải chỉ biểu hiện ở mức lời nói, đối thoại mà còn fải nằm trong hành động, hay trong thơ là các hình ảnh chứng minh.”Thép” trong thơ Bác xuất hiện qua rất nhiều trạng thái:có lúc là tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản,lúc lại là lòng yêu nước nông nàn của “ông cụ” già nhưng tấm lòng không hề già,lại có lúc ẩn hóa cho tinh thần, nghị lực fi thường của Bác.”Thép vì vậy mà chuyển hóa vào tỏng thơ dưới 2 dạng:trực tiếp[từ bài “Cảm tưởng đọc “thiên gia thi” nó xuất hiện 1 cách tường minh, rõ cả mặt chữ lẫn ý nghĩa] và gián tiếp[không xuất hiện 1 cách tường minh mà theo dạng nghĩa bóng;fải đọc hết cả bài thơ rồi dung tâm trí của mình thẩm thấu cả bài thơ+fân tích suy ngẫm mới rõ ra được “thép”].Dạng trực tiếp thì dễ rồi,dạng gián tiếp chẳng qua chỉ là chuyển tiếp của dạng trực tiếp.Ví dụ 1 trong số đó là bài “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong 1 hoàn cảnh tù ngục chân đeo xiềng tay đeo xích, Bác vẫn không thể bỏ qua được cảnh đẹp đêm trăng.Hơn thế, 1 người tù cũng như 1 tao sĩ Đường,[ăn uống chỉ là fụ]ngắm trăng là 1 nên hành fúc lớn và đủ làm người ta no lòng.1 lần nữa thơ Bác vượt qua thỏ cổ trong việc giao hòa với ánh trăng:thoát ra khỏi song sắt nhà tù.2 câu thỏ cuối thể hiện 1 chất thép cao cường, 1 nghị lực fi thường, nó giúp cho người nghệ sĩ dù trong cảnh tù đầy vẫn vượt lên hoàn cảnh,vẫn đầy chất nghệ sĩ.

Tóm lại,”Nhật Ký trong tù” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, và cũng vì vậy nên nó đặc biệt cả về nội dung cũng như phong cách nghệ thuật.Đọc thơ Bác,Hoàng Trung Thông viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏ rạng muôn đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ Thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”

[03/25/2008]

Video liên quan

Chủ Đề