Tự lập có ý nghĩa như thế nào cho cá nhân gia đình và xã hội

Home / Giáo dục công dân / Giáo dục công dân lớp 8 / Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

– Người có tính tự lập thường thành công hơn trong cuộc sống.

– Họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

Xem thêm:  Cách làm bài văn phân tích tác phẩm văn xuôi

Check Also

Tự lập có ý nghĩa như thế nào cho cá nhân gia đình và xã hội

– Người chủ chiếc xe máy mới là người có quyền sở hữu chiếc xe, …

Sống tự lập là gì? Tự lập có ý nghĩa như thế nào? Cùng Mighty Math giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn, chắc hẳn các bậc cha mẹ đều thường xuyên nghe thấy những câu nói rằng không nên để con dựa dẫm quá nhiều vào người thân, cần tập cho con kỹ năng sống tự lập từ những việc đơn giản, nhỏ nhặt nhất… Thế nhưng liệu các bậc phụ huynh đã thật sự hiểu rõ về tự lập là gì cùng những ý nghĩa của tự lập hay chưa? Nếu chưa thì hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết sau đây Mighty Math để có được câu trả lời chính xác nhé.

1. Sống tự lập là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì sống tự lập chính là việc sống mà không dựa dẫm vào người khác, độc lập trong suy nghĩ, có thể tự đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề mà bản thân gặp phải bằng cách sử dụng tài năng, bản lĩnh cá nhân, từ đó làm chủ cuộc sống của mình.

Tự lập có ý nghĩa như thế nào cho cá nhân gia đình và xã hội

Việc tự lập thường không phân biệt độ tuổi lớn nhỏ hay phải chờ đến lúc trưởng thành mới cần tự lập bởi sống tự lập từ sớm sẽ giúp bản thân chín chắn và mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, nếu trẻ được rèn đức tính tự lập từ sớm thì sẽ vô cùng hữu ích cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách và sức khỏe sau này. 

2. Ý nghĩa của tự lập

Tự lập được xem là một trong những phẩm chất, đức tính quan trọng để khẳng định nhân cách của mỗi người. Việc tự lập giúp trẻ sớm xây dựng được tinh thần chịu trách nhiệm trước những hành động của bản thân, kích thích tư duy, não bộ và phát huy tính sáng tạo để giải quyết, nhìn nhận vấn đề. 

Tự lập có ý nghĩa như thế nào cho cá nhân gia đình và xã hội

Bên cạnh đó, khi có tính tự lập, trẻ sẽ biết lập kế hoạch, hoàn thành các công việc được giao phó, có tinh thần vươn trong cuộc sống như học tập mà không cần sự nhắc nhở của ba mẹ; nỗ lực, chăm chỉ để đạt thành tích cao,…

Tự lập cũng khiến trẻ sống có ích hơn, không dựa dẫm người thân, bạn bè để tránh tình trạng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ đó giúp trẻ trưởng thành, biết suy nghĩ chín chắn và làm việc cẩn thận hơn, đem lại kết quả tốt nhất. 

Đặc biệt, ba mẹ không thể đồng hành cùng con suốt đời, vậy nên tính tự lập sẽ giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất khi rời xa vòng tay bố mẹ, không khiến bố mẹ phải lo lắng. 

3. Cách để tạo cho trẻ kỹ năng tự lập?

Có rất nhiều cách khác nhau để tạo cho trẻ kỹ năng tự lập, trong đó, các bậc cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau:

3.1 Tách xa sự bảo hộ

Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ nhỏ thường có xu hướng dựa dẫm rất nhiều vào vào gia đình, người thân. Vì vậy để trẻ có kỹ năng tự lập, các bậc phụ huynh cần tránh cưng nựng, chiều chuộng trẻ quá nhiều. 

Từ thời điểm trẻ còn nhỏ, ba mẹ có thể cho con tự xúc ăn, tự lựa chọn món ăn và hoa quả mình thích. Trong lúc này, ba mẹ có thể ngồi cạnh, động viên và hướng dẫn trẻ cách ăn, cách sử dụng đồ ăn một cách chính xác nhất. 

Lớn hơn chút nữa, ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách để tự vệ sinh cá nhân, tự đánh răng, tự mặc quần áo… Dù thời gian đầu chưa thành thạo nhưng với sự giúp đỡ của ba mẹ, trẻ sẽ nhanh chóng làm tốt hơn, lâu dần hình thành nên thói quen, trẻ không còn cảm thấy khó khăn hay sợ hãi khi làm làm những điều này một mình nữa. 

3.2 Kích thích trẻ tự suy nghĩ

Khi trẻ gặp các vấn đề phải giải quyết, thay vì trực tiếp chỉ cho trẻ rằng nên làm thế như thế nào thì ba mẹ hãy đưa ra các gợi ý để trẻ tự suy nghĩ, kích thích khả năng tư duy để tìm cách giải quyết. 

Tuy nhiên, dù để bé tự suy nghĩ nhưng ba mẹ vẫn phải luôn ở bên cạnh để động viên tinh thần, đưa ra những gợi ý khi cần thiết cho trẻ.

Đặc biệt nếu trẻ có thể tìm được cách giải quyết thì đừng ngần ngại mà hãy tỏ thái độ tán thưởng, dành cho trẻ lời khen ngợi, khích lệ để khơi gợi lòng tự tin cho con trẻ. 

3.3 Giao việc cho trẻ

Hãy cho trẻ thử làm những việc vừa sức như tự đi lấy nước, tự dọn dẹp đồ chơi… chứ đừng làm thay trẻ tất cả mọi việc. Bởi điều này sẽ giúp trẻ hình thành nên thói quen tự làm việc mà không cần tới sự giúp đỡ hay nhắc nhở từ người khác. 

