Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Câu Hỏi Tự Luận Và Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Học 11 Nâng Cao – Huỳnh Quốc Thành

Đọc online Câu Hỏi Tự Luận Và Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Học 11 Nâng Cao – Huỳnh Quốc Thành

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Bấm số 2 để tải thêm 10 trang Câu Hỏi Tự Luận Và Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Học 11 Nâng Cao – Huỳnh Quốc Thành

Để học tốt Sinh học lớp 11, loạt bài 1000 Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 và Câu hỏi trắc nghiệm Sinh 11 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh học lớp 11 giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 11 để giành được điểm cao trong các bài kiểm tra và bài thi môn Sinh 11.

  • Lý thuyết Sinh học 11 chi tiết

Bộ 1000 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11

Quảng cáo

Quảng cáo

Quảng cáo

Câu 1: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:

A. Khí khổng

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào lông hút

D. Tế bào biểu bì

Lời giải:

Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ).

Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là:

A. Lông hút

B. 

C. Toàn bộ cơ thể

D. Rễ, thân, lá

Lời giải:

Thực vật ở cạn hút nước chủ yếu qua hệ thống lông hút.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. Chủ động

B. Thẩm thấu

C. Cần tiêu tốn năng lượng

D. Nhờ các bơm ion

Lời giải:

Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Thực vật lấy nước chủ yếu bằng cơ chế

 A. Hoạt tải

B. Thẩm thấu

C. Khuếch tán

D. Ẩm bào

Lời giải:

Thực vật lấy nước nhờ cơ chế thẩm thấu: nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. nhập bào

B. chủ động

C. thẩm tách

D. thẩm thấu

Lời giải:

Sự xâm nhập của nước vảo tế bào lông hút theo cơ chế: Thẩm thấu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?

A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.

B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.

C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

D. Điện li và hút bám trao đổi.

Lời giải:

Khoáng được hấp thụ bị động và chủ động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ các cơ chế

A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi cao nồng độ thấp.

B. thẩm thấu qua màng tế bào.

C. đi ngược chiều gradien nồng độ.

D. thụ động và chủ động.

Lời giải:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu)

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Lời giải:

Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp, không phải từ thấp đến cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động của rễ là

 A. hấp thu sử dụng rất ít nguồn năng lượng ATP của tế bào.

B. hấp thu nước nhưng không hấp thu ion khoáng.

C. hấp thu không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu.

D. hấp thu với các chất di chuyển theo bậc thang nồng độ.

Lời giải:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (theo thang nồng độ): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm: 

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.

3. Không cần tiêu tốn năng lượng.

4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

A. 2,3

B. 1,4

C. 2,4

D. 1,3.

Lời giải:

Quá trình hẩp thụ bị động ion khoáng theo hình thức khuếch tán, không cần tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 có đáp án năm 2021

Câu 1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Qua mạch gỗ

Lời giải:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Nước được vận chuyển trong thân chủ yếu qua

A. Mạch gỗ.

B. Mạch rây

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Ở gốc là mạch gỗ, ở ngọn là mạch rây

Lời giải:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Tế bào mạch gỗ của cây gồm

 A. Quản bào và tế bào nội bì.

B. Quản bào và tế bào lông hút

C. Quản bào và mạch ống.

D. Quản bào và tế bào biểu bì.

Lời giải:

Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Khác với mạch libe, mạch gỗ có cấu tạo

A. Gồm các tế bào chết.

B. Gồm các tế bào sống nối thông với nhau.

C. Gồm các tế bào sống và các tế bào chết xen kẽ nhau.

D. Gồm nhiều lớp tế bào có vách dày.

Lời giải:

Khác với mạch libe, mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch gỗ:

A. Ống rây và tế bào kèm

B. Quản bào và tế bào kèm

C. Ống rây và quản bào

D. Quản bào và mạch ống

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Tế bào mạch gỗ gồm bao nhiêu loại tế bào sau đây? 

(1) Các quản bào.     (2) Mạch gỗ. 

(3) Tế bào kèm.        (4) Mạch ống.     (5) ống rây.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và

A. tế bào nội bì

B. tế bào lông hút

C. mạch ống

D. tế bào biểu bì

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

A. Nước và các ion khoáng

B. Amit và hooc môn

C. Axitamin và vitamin

D. Xitôkinin và ancaloit

Lời giải:

Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước và các ion khoáng.

B. các chất dự trữ.

C. glucozơ và tinh bột.

D. các chất hữu cơ.

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước

B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ

C. các ion khoáng

D. nước và các ion khoáng

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 có đáp án năm 2021

Câu 1: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:

A. Cành

B. 

C. Thân

D. Rễ

Lời giải:

Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là lá.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?

A. Lá.

B. Rễ.

C. Thân.

D. Hoa.

Lời giải:

Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở lá

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Quá trình thoát hơi nước qua lá giúp tạo:

A. Động lực đầu trên của dòng mạch rây

B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây.

C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.

Lời giải:

Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Đáp án cần chọn là: C

...

Câu 4: Vai trò quan trọng nhất của thoát hơi nước là gì ?

A. Giảm nhiệt độ bề mặt lá

B. Để mở khí khổng

C. Để hút khoáng

D. Để có động lực hút nước

Lời giải:

Vai trò quan trọng của thoát hơi nước là tạo động lực hút nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là :

A. Tăng lượng nước cho cây

B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá

C. Cân bằng khoáng cho cây

D. Làm giảm lượng khoáng trong cây

Lời giải:

Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ? 

(1) Tạo lực hút đầu trên. 

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. 

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. 

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là :

A. (1), (3) và (4).   

B. (1), (2) và (3).

C. (2), (3) và (4).    

D. (1), (2) và (4).

Lời giải:

Thoát hơi nước có những vai trò là:

  • Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
  • Có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng
  • Giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ? 

(1) Tạo lực hút đầu trên. 

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng. 

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. 

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí Phương án trà lời đúng là:

A. (2), (3) và (4)

B. (1), (2) và (4)

C. (1), (3) và (4)

D. (1), (2) và (3)

Lời giải:

Thoát hơi nước có các vai trò 1,2,3

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng

B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời

C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

Lời giải:

Sự thoát hơi nước qua lá làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Quá trình thoát hơi nước ở lá cây có bao nhiêu vai trò sau đây? 

(1) Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên. 

(2) Tạo điều kiện cho sự vận chuyển của các chất hữu cơ đi xuống rễ. 

(3) Tạo điều kiện cho CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. 

(4) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Thoát hơi nước có những vai trò là:

- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ

- Có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng

- Giúp cho khí CO2khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò

A. Cung cấp năng lượng cho lá.

B. Cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.

C. Hạ nhiệt độ cho lá.

D. Vận chuyển nước, ion khoáng

Lời giải:

Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò cung cấp năng lượng cho lá

Đáp án cần chọn là: A

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Trắc nghiệm và Tự Luận Sinh Học 11

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.