Tivi khấu hao bao nhiêu năm

Trong quá trình sử dụng và sản xuất của nhà máy, các thiết bị máy móc, nhà xưởng đều trải qua quy trình hao mòn. Do vậy, khi đầu tư nhà xưởng hay thiết bị, doanh nghiệp cần luôn chú trọng tuổi thọ cũng như thời gian khấu hao của nhà xưởng. Vậy nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm? Thông tin dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp tính toán khấu hao một cách nhanh nhất. 

1. Quy định trích khấu hao tài sản cố định mới nhất 

1.1 Cách xác định tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình

  • Tài sản cố định hữu hình chính là những loại hình tài sản được hình thành theo hình thái vật chất; xác định theo kết cấu độc lập. 
  • Tài sản cố định có thể là một hệ thống với nhiều bộ phận riêng biệt khác nhau theo các tiêu chuẩn: sử dụng trong thời gian từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên.
Nhà xưởng được xác định là tài sản cố định hữu hình
  • Một số tài sản cố định hữu hình như: thiết bị, máy máy phục vụ sản xuất; mặt bằng không gian xưởng; các thiết bị hỗ trợ sản xuất như điều hòa, quạt gió; đèn LED nhà xưởng;…

Tài sản cố định vô hình

  • Đây là những tài sản không có các loại hình thái vật chất.
  • Các tài sản không bao gồm nhà xưởng, công trình xây dựng; kiến trúc và có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. Thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên. 

Theo đó, nhà xưởng sản xuất được xác định là loại hình tài sản cố định hữu hình.  

Xem thêm: Nhà xưởng là gì? 5 lưu ý quan trọng nhất khi thiết kế thi công

1.2 Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn và khấu hao

Theo Điều 12, Thông tư 45/2018/TT-BTC, phạm vi của tài sản cố định tính hao mòn và khấu hao bao gồm:

  • Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập cần tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư.
  • Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng cần phải tính đủ khấu hao tài sản cố định và giá dịch vụ theo các quy định của pháp luật.
  • Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc vào phạm vị quy định của 2 điểm a, b.

1.3 Nguyên tắc tính khấu hao

  • Nguyên tắc trích khấu hao cố định dành cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định áp dụng dành cho doanh nghiệp. 
  • Đối với các tài sản cố định sử dụng cho mục đích kinh doanh, cho thuê hoặc kinh doanh, liên kết thì nguyên tắc tính khấu hao sẽ được tính từ ngày tài sản cố định được đưa vào sử dụng và dừng tính khấu hao khi kết thúc việc sử dụng tài sản. 
  • Chi phí tính khấu hao tài sản cố định sẽ được tiến hành phân bổ cho các hoạt động để tiến hành hạch toán chi phí theo từng mục khác nhau. 
Nhà xưởng đi vào sử dụng sẽ được tính khấu hao

1.4 Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định

  • Đối với các tài sản cố định có phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết, môi trường gây ảnh hưởng đến hao mòn tài sản sẽ được quy định về thời gian không vượt quá mức 20% theo bảng tham khảo. 
STTDANH MỤC TÀI SẢNTHỜI GIAN SỬ DỤNG

(năm)

TỶ LỆ HAO MÒN

(% năm)

Loại 1Nhà, công trình xây dựng– Cấp I801,25– Cấp II502– Cấp III254– Cấp IV156,67Loại 5Máy móc, thiết bị1Máy móc, thiết bị văn phòng phố biển– Máy vi tính để bàn, máy in, máy fax, máy scan, máy hủy tài liệu, tủ đựng tài liệu520– Máy photocopy812,5– Bộ bàn ghế ngồi làm việc trang bị cho các chức danh812,5– Bộ bàn ghế họp812,5– Máy điều hòa không khí812,5– Quạt520– Máy sưởi520– Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến khác5202Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vịaMáy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến thì quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn như quy định tại điểm 1 Loại 5 Phụ lục nàybMáy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị– Máy chiếu, Thiết bị lọc nước, Máy hút ẩm, hút bụi520– Ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác520– Thiết bị âm thanh520– Thiết bị thông tin liên lạc khác520– Thiết bị mạng, truyền thông520– Thiết bị điện văn phòng520– Camera giám sát812,5– Thang máy812,54Máy móc, thiết bị khác812,5Loại 7Tài sản cố định hữu hình khác812,5

