Tứ phủ la gì

Tìm hiểu về Tứ Phủ

Thế giới tâm linh vô cùng đa dạng và vi diệu. Có thể nói bước vào thế giới này, chúng ta có hàng tỉ tỉ điều phải tìm hiểu học hỏi. Trong tập tục thờ Mẫu của nhiều người thì Tứ Phủ không còn quá xa lạ. Nội dung dưới đây chia sẻ cho quý vị hiểu hơn về tứ phủ và các vị thần cai quản là ai. 

Tứ phủ (phủ có nghĩa là nhà) là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh bốn Miền: Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ và Nhạc Phủ. Trong đó:

  • Thiên phủ ( Màu Đỏ – Mẫu Cửu): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
  • Địa phủ (Màu Vàng – Mẫu Liễu) : Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai.
  • Thủy Phủ ( Màu Trắng – Mẫu Thoải): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.
  • Nhạc Phủ ( Màu Xanh – Mẫu Thượng ngàn): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng núi, sơn lâm.

Tứ phủ la gì

Theo sắp xếp của ông bà tổ tiên xưa thì thứ tự sắp xếp là Thiên, địa, thoải, nhạc. Nghĩa là thứ tự cao nhất là tầng Trời, tiếp theo là cao nguyên rừng núi, sau đó là vùng sông nước rồi mới đến địa phủ. 

Đệ nhất thượng thiên

Đệ nhị thượng ngàn

Đệ tam thoải phủ

Đệ tứ khâm sai ( Đệ tứ địa phủ)

Tứ phủ gồm những vị thần nào?

Các Chư linh của Tứ Phủ được phân chia theo nhiều vị trí khác nhau, cụ thể:

Bảo hộ dân quốc thánh mẫu

 Bảo hộ dân quốc thánh mẫu bao gồm: 

  • Mẫu đệ nhất ( Thiên phủ) danh hiệu Thanh vân công chúa
  • Mẫu đệ nhị ( Nhạc phủ) danh hiệu Lê Mại đại vương.
  • Mẫu đệ tam ( Thoải phủ) danh hiệu Xích lân công chúa.
  • Mẫu đệ tứ ( Địa phủ) danh hiệu Liễu Hạnh Công chúa

Hiện nay, trong các đền hay điện thờ Tứ Phủ thì tam tòa thánh mẫu được xếp theo thứ tự:

  • Mẫu đệ nhất: Mẫu Liễu
  • Mẫu đệ nhị: mẫu thượng ngàn
  • Mẫu đệ tam: mẫu thoải

Phụ vương đại thánh ( Phối thờ)

Phụ vương đại thánh bao gồm: 

  • Ngọc Hoàng thượng đế ( Thiên phủ)
  • Bát hải long vương ( Thoải phủ)
  • Tản viên Sơn thánh ( Nhạc phủ)
  • Thập diện minh vương ( địa phủ)

Hội đồng chúa (Phối thờ)

Hội đồng Chúa bao gồm:

  • Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
  • Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Nguyệt Hồ)
  • Chúa Đệ Tam Lâm Thao
  • Chúa Cà Phê (Địa Phủ) & (Nhạc Phủ)
  • Chúa Long Giao (Nhạc Phủ)
  • Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương (Nhạc Phủ)
  • Chúa Thác Bờ (Thoải Phủ)&(Nhạc Phủ)
  • Chúa Mọi (Nhạc phủ)

Tứ phủ la gì

Ngũ vị tôn quan

  • Quan lớn đệ nhất thượng thiên: Đây là vị có quyền cai trị Thiên phủ trên trời, là thần làm mưa làm gió, là quan trong cung điện Ngọc hoàng, mặc áo màu đỏ.
  • Quan Lớn đệ nhị Thượng ngàn: Là vị có quyền cai trị rừng núi Lâm cung, lên rừng xuống biển và tâu về Bát hải long vương, ông là vị giám sát trước để đánh trận xông pha, ông mặc áo màu xanh.
  • Quan Lớn đệ tam thoải phủ: Là con của vua Bát hải long vương, ông mặc áo bào màu trắng, cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỷ thế tà giới.
  • Quan lớn đệ Tứ Khâm Sai: Là quan Địa linh quyền cai đất bằng, ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng dân, giữ an lành nước Việt, ông mặc áo màu vàng.
  • Quan Lớn đệ Ngũ Tuần Tranh: Là quan lớn, mặc áo bào màu xanh biển, cầm thanh long đao to.
  • Đệ nhất vương quan. Danh hiệu Quan điều thất
  • Đệ thập vương quan. Danh hiệu Quan Hoàng triệu.

