Tràn dịch màng tinh hoàn siêu âm

Bài viết có sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh nhạy cảm. Bạn đọc cân nhắc trước khi xem!

Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng phồng sưng ở bìu. Tình trạng này xảy ra khi có dịch tập trung ở màng bao xung quanh tinh hoàn. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể xảy ra ở trẻ em mới sinh. Nó thường tự mất đi và không cần điều trị. Trẻ lớn hơn hoặc người lớn có thể mắc bệnh do nhiễm trùng hoặc chấn thương vùng bìu. Các tổn thương có thể từ nhẹ đến nặng. Vậy khi nào cần tiến hành phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn? Bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.

Những biến chứng của tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy khả năng phải phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn cũng ít hơn các bệnh ngoại khoa khác. Tuy nhiên, tràn dịch màng tinh hoàn còn có thể do các nguyên nhân tiềm ẩn khác từ tinh hoàn. Một số biến chứng nghiêm trọng có thể đề cập đến như:

  • Viêm tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn đều gây giảm chức năng tinh trùng. Bản thân những bệnh này có thể ảnh hưởng đến sinh sản cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.
  • Thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn cũng là một biến chứng có thể gặp khi tràn dịch màng tinh hoàn. Biến chứng của thoát vị bẹn có thể dẫn đến tắc ruột. Đây là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Tràn dịch màng tinh hoàn siêu âm
Tràn dịch màng tinh hoàn là bệnh lý thường gặp

Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn

Thông thường triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn là đau và sưng ở bìu. Khi thấy những bé trai hoặc bản thân có những dấu hiệu sưng, đỏ, căng bìu, bạn nên đến các trung tâm y tế gần nhất để thăm khám. Đây có thể là triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tinh hoàn. Nó có thể bao gồm”

  • Kiểm tra tình trạng sưng phồng ở bìu.
  • Dùng tay ấn vào bụng và bìu để kiểm tra liệu bạn có thoát vị bẹn không.
  • Chiếu đèn qua bìu. Nếu có tình trạng tràn dịch tinh mạc, quá trình ánh sáng đi qua bìu sẽ cho thấy chất lỏng trong suốt bao quanh tinh hoàn.

Sau đó bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm mác và nước tiểu để xác định xem bệnh nhân có bị nhiễm trùng không.
  • Siêu âm để chuẩn đoán xác định hoặc loại trừ thoát vị, khối u tinh hoàn. Siêu âm còn giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây sừng bìu.

Phụ thuộc vào nguyên nhân khác nhau từ chuẩn đoán sẽ đưa ra quyết định bệnh nhân có cần phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn hay không.

Những phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Như đã đề cập ở trên, phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Nhưng nhìn chung, chúng ta có những phương pháp điều trị sau:

  • Đối với trẻ em mới sinh, hầu như tràn dịch màng tinh hoàn không cần điều trị và tự khỏi khi trẻ lên 1 tuổi. Tuy nhiên nếu nó liên quan đến tình trạng tinh hoàn tiềm ẩn thì cần phải điều trị.
  • Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên phần bìu hoặc phần bụng dưới. Dịch sẽ được dẫn lưu ra ngoài màng tinh hoàn. Sau đó đường đi giữa bụng và bìu được thắt lại dể tránh tái lập dịch trong tương lai. Tuy nhiên tràn dịch màng tinh hoàn có thể tái phát sau phẫu thuật.
  • Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn. Dịch màng tinh hoàn có thể dẫn lưu ra ngoài bằng kim tiêm. Tuy nhiên với cách điều trị này vẫn có thể tái phát trong vài tháng sau đó.
  • Liệu pháp xơ hoá. Bác sĩ có thể tiêm chất làm xơ để ngăn cản việc thành lập dịch màng tinh hoàn tái phát sau khi đã dẫn lưu dịch màng tinh hoàn.

