Vấn đề chính sách là gì

  • Quyết định số 1280/QĐ-LĐTBXH Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
  • Quyết định số 1265/QĐ-LĐTBXH Quyết định v/v phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc của Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh
  • Quyết định số 1247/QĐ-LĐTBXH Quyết định v/v phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản năm 2021 của Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An
  • Công văn số 3914/LĐTBXH-KHTC V/v hướng dẫn điều kiện phân bổ kinh phí hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và kho lưu trữ hồ sơ người có công từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng năm 2022
  • Quyết định số 1230/QĐ-LĐTBXH về việc phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản, hàng hóa và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa của Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực I

Các bước đánh giá tác động chính sách

MINH HƯỜNG Đăng vào 17/07/2019 XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Chính sách là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực thi chính sách, những mục tiêu của Nhà nước được hiện thực hóa. Để có thể đi vào cuộc sống, chính sách được thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Khi Việt Nam chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, việc ban hành các chính sách để tạo ra nhân tố, môi trường cho sự chuyển đổi trở thành cấp bách. Vì vậy, trong một thời gian khá dài, Nhà nước tập trung vào việc xây dựng và ban hành các thể chế, nhằm tạo hành lang pháp lý cho mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Để xây dựng được một chính sách tốt, có hiệu quả thì việc đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa chính sách là một việc rất cần thiết trong quy trình xây dựng chính sách nói chung và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.

Các bước đánh giá tác động một chính sách được thực hiện như sau:

1. Xác định vấn đề bất cập

Xác định vấn đề bất cập là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong nội dung thực hiện đánh giá tác động chính sách [ĐGTĐCS]. Một vấn đề bất cập trong thực tiễn đòi hỏi phải được giải quyết bằng chính sách, pháp luật khi và chỉ khi vấn đề đó có nội dung và phạm vi tác động nhất định về thời gian, không gian đến các đối tượng chịu ảnh hưởng. Trước khi ĐGTĐCS, cần xác định chính xác vấn đề bất cập mà Nhà nước can thiệp bằng pháp luật thông qua việc xác định hiện trạng, nguyên nhân dẫn đến bất cập và hậu quả của vấn đề bất cập.

Để xác định vấn đề bất cập trong thực tiễn, cần làm rõ các nội dung sau:

Thứ nhất, xác định hiện trạng của vấn đề

Khi xác định vấn đề bất cập trước hết phải xác định và đánh giá được hiện trạng của vấn đề với những biểu hiện cụ thể, chú trọng đến quy mô, xu hướng, mức độ nghiêm trọng của vấn đề, qua đó đánh giá được xu hướng phát triển của vấn đề diễn biến tích cực hay tiêu cực để từ đó làm rõ sự cần thiết phải can thiệp điều chỉnh các vấn đề bất cập đang xảy ra trong xã hội.

Thứ hai, xác định những ảnh hưởng, hậu quả của vấn đề bất cập

Việc xác định những ảnh hưởng, hậu quả của vấn đề bất cập là một trong những bước quan trọng khi xác định vấn đề bất cập trong thực tiễn. Phải xác định rõ hậu quả của vấn đề bất cập là gì, hậu quả đó tác động đến những đối tượng nào, với các số liệu, dẫn chứng cụ thể.

Thứ ba, nguyên nhân của vấn đề bất cập.

Nguyên nhân của vấn đề bất cập cần phải được phân tích, nhận diện bởi nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra hiện trạng [vấn đề], tìm kiếm giải pháp phù hợp khắc phục triệt để các nguyên nhân đó. Cần phải xác định nguyên nhân ở nhiều cấp độ, bảo đảm tính chi tiết, chính xác.

2. Xác định mục tiêu

Một vấn đề có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể tác động tiêu cực đến các đối tượng trên các khía cạnh khác nhau như kinh tế, xã hội, môi trường Do đó, mục tiêu chính sách trước tiên cần hướng tới giải quyết những nguyên nhân chính gây nên tác động tiêu cực chủ yếu cho các đối tượng, giải quyết được vấn đề bất cập trong thực tiễn mà Nhà nước hướng tới trong thời gian trước mắt hoặc lâu dài nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với đối tượng chịu tác động hoặc chịu trách nhiệm tổ chức thi hành chính sách, pháp luật.

Mục tiêu của chính sách là mong muốn đạt được để giải quyết bất cập của cuộc sống sau khi xác định chính xác hậu quả của vấn đề bất cập gây ra. Trong khi xác định mục tiêu của chính sách cần nêu rõ các vấn đề cuối cùng mà đề xuất xây dựng chính sách mong muốn đạt được dựa trên nguồn lực thực tế của các bên liên quan.