Tứ phủ chầu bà

  • Chầu Đệ Nhất ( hóa thân thánh mẫu Thượng Thiên ). Thiên phủ
  • Chầu Đệ Nhị ( Nhạc phủ ): Danh hiệu Ngôi kiều công chúa
  • Chầu Đệ Tam (hóa thân Mẫu Thoải) Thoải phủ: Danh hiệu Thủy Điện công chúa
  • Chầu Thác Bờ ( Thoải phủ, Nhạc phủ): có người hầu giá thứ 3, tức là chầu đệ tam, bà chúa Thác bờ.
  • Chầu Đệ Tứ khâm sai Tứ phủ (địa phủ): danh hiệu Chiêu dung công chúa. Đình Cốc thượng là nơi tôn thờ Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba.
  • Chầu Ngũ thờ ở Suối Lân , Lạng Sơn (Nhạc phủ) : Danh hiệu Suối Lân công chúa.
  • Chầu Lục ( Nhạc phủ) Danh hiệu Lục cung công chúa.
  • Chầu Bảy ( Nhạc phủ) Danh hiệu Tân la công chúa
  • Chầu Bát thờ ở Tiên La Thái Bình ( Nhạc phủ ): Danh hiệu nữ tướng Bát nàn
  • Chầu Cửu ( Cửu Huyền Thiên Nữ – Bỉm sơn – Thanh Hóa )
  • Chầu Mười ở Mỏ Ba ( Đồng Mỏ – Chi Lăng ) Nhạc phủ: Danh hiệu nữ tướng Đồng mỏ Chi lăng
  • Chầu bé ở Bắc Lệ ( Nhạc phủ) Danh hiệu Chầu bé Bắc lệ
  • Chầu bà Bản đền: Danh hiệu thủ điện công chúa

Thập vị Thủy Tế

  • Ông Hoàng Cả ( Thiên phủ): Danh hiệu ông Hoàng quận, Lê Lợi
  • Ông Hoàng Đôi ( Người Mán ): Nhạc phủ
  • Ông Hoàng Bơ thoải cung
  • Ông Hoàng Tư ( Thoải phủ) Danh hiệu ông Hoàng khâm sai
  • Ông Hoàng Năm
  • Ông Hoàng Lục Thanh Hà
  • Ông Hoàng Bảy ( Nhạc phủ) danh hiệu ông Hoàng Bảo Hà
  •  Ông Hoàng Bát quốc (Thoải phủ) danh hiệu Ông Đệ bát đồng bằng sông diêm
  • Ông Chín Cờn ( Thiên phủ) danh hiệu ông Cờn môn
  • Ông Hoàng Mười (địa phủ) danh hiệu ông Nghệ an

Tứ phủ thánh cô

  • Cô cả Thượng Thiên ( thiên phủ)
  • Cô đôi Thượng Ngàn ( Nhạc phủ)
  • Cô đôi cam đường ( nhạc phủ)
  • Cô Bơ Hàn Sơn ( Thoải phủ) tức là cô bơ bông, cô bơ Tây hồ
  • Cô Tư Ỷ La ( địa phủ)
  • Cô Năm Suối Lân ( nhạc phủ)
  • Cô Sáu Lục cung ( Nhạc phủ)
  • Cô Bảy Kim Giao ( nhạc phủ)
  • Cô Tám Đồi Chè ( nhạc phủ)
  • Cô Chín thượng ngàn
  • Cô Chín Giếng ( cô 9 Sòng )
  • Cô Mười Đông mỏ ( nhạc phủ)
  • Cô bé Thượng ngàn
  • Cô bé Đông Cuông ( Nhạc phủ)
  • Cô Bé Suối Ngang ( Hữu lũng ). Nhạc phủ
  • Cô bé Đèo Kẻng ( Thất Khê )
  • Cô Bé Tân An ( Lào cai )
  • Cô bé Cây xanh ( Bắc Giang )
  • Cô bé Nguyệt hồ ( Bắc Giang )
  • Cô bé Minh Lương( Tuyên Quang )
  • Cô bé Cây xanh ( Tuyên Quang )
  • Cô bé Thác Bờ ( hòa Bình ) Thoải phủ
  • Cô bé Thoải phủ ( Thoải phủ)
  • cô bé Núi Dùm
  • Cô bé Mỏ Than
  • Cô bé Bản Đền
  • Cô bé Den (Cô bé Sóc): Nhạc phủ