Tự lập có ý nghĩa như thế nào cho cá nhân gia đình và xã hội

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể sắp xếp một “công việc” cụ thể cho trẻ như yêu cầu trẻ tự đi lấy muỗng khi ăn,tự chọn và lấy quần áo khi đi tắm,… Dù có thể trẻ sẽ gặp lúng túng, thậm chí là hỏng việc nhưng dần dần trẻ nhận ra mình có thể tự làm nhiều việc, từ đó tạo thói quen tự giác làm những “công việc” ba mẹ gia phó trong những lần sau. 

4. Lưu ý khi rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ

  • Đừng quát mắng, cáu giận hay tỏ thái độ sốt ruột khi trẻ làm sai bởi như vậy sẽ gây áp lực khiến trẻ mất tự tin, thậm chí là sợ hãi khi làm những việc sau này.
  • Để trẻ tự làm và quan sát kỹ để biết trẻ sai ở đâu, từ đó hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng. Nếu trẻ vẫn không làm được, ba mẹ có thể làm mẫu, thuyết minh để bé quan sát, học theo. 
  • Không nên ép buộc bé mà hãy tập dần từng việc, từ tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ đạc…hoặc để trẻ tự do làm điều gì trẻ thích.

Trên đây là những thông tin về sống tự lập là gì, ý nghĩa của tự lập và một số nội dung liên quan đến việc tạo kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Mighty Math hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích, để áp dụng, rèn luyện con em mình được phát triển một cách toàn diện nhất. 

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 10: Tự lập giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Trả lời Gợi ý Bài 10 trang 26 sgk GDCD 8

Trả lời:

Qua câu chuyện về Bác Hồ em thấy Bác Hồ là một người yêu nước nồng nàn. Bác đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ có lòng tự tin vào bản thân và có ý chí tự lập cao

Qua câu chuyện về Bác Hồ đã để lại cho chúng ta bài học về ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải tự tin và phải có ý chí tự lập, tự rèn để thành công trong học tập, trong cuộc sống.

Trả lời:

Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù với hai bàn tay không, bởi vì:

– Bác Hồ là người có lòng yêu nước;

– Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, với lòng tự tin vào chính sức lực của mình;

– Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ;

– Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.

Trả lời:

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Trả lời:

– Người có tính tự lập thường thành công hơn trong cuộc sống.

– Họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

Lời giải:

– Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.

– Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.

– Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.

– Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở.

– Tự giặt quần áo.

– Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.

– Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.

– Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v..

a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập ;

b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ;

c) Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững ;

d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng ;

đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn ;

e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

Lời giải:

Em tán thành các ý kiến: (c), (d), (đ), (e).

Em không tán thành các ý kiến: (a), (b).

Bởi vì:

– Ý kiến (c): Trong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công, thì sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó không bao giờ bền vững được bởi không phải bao giờ, ở lúc nào mình cũng có người nâng đỡ che chở, mà mình phải tự khẳng định mình.

– Ý kiến (d): Trong cuộc sống sự tự lập không phải dễ dàng mà đòi hỏi bản thân phải là người có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin thì mới vượt qua được những thử thách khó khân.

– Ý kiến (đ): Là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của mình dù có khó khấn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

– Ý kiến (e): Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy; ví dụ: Khi làm một bài tập khó mình có thể nhờ thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm; hay những ngày đầu lập nghiệp mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình…

– Ý kiến (a): Nêu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thê thành công được.

– Ý kiên (b): Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đâu của bản thân mới được bền vững.

Lời giải:

Em hãy nhớ lại một kết quả đã đạt được trong học tập, lao động. Em đã làm công việc đó như thế nào, cảm giác hân hoan vui sướng khi em nhớ lại công việc đó.

Lời giải:

Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.

Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp 1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành tích học tập cao của lớp.

Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm… Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây Hội ngộ.

Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.

STT Các lĩnh vực Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Thời gian tiến hành Dự kiến kết quả
1 Học tập
2 Lao động
3 Hoạt động tập thể
4 Sinh hoạt cá nhân

Lời giải:

STT Các lĩnh vực Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Thời gian tiến hành Dự kiến kết quả
1 Học tập

– Đến trường học

– Làm bài tập và học bài cũ.

– Tự đi xe đạp

– Tự làm bài tập toán, anh văn, ôn bài.

– 6h30ph.

14 – 16h30ph

Làm hết bài tập và học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
2 Lao động

– Dọn dẹp nhà, rửa cốc chén.

– Nấu cơm, giặt áo quần.

– Chăm sóc cây cảnh, hoa

– Tự quét dọn,rửa cốc chén.

– Tự nấu cơm và giặt áo quần.

– Tưới cây, nhổ cỏ, bón phân

– 5h30ph

– 17h

– 17h30ph

Nhà cửa, cốc chén sạch sẽ. Giúp bố mẹ có một bữa cơm ngon. Cây xanh tốt
3 Hoạt động tập thể

– Sinh hoạt sao nhi đồng.

– Trực sao đỏ; Trực ATGT

Mỗi tháng một lần

– Mỗi tháng một lần

– Ngày thứ 5 của tuần đầu

– Theo kế hoạch của trường.

– Hỗ trợ cho Liên đội ở trường tiểu học.

– Góp phần giữ gìn kỉ luật trật tự ở trường học.

4 Sinh hoạt cá nhân

– Chơi cầu lông

– Ăn nghỉ

– Xem ti vi

– Chơi cầu lông với bạn sau giờ học.

– Sau giờ đi học và sau giờ chiều

– 16h30ph

– 12h

– 18h-19h

– 19h-19h30

Sức khỏe tốt, tnh thần sảng khoái