1.5 Các phương pháp tính hao mòn tài sản

  • Phương pháp tính hao mòn tài sản được tính theo mức hao mòn hàng năm.
  • Doanh nghiệp cần nắm được công thức tính hao mòn tài sản như sau:
    • Mức hao mòn tài sản cố định hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định x tỷ lệ hao mòn (đơn vị % năm)

Công thức:

  • Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm n = số hao mòn tài sản cố định năm n-1 + số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm n – số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm n. 
  • Trong đó: n là năm doanh nghiệp tính.

Xem thêm: 15 mẫu nhà xưởng nhỏ đẹp – 5 lưu ý quan trọng khi thiết kế

2. Nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm?

2.1 Công thức tính nhà xưởng trích khấu hao bao nhiêu năm

  • Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, của Bộ Tài chính quy định tính khấu hao nhà xưởng được quy định như sau. 
  • Khấu hao tài sản cố định cần phải tính toán và cần phân bố theo hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất hoặc kinh doanh trong quá trình trích khấu hao tài sản cố định. 
  • Tính thời gian trích khấu hao tài sản cố định được biết đến là thời gian doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao cố định để có thể thu hồi vốn đầu tư vào mục tài sản này.
  • Các doanh nghiệp có thể xác định nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm bằng cách tham khảo Bảng phụ lục 1 được ban hành kèm với Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Nhà xưởng khấu khấu hao bao nhiêu năm? Mỗi nhà xưởng có thời gian khấu hao khác nhau

Công thức:

  • Thời gian trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) = Giá trị hợp lý của TSCĐ : Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% tương đương trên thị trường x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 theo thông tư 45/2013/TT-BTC.

Xem thêm: Top 5 mẫu nhà xưởng đơn giản hiện đại được ưa chuộng nhất

2.2 Cách tính khấu hao máy móc, thiết bị

Bảng tham khảo cách tính khấu hao máy móc, thiết bị nhà xưởng dành cho doanh nghiệp.

Danh mục các nhóm tài sản cố địnhThời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)A – Máy móc, thiết bị động lực1. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí.7202. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện7153. Máy móc, thiết bị động lực khác615B – Máy móc, thiết bị công tác1. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng5152. Máy bơm nước và xăng dầu6153. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại7154. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất6155. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh10206. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác5157. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm7158. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt10159. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc51010. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy51511. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm71512. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế61513. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình31514. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm61015. Máy móc, thiết bị công tác khác51216. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hóa dầu102017. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.71018. Máy móc thiết bị xây dựng81519. Cần cẩu1020C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học5102. Thiết bị quang học và quang phổ6103. Thiết bị điện và điện tử5104. Thiết bị đo và phân tích lý hoá6105. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ6106. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt5107. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác6108. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc25D – Thiết bị và phương tiện vận tải6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng6107. Thiết bị và phương tiện vận tải khác610E – Dụng cụ quản lý1. Thiết bị tính toán, đo lường582. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý383. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác510G – Nhà cửa, vật kiến trúc2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe…6254. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi…520Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên.425

2.3 Ví dụ thực tế về tính thời gian khấu hao nhà xưởng

  • Một doanh nghiệp A có nhà xưởng được xây dựng với tổng trị giá là 3 tỷ đồng. 
  • Như vậy, nguyên giá của nhà xưởng là: 3.000.000.000 đồng.
  • Thời gian sử dụng của nhà xưởng giả sử là 25 năm.
  • Như vậy, mỗi năm nhà xưởng khấu hao: 2.000.0000.0000/25 năm = 80.000.000 triệu đồng/năm.
  • Số khấu hao hàng tháng = 80.000.000/12 tháng = 6.666.667 triệu đồng/tháng.

Tham khảo công suất đèn bán chạy: đèn led nhà xưởng 100w

Trên đây là quy định, cách tính toán cho bạn biết “nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm” . Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm những cách tính khác để lên được chi phí đầu tư phù hợp với quy mô sản xuất cũng như thanh toán thuế doanh nghiệp chính xác nhất.