Ngoài ra đối với những trường hợp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây tê hoặc mê. Các biện pháp này đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ không đau và nằm yên trong khi phẫu thuật.

Tràn dịch màng tinh hoàn siêu âm
Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn

Khi nào cần phải phẫu thuật?

Tràn dịch màng tinh hoàn có thể xuất hiện nhưng không làm phiền đến bệnh nhân. Bệnh nhân có thể thử dùng thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs. Sau đó bệnh nhân có thể chờ xem vết sưng có giảm bớt hay không. Thường thì tình trạng trên sẽ tự biến mất trong vòng sáu tháng. Tuy nhiên nếu tràn dịch đủ lớn, lúc này cần phải phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn. Các triệu chứng cho thấy bệnh nhân cần xem xét phẫu thuật bao gồm:

  • Sưng một bên bìu.
  • Đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn.
  • Nặng nề khó chịu vùng bìu.

Tóm lại, tràn dịch màng tinh hoàn là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ mới sinh và thường không cần điều trị. Đối với trẻ lớn và người lớn tuỳ vào nguyên nhân gây ra bệnh lý sẽ có những cách điều trị riêng biệt. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải đến khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn là một thủ thuật an toàn, có tỉ lệ tái phát thấp. Bệnh nhân sẽ hoàn toàn không có cảm giác đau khi phẫu thuật vì vậy hãy yên tâm khi phải bắt buộc thực hiện phương pháp này để điều trị bệnh.

Ths. Bs. CKI Trần Quốc Phong.

Tràn dịch màng tinh hoàn là cái tên còn khá mới mẻ với nam giới. Nhiều quý ông nhầm lẫn đây là triệu chứng của bệnh viêm nhiễm nam khoa, dẫn tới điều trị sai hướng. Căn bệnh này không điều trị kịp thời, lượng dịch tràn ra ngày một nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tinh hoàn, sức khỏe sinh sản, “ân ái” phòng the,...

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng gì? Theo bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu cho biết: “Màng tinh hoàn để chỉ lớp màng được tạo nên do phúc mạc bị đẩy xuống trong quá trình đi xuống của tinh hoàn. Giai đoạn đầu, phúc mạc xuống bìu thành ống, có tên là mỏm bọc, sau đó ống bị bít lại khi trẻ chào đời.”

Màng tinh hoàn có hai lá: Lá tạng dính sát vào tinh hoàn và lá thành bao quanh bên ngoài lá tạng. Ở giữa hai lá này là lớp dịch mỏng, giúp tinh hoàn trượt lên xuống thuận tiện, dễ dàng.

Tràn dịch màng tinh hoàn siêu âm

Hiện tượng tràn dịch màng tinh là tình huống màng tinh hoàn bị tổn thương, dẫn đến ứ đọng dịch, máu, mủ giữa hai lá của màng tinh hoàn. 

Tràn dịch màng tinh thường chỉ tập trung vào một bên túi trong bìu, nằm cạnh tinh hoàn. Nhưng đôi khi xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn, khiến tinh hoàn sưng lên, phình to bất thường, vùng bẹn đau đớn dữ dội, da bìu căng bóng, tinh hoàn sa xuống,...

Đi tìm nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn

Hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn thường xảy ra ở nam giới trưởng thành, nhiều nhất là nam giới ngoài 40 tuổi. Phần lớn trường hợp tràn dịch màng tinh đều không rõ ràng nguyên nhân, bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:

  • Do viêm nhiễm: Viêm nhiễm do các loại virus gây hại như E.Coli, lậu, giang mai, khuẩn lao, ký sinh trùng,... xuất hiện tại bộ phận sinh dục, tiết niệu, khiến tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng, tiết dịch nhiều một cách bất thường.
  • Do mắc một số loại bệnh lý: Nam giới mắc các bệnh suy tim, thận hư, xơ gan cổ chướng,... đều có nguy cơ dẫn đến tràn dịch màng tinh.
  • Những nguyên nhân khác: Ngoài những tác nhân vừa kể trên, tràn dịch màng tinh rất có thể do bệnh ung thư, chấn thương hay triệu chứng của các loại bệnh liên quan đến tinh hoàn, mào tinh hoàn.

Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi

Tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân do ở trong thai kỳ, thai nhi lớn lên trong bụng mẹ, tinh hoàn cần di chuyển trên bụng bé xuống bìu để đi qua ống phúc tinh mạc.

Nhưng, trong vài trường hợp sau khi di chuyển xuống, đường ống không đóng kín khiến dịch ổ bụng tràn xuống, gây ứ nước tại màng tinh. 

Thậm chí, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh vừa bị tràn dịch màng tinh, vừa bị thoát vị vùng bẹn.

Kết luận: Như vậy, hầu hết các ca tràn dịch màng tinh có thể xảy ra ở bé trai từ giai đoạn thai kỳ trong tử cung, chiếm 1-2%. Nhiều quý ông bước vào độ tuổi trung niên thì căn bệnh này lại có thể xảy ra do tác nhân viêm mào ở tinh hoàn, do viêm nhiễm tinh hoàn hoặc do sưng bìu,...

Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến nhất

Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến nhất là gì? Không phải tất cả nam giới đều nắm rõ triệu chứng của hiện tượng này. Tràn dịch trong màng của tinh hoàn được ví giống kiểu quả bóng chứa đầy chất dạng lỏng.

Đau nhức giống triệu chứng của nhiều bệnh lý nam khoa nguy hiểm, nam giới cần hết sức lưu ý.

Tràn dịch màng tinh hoàn siêu âm

Đau nhức tinh hoàn

Cơn đau có thể quặn thành cơn hoặc kéo dài, âm ỉ vùng bẹn, vùng bìu. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội hơn, liên tục hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, “chuyện giường chiếu” của các cặp đôi.

Triệu chứng điển hình: Nhìn thấy bằng mắt thường bìu sưng to, da căng bóng, sa xuống. Thậm chí, dùng đèn pin soi thì bìu có khả năng bị ánh sáng xuyên qua dễ dàng.

Ứ đọng dịch, mủ là một trong những biểu hiện điển hình của tràn dịch màng tinh. Khi đó, ngoài biến chứng đau nhức, nam giới còn thấy tinh hoàn sưng to bất thường.

Bị tràn dịch màng tinh, phái mạnh thấy dịch màu vàng như mủ tiết ra từ tinh hoàn. Về lâu về dài, nếu không điều trị sớm, nguy cơ biến chứng thành ung thư rất cao. Thậm chí, tinh hoàn bắt đầu tiết dịch máu màu đỏ, viêm nhiễm, lở loét ngày càng nặng.

Dịch dưỡng chấp (dưỡng chất được hấp thụ từ thức ăn) nằm trong hệ mạch bạch, chỉ tiết ra từ đường tiết niệu, tràn khỏi màng tinh hoàn khi có lỗ rò.

Biến chứng tràn dịch màng tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?

Tràn dịch màng tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể không gây ra biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, nếu chậm phát triển, bệnh chuyển biến trầm trọng, nguy hại sẽ không dừng ở tác động đến chức năng sinh dục. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng khả năng sinh sản

Tràn dịch màng tinh khiến tinh hoàn bị ngâm và ứ đọng trong nước. 

Do đó, những bộ phận sinh sản như: tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh,... đều gặp trở ngại trong việc sản xuất tinh trùng.

Tác hại: Chất lượng và số lượng tinh trùng bị suy giảm, khả năng sinh sản của quý ông bị ảnh hưởng, thậm chí nam giới phải đối mặt nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

  • Gây trở ngại trong quan hệ tình dục

Tràn dịch màng tinh khiến lượng tinh dịch bị tràn nhiều, khiến vùng da bìu của “cậu nhỏ” bị kéo căng. 

Tràn dịch màng tinh hoàn siêu âm

Tràn dịch màng tinh hoàn gây trở ngại cho việc quan hệ tình dục

Tác hại: Gây khó chịu, đau đớn khi quan hệ tình dục, khiến phái mạnh không còn hứng thú với quan hệ tình dục, lãnh cảm “chuyện yêu”.

Dịch màng tinh hoàn bị tràn ra quá nhiều khiến cho tinh hoàn bị sa xuống, gây áp lực lên tinh hoàn trong quá trình tuần hoàn máu. Ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất tinh trùng.

>>Xem thêm: Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không nam giới hãy cẩn trọng!

Chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng tinh hoàn hiệu quả

Chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào cho hiệu quả? Bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu chia sẻ về vấn đề này như sau: 

“Hiện tượng tràn dịch trong màng tinh ở phái mạnh bình thường đã khó phát hiện triệu chứng bất thường. Do đó, cần thực hiện kiểm tra, tiến hành các bước xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ”.

1. Chẩn đoán tràn dịch màng tinh

Các bước thực hiện: 

  • Trước tiên, bác sĩ tiến hành khám bộ phận tinh hoàn. 

  • Đèn được soi qua bìu giúp việc chẩn đoán tràn dịch màng tinh chính xác hơn
  • Nếu lượng dịch tràn lớn, bác sĩ không thực hiện khám bằng đèn soi được thì sẽ lưu dẫn dịch ra ngoài bằng tiêm, loại bỏ chất lỏng để việc thăm khám dễ dàng hơn,...

Kết luận: Xét nghiệm siêu âm bộ phận tinh hoàn giúp cho việc kiểm tra tình trạng tinh hoàn dễ hơn, đảm bảo không để xảy ra bất cứ vấn đề ngoài ý muốn nào.

2. Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào?

Thực tế, tràn dịch màng tinh không phải bệnh nam khoa hiếm gặp. Căn bệnh này có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh nam rất cao. Vì vậy, phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là điều cần thiết và quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị điển hình: 

Đối với trẻ em bị tràn dịch màng tinh, hiện tượng này có thể biến mất tự động trong thời gian khoảng 1 năm, không cần bất cứ phương pháp điều trị nào.

Đối với người lớn, tràn dịch màng tinh có thể tự khỏi sau khoảng thời gian 6 tháng.

  • Dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh hoàn

Lượng dịch tràn trong màng của tinh hoàn được thông dẫn ra ngoài dễ dàng chỉ bằng ống tiêm. Tuy nhiên, nguy cơ dịch tràn có thể quay lại vài tháng ngay sau đó. 

Tràn dịch màng tinh hoàn siêu âm

Dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh hoàn

Lưu ý: Phương pháp dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh sẽ là phù hợp nếu cơ thể không đáp ứng được phẫu thuật hoặc nam giới lựa chọn không tiến hành phẫu thuật.

Đây là phương pháp không phổ biến. Nhưng được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật.

Liệu pháp xơ hóa chính là đưa một lượng chất ngăn cản tràn dịch tinh hoàn trở lại ngay sau thời điểm dẫn dịch trong màng tinh.

>>Xem thêm: Tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi? Chuyên gia giải đáp

Đối với trẻ nhỏ, áp dụng phương pháp phẫu thuật nếu túi dịch trong bìu quá lớn hoặc không cải thiện nhỏ dần theo thời gian.

Đối với người lớn, các biện pháp phẫu thuật được thực hiện trong trường hợp thuộc loại tràn dịch giao tiếp, có khả năng dẫn đến thoát vị bẹn.

Qua nội dung trong bài, nam giới đã biết tràn dịch màng tinh hoàn nguyên nhân do đâu, mức độ nguy hiểm và hướng điều trị phù hợp. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, bạn đọc hãy liên hệ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn chi tiết!

CHÚ Ý:  Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!

Các tìm kiếm liên quan đến tràn dịch màng tinh hoàn