Tứ phủ la gì

Thập vị Triều cậu

  • Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy ( Thiên phủ)
  • Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn
  • Cậu Hoàng Đôi ( Nhạc phủ)
  • Cậu Hoàng Bơ ( Thoải phủ)
  • Cậu Hoàng Tư
  • Cậu Hoàng Năm
  • Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang ( Cậu Hoàng Quận ) Nhạc phủ

Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông ….

Ngũ hổ (ông lốt)

Ngũ Hổ bao gồm:

  • Hắc Hổ trấn giữ phương bắc
  • Bạch Hổ trấn giữ phương tây
  • Hoàng Hổ trấn giữ trung tâm
  • Thanh Hổ trấn giữ phương đông
  • Xích Hổ trấn giữ phương nam

Ông Lốt (rắn) bao gồm:

  • Thanh Xà Đại tướng quân
  • Bạch xà đại tướng quân

Hiểu để thờ phượng và kính ngưỡng như vị thần này của Tứ Phủ sẽ được họ ban phước lộc, cuộc sống sẽ bình an, sung túc. Có thờ có thiêng có kiêng có lành, quý vị trao niềm tin của mình cho vị thánh thần nào, thì họ sẽ không bạc đãi lòng thành của quý vị.

Xem thêm: Vượt Vũ Môn là gì? Ý nghĩa của việc vượt Vũ Môn

Tứ phủ la gì

TRẦN VĂN BẠO

Xin chào, tôi là điêu khắc gia Trần Văn Bạo (pháp danh Pháp Quang). Tôi có niềm đam mê mãnh liệt với Mỹ Thuật Phật Giáo đặc biệt là tạc tượng đài Phật Giáo. Có lẽ tôi có duyên sâu dày với lĩnh vực này và đặc biệt tượng đài phật giáo là tâm huyết của tôi. Vận dụng những kiến thức điêu khắc khi được đào tạo tại trường Đại Học Mỹ Thuật HCM cùng những nghiên cứu về Phật Pháp khi có duyên tu tập tại chùa Huê Nghiêm Phú Nhuận 3 năm, sau bao nhiêu năm tôi tự xây dựng, dẫn dắt đội ngũ riêng của tôi đã xây dựng không ít tôn tượng phật giáo lớn nhỏ trong và ngoài nước. Và để đi đến thiết lập lại đội ngũ mạnh mẽ hơn, chuyên nghiệp hơn tôi đã ra quyết định thành lập công ty TNHH BUDDHIST ART. Đó là niềm tự hào của không chỉ riêng anh em đồng đội mà còn là niềm tin chắc chắn của các bạn hữu tín đồ phật giáo, chùa chiền, các sư thầy sư cô về vấn đề xây dựng tượng đài Đức Phật. Chúng tôi có châm ngôn làm việc riêng bằng cả tâm huyết đó là: "Muốn tạc tượng Phật trong lòng phải có Phật", cho nên trước nay chúng tôi đã xây dựng không ít kiệt tác tượng đài phật giáo lớn nhỏ trong và ngoài nước đạt được tính an toàn, chất lượng, mỹ thuật cao. Rất mong được đồng hành trợ duyên cùng quý Sư Thầy, Sư Cô, Phật Tử trên con đường phát triển Mỹ Thuật Phật Giáo. Xin chân thành cảm ơn!