Tràn dịch màng tinh hoàn điều trị

Mặt khác, đối với đàn ông trưởng thành, nguy cơ bị tràn dịch tinh mạc có thể tăng bởi:

  • Chấn thương hoặc viêm ở vùng bìu
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như từ các bệnh lây qua đường tình dục (STD)

>>> Đọc thêm: 7 lý do gây ngứa tinh hoàn ở nam giới

Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không? Mức độ nghiêm trọng của tràn dịch tinh mạc thường không cao. Đồng thời, bệnh cũng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề sức khỏe này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn về tinh hoàn khác và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng hoặc ung thư tinh hoàn
  • Thoát vị bẹn

>>> Đọc thêm: 9 điều thú vị về tinh hoàn nam giới

Chẩn đoán và điều trị

Tràn dịch màng tinh hoàn điều trị

Bác sĩ thường bắt đầu với một bài kiểm tra thể chất, có thể bao gồm:

  • Kiểm tra độ đau ở bìu bị sưng
  • Tạo một lực lên vùng bụng và bìu để kiểm tra thoát vị bẹn
  • Chiếu đèn soi qua bìu (transillumination). Nếu lượng dịch tràn lớn thì sẽ được dẫn lưu dịch ra ngoài bằng bơm tiêm.

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Xét nghiệm máunước tiểu nhằm xác định nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn, chẳng hạn như nhiễm trùng do viêm mào tinh hoàn
  • Siêu âm để loại trừ khả năng bị thoát vị, có khối u tinh hoàn hoặc các nguyên nhân khác gây sưng bìu tinh hoàn

>>> Đọc thêm: Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn dịch màn tinh hoàn điều trị thế nào?

Tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi? Phần lớn tràn dịch tinh mạc là vô hại, không gây đau. Đặc biệt, tình trạng tràn dịch tinh mạc trẻ sơ sinh có thể tự khỏi trong khoảng tầm một năm mà không cần phương pháp điều trị cụ thể.

Đối với vấn đề tràn dịch tinh mạc ở người lớn, bệnh thường tự khỏi trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn được khuyến khích nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, vì các triệu chứng bất thường thỉnh thoảng cũng có thể liên quan đến một hoặc nhiều bệnh lý tinh hoàn nào đó.

Mặt khác, đôi khi người gặp phải vấn đề sức khỏe này vẫn cần được chăm sóc y tế. Các phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn có thể kể đến như:

Dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh hoàn

Phương pháp này giúp dẫn lượng dịch tràn trong màng tinh hoàn ra ngoài bằng ống tiêm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng tái phát sau đó nên hiệu quả của lựa chọn chữa trị này không được đánh giá cao.

Thông thường, giải pháp trên sẽ phù hợp với những người:

  • Không có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn
  • Không muốn dùng kỹ thuật điều trị xâm lấn.

Liệu pháp xơ hóa

Phương pháp này đưa một lượng chất ngăn tái tràn dịch tinh mạc sau khi dẫn lưu dịch trong màng tinh. Tuy không phổ biến nhưng lựa chọn trên có thể áp dụng được cho một số cá nhân không đáp ứng được ca mổ tràn dịch màng tinh hoàn.

Phẫu thuật tràn dịch tinh mạc

Trong một số trường hợp, phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ sẽ cần thiết, đặc biệt nếu túi dịch trong bìu quá lớn hoặc không được nhỏ dần đi theo thời gian. Trong khi đó, mổ tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn thường được chỉ định nếu bệnh xảy ra ở dạng giao tiếp, có khả năng dẫn đến thoát vị bẹn.

Phòng ngừa tràn dịch màng tinh hoàn

Cách bảo vệ tốt nhất khỏi bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn là giữ cho tinh hoàn và bìu không bị tổn thương. Nếu tham gia các môn thể thao đối kháng, vận động viên nam nên chú trọng việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ.

Mặc dù tràn dịch tinh mạc thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nếu có bất kỳ sự bất thường nào ở vùng bìu như sưng, đau tinh hoàn, bạn cũng nên dành thời gian đến các phòng khám nam khoa để kiểm tra.

Biên dịch: BS. Đinh Thị Phương Hoài

Hiệu đính: PGS.TS.BS. Khánh

Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn. Phần lớn xuất hiện không có nguyên nhân rõ ràng, vô hại và có thể đơn độc. Trong trường hợp cần thiết, tiểu phẫu có thể giúp giải quyết hoặc điều trị bệnh. Trong một số ít trường hợp, tràn dịch màng tinh hoàn có liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn của tinh hoàn.