3. Lựa chọn các phương án giải quyết vấn đề bất cập

Đây là bước có vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Trên cơ sở thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của vấn đề bất cập, nhà hoạch định chính sách sẽ hình thành được các phương án khác nhau. Thông thường có 3 phương án, trong đó phải có một phương án là giữ nguyên hiện trạng, một phương án sửa đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật [VBQPPL] để thực hiện chính sách - biện pháp can thiệp trực tiếp và có một biện pháp khác không mang tính pháp lý, là phương án nhà nước can thiệp gián tiếp thông qua nhiều biện pháp khác ngoài pháp luật.

Các phương án thường được đưa ra để đánh giá tác động bao gồm:

a] Phương án giữ nguyên hiện trạng

Bước đầu tiên hãy nghĩ đến giải pháp Giữ nguyên hiện trạng. Đây là giải pháp luôn luôn được đặt lên hàng đầu để giúp nhà hoạch định chính sách cân nhắc xem liệu can thiệp của cơ quan Nhà nước có thể khiến tình hình tốt lên không. Đồng thời giải pháp này cũng cung cấp một mốc chuẩn để đo các tác động. Tất cả các giải pháp về sau được so sánh với giải pháp này để có thể thấy rõ những lợi ích hay chi phí do các giải pháp khác mang lại so với việc giữ nguyên hiện trạng.[1]

b] Phương án sử dụng biện pháp can thiệp gián tiếp [phi truyền thống]

Phương án phi truyền thống được thực hiện bao gồm giải pháp cải thiện việc thực thi các quy định hiện hành nếu chính sách đã được quy định bởi VBQPPL và sử dụng biện pháp thay thế không can thiệp trực tiếp tức là không đưa ra quy định pháp luật để giải quyết vấn đề bất cập.

Trong phương án này, việc cải thiện công tác thực thi quy định hiện hành chính là rà soát toàn bộ quy định có liên quan để tìm hiểu nguyên nhân quy định hiện hành không thể giải quyết được thực trạng cấp bách của vấn đề, từ đó tham vấn cho các cơ quan thực thi quy định và đối tượng chịu tác động. Cuối cùng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực của các quy định hiện hành.

Giải pháp sử dụng biện pháp thay thế không can thiệp trực tiếp là việc không đưa ra các quy định giải quyết vấn đề bất cập mà thay vào đó thực hiện các biện pháp như các tổ chức tự quy định; phối hợp, chỉ đạo các cơ quan có liên quan; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ; thực hiện biện pháp kinh tế là ưu đãi tài chính; chuẩn hóa các tiêu chuẩn và kêu gọi xã hội hóa; dán nhãn để bảo đảm chất lượng sản phẩm hoặc thực hiện chương trình dự án thông qua các tổ chức xã hội

c] Phương án can thiệp trực tiếp bằng pháp luật

Đây là phương án can thiệp chính sách trực tiếp bằng một văn bản mới và là phương án mang tính truyền thống hiện nay. Phương án này nhằm thay đổi hành vi của tổ chức, cá nhân bằng cách mô tả cụ thể cách thức mà họ phải thực hiện hoặc không được thực hiện, áp dụng các chế tài về xử phạt nếu có vi phạm thông qua việc kiểm tra, giám sát.

Cách xác định phương án này trước tiên là nêu một số nội dung chính sách cần phải đánh giá tác động, sau đó liệt kê tất cả các giải pháp có thể sử dụng và mô tả rõ nội dung biện pháp để giải quyết vấn đề bất cập của chính sách.

Tuy nhiên, phương án này có những hạn chế nhất định đó là không linh hoạt và dễ lạc hậu trước những thay đổi của xã hội; tốn kém trong việc tổ chức thực hiện để bảo đảm tuân thủ pháp luật; tạo ra rào cản gia nhập thị trường; không khuyến khích thực hiện tốt hơn, sáng tạo hơn và đặc biệt là sẽ tạo ra một "rừng" văn bản quy phạm pháp

Giới thiệu quy định về điều trị suy dinh dưỡng nặng đối với trẻ em trong dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh [sửa đổi]
  • ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  • Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật khám bệnh, chữa bệnh
  • Tài liệu Tập huấn về kỹ năng xây dựng Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế
  • Dự Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia: Bảo đảm lợi ích và sức khỏe người dân
  • Cần nâng cao dịch vụ tâm lý, y tế cho người chuyển giới
  • Video liên quan

    Chủ Đề