Bìu và tinh hoàn bình thường

Bìu thường là nơi lỏng lẻo, mềm mại và giữ hai tinh hoàn. Thông thường bạn có thể dễ dàng cảm thấy tinh hoàn trong bìu. Một ống (ống dẫn tinh) dẫn tinh trùng từ mỗi tinh hoàn đến dương vật. Bình thường thì một tinh hoàn sẽ nằm thấp hơn so với tinh hoàn còn lại.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn là lượng dịch tập trung một túi bên trong bìu bên cạnh tinh hoàn. Thường thì xảy ra ở một bên nhưng đôi khi cả hai bên tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn điều trị

Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm bảo vệ. Bạn thường không thể cảm thấy điều này. Túi mô mềm này tạo ra một lượng nhỏ dịch để ‘bôi trơn‘ cho phép tinh hoàn di chuyển tự do. Lượng dịch dư thừa thường được hấp thu bởi tĩnh mạch trong bìu. Nếu sự cân bằng bị thay đổi giữa lượng dịch tạo ra và lượng dịch thoát đi, thì sẽ gây ra ứ đọng dịch và gây ra tràn dịch màng tinh hoàn.

Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn trông giống như một quả bóng nhỏ đầy chất lỏng bên trong bìu, trơn tru và chủ yếu ở phía trước của tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn thay đổi rất nhiều về kích thước. Tràn dịch màng tinh hoàn rất lớn thường gặp ở những người đàn ông lớn tuổi chưa bao giờ thấy sưng tấy. Nó lớn hơn nhiều so với các năm trước.

Tràn dịch màng tinh hoàn thường không đau. Nếu nó lớn có thể gây khó chịu do kích thước. Đi bộ hoặc hoạt động tình dục có thể trở nên không thoải mái nếu tràn dịch màng tinh hoàn rất lớn.

Tràn dịch màng tinh hoàn điều trị

Nguyên nhân gây ra tràn dịch màng tinh hoàn

Hầu hết tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra ở người trưởng thànhphổ biến nhất ở nam giới trên 40 tuổi.

  • Nguyên nhân không được biết rõ trong hầu hết các trường hợp.
  • Một số lượng nhỏ tràn dịch màng tinh hoàn là do vấn đề về tinh hoàn. Ví dụ, nhiễm trùng, viêm nhiễm, chấn thương hoặc khối u của tinh hoàn có thể dẫn đến hình thành dịch trong màng tinh hoàn.
  • Đôi khi tràn dịch màng tinh hoàn là do phù toàn ở nửa dưới của cơ thể bạn.

 Những xét nghiệm cần làm?

Một bác sĩ sẽ khám tinh hoàn của bạn, họ sẽ soi đèn qua bìu để giúp chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn.

Nếu tràn dịch lượng lớn, và bác sĩ không thể khám được tinh hoàn của bạn, dịch này có thể được tháo ra bằng kim tiêm. (Thủ thuật này được hỗ trợ bằng gây tê tại chỗ, dưới da để bạn không cảm thấy đau.) Khi chất lỏng được lấy ra, tinh hoàn của bạn có thể được khám một cách dễ dàng hơn.

Siêu âm tinh hoàn giúp kiểm tra tinh hoàn của bạn để đảm bảo rằng không có nguyên nhân bên dưới nào gây ra tràn dịch màng tinh hoàn.

Các phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Không điều trị gì cũng là một lựa chọn

Ở người trưởng thành, nếu tràn dịch màng tinh hoàn không gây ra triệu chứng, một lựa chọn đơn giản là để nguyên như vậy. Nếu tràn dịch lớn hơn hoặc gây phiền hà cho bạn, thì bạn có thể thay đổi ý định và điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu tràn dịch màng tinh hoàn lượng lớn hoặc gây khó chịu cho bạn. Phẫu thuật này bao gồm việc rạch một đường rất nhỏ trên bìu hoặc phần bụng dưới. Dịch sẽ được dẫn lưu ra ngoài màng tinh hoàn, đường đi giữa bụng và bìu cũng sẽ được thắt lại để dịch không thể tái lập trong tương lai. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể trở lại sau phẫu thuật nhưng điều này là không phổ biến.

Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn

Dịch màng tinh hoàn có thể được dẫn lưu một cách dễ dàng bằng kim tiêm. Tuy nhiên, tràn dịch có thể quay trở lại trong vài tháng sau đó. Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn sẽ phù hợp nếu bạn không phù hợp cho phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật.

Liệu pháp xơ hóa

Liệu pháp xơ hóa là tiêm một chất để ngăn tràn dịch màng tinh hoàn quay trở lại sau khi đã dẫn lưu dịch màng tinh hoàn. Điều này thường không phổ biến nhưng có thể được áp dụng cho một số người không thích hợp với phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo