Ví dụ về giao dịch thương mại quốc tế

Giao dịch thương mại quốc tế: Thận trọng để tránh rủi ro

Minh Phương

07:40 26/01/2018

Chủ quan, ham lợi nhuận cao, không điều tra cặn kẽ các thông tin về thương nhân nước ngoài, quá tin tưởng vào đối tác lần đầu giao dịch… là những lý do khiến cho gần đây, số lượng doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác nước ngoài lừa đảo trong các thương vụ giao dịch thương mại quốc tế ngày càng tăng.

Ví dụ về giao dịch thương mại quốc tế

Trong năm 2015, 2016, DN ngành thủy sản xuất khẩu mất 8 tỷ USD vì bị lừa khi giao dịch thương mại quốc tế.

DN dính bẫy lừa tại nhiều thị trường

Càng về cuối năm, các giao dịch thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, chính bởi vậy, giới chuyên gia khuyến cáo, đối với các DN xuất khẩu Việt Nam, quan trọng nhất là phải nắm vững được thông tin đối tác, nắm vững được các điều khoản của hợp đồng giao dịch để tránh vấp phải rủi ro bị đối tác nước ngoài lừa đảo.

Bộ Công thương cho biết, thời gian gần đây, nhiều DN Việt Nam tìm kiếm các nhà sản xuất, xuất khẩu Thái Lan trên mạng internet và tiến hành giao dịch trong khi chưa xác minh đầy đủ thông tin về đối tác.

Đáng chú ý, nhiều DN chỉ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt, hợp đồng béo bở mà sẵn sàng đưa ra quyết định làm ăn với các đối tác này.

Lợi dụng tâm lý này, nhiều DN Thái Lan lừa tiền đặt cọc của các nhà nhập khẩu Việt Nam và không chịu giao hàng.

Kết quả là DN Việt trắng tay, đối tác thì chuồn mất. Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, các giao dịch “ảo” gần đây chủ yếu rơi vào mặt hàng giấy A4.

Còn tại thị trường Mỹ, hiện tượng DN Việt bị lừa khi giao dịch thương mại với các đối tác tại nước này cũng không hiếm.

Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Houston (bang Texas, Mỹ) cho biết, mới đây đã nhận được một số đề nghị của DN Việt Nam hỗ trợ xử lý các vụ lừa đảo trong quá trình giao dịch thương mại tại vùng này.

Cụ thể, theo Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Houston, DN Việt (bên mua) phản ảnh, đã chuyển tiền vào tài khoản bên bán theo số tài khoản mà bên bán cung cấp qua email.

Tuy nhiên,thực tế đó là những tài khoản giả mạo. Hộp thư điện tử của bên bán bị kẻ lừa đảo đột nhập, rồi gửi thông tin giả mạo nhằm chiếm đoạt tiền của bên mua.

Như vậy, nhiều DN Việt đã phải “ngậm đắng” vì đã chót chuyển khoản vào một tài khoản “ma”.

Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Houston khuyến cáo, các DN Việt cần phải đặc biệt chú ý đến động thái xác minh lại thông tin với đối tác Mỹ trong giao dịch buôn bán.

Nếu là với các đối tác truyền thống, thấy bất kỳ sự thay đổi trong địa chỉ liên lạc, sự thay đổi về tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần gọi điện liên lạc trực tiếp với đối tác để xác minh lại. Ngoài ra, những thông tin tài khoản giao dịch đáng ngờ cũng cần được chú ý.

Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Houston lấy ví dụ đã có trường hợp giao dịch với một công ty có trụ sở ở châu Âu nhưng tài khoản thanh toán lại ở Mỹ. Do đó, nếu là đối tác mới, việc xác minh lại càng quan trọng.

Ví dụ về giao dịch thương mại quốc tế

Trong rất nhiều lĩnh vực, ngành thủy sản bị rủi ro nhiều nhất.

Cần tỉnh táo trong giao dịch

Theo nhận định của giới chuyên gia, rất nhiều lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam bị vấp phải rủi ro này.

Trong đó, lĩnh vực thủy hải sản là bị “dính” nhiều nhất. Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ trong 2 năm 2015-2016, số tiền mà các DN xuất khẩu thủy sản bị mất do không thu hồi được nợ từ các công ty nước ngoài ước khoảng 8 tỷ USD.

Những hình thức gian lận thương mại và lừa đảo mà các DN dễ gặp nhất là không đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, không điều tra cặn kẽ về thông tin về thương nhân nước ngoài.

Bên cạnh đó, hầu hết các DN đều không cảnh giác với yếu tố “giá bất thường” so với cung - cầu thị trường, chạy theo lợi nhuận nên ký kết hợp đồng thương mại quốc tế khá dễ dãi, không sàng lọc đối tác dựa trên những cơ sở xác tín hoặc bảo lãnh từ các ngân hàng quốc tế.

Nêu lên nguyên nhân của thực trạng này, TS Nguyễn Xuân Minh- trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, nhiều vụ khiếu kiện thời gian gầy đây xuất phát từ nguyên nhân các DN Việt Nam thực hiện ký kết thương mại qua hệ thống thương mại điện tử nhưng không nắm vững thông tin hợp đồng với đối tác cũng như bản thân đối tác có đáng tin cậy để giao dịch hay không, không thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng…. dẫn đến số lượng DN Việt bị đối tác nước ngoài lừa ngày càng gia tăng.

Để hạn chế những rủi ro trong thương mại quốc tế, giới chuyên gia khuyến cáo, các DN xuất khẩu của Việt Nam phải thay đổi các phương thức giao dịch, quan trọng nhất là các DN cần sử dụng những biện pháp phòng ngừa và phương thức thanh toán qua ngân hàng hay tổ chức tín dụng.

Trong mỗi giao dịch thương mại, thanh toán quốc tế đều phải đảm bảo 2 bước xử lý độc lập với điều kiện cả người soạn lệnh lẫn người phê duyệt phải kiểm tra các chi tiết thanh toán và xác thực yêu cầu thanh toán để đảm bảo không có sự giả mạo, lừa đảo.

Còn đối với những thanh toán tới đối tác mới hay lần đầu tiên giao dịch cần thêm một bước xác thực những thông tin tài chính, thông tin cá nhân và DN trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, từ phía các DN cũng cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm soát chất lượng, hệ thống hợp đồng và lưu trữ hồ sơ. Khi xảy ra tranh chấp, cần sáng suốt lựa chọn pháp luật, cơ quan trọng tài, tòa án để bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Bộ Công thương cho biết, việc thành lập công ty tại Mỹ rất đơn giản nên DN có thể tìm hiểu thông tin qua nhiều kênh khác nhau như các tổ chức, hiệp hội ngành nghề uy tín.

Trong trường hợp đã bị lừa đảo gửi tiền vào tài khoản giả mạo, DN có thể thông báo ngân hàng phong tỏa tài khoản hoặc liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Mỹ.

Chủ đề: xuất nhập khẩu thương mại quốc tế giao dịch điện tử

Thương mại quốc tế được xem là cầu nối kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Vậy thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng Thông Tiến Logistics giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.

Khái niệm về thương mại quốc tế

Ví dụ về giao dịch thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau

Thương mại quốc tế hay có tên gọi là international trade, đây thực chất là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Thông qua thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ mua được hàng hóa với mức giá rẻ hơn ở thị trường mà mình tự  sản xuất ra. Hoặc có thể sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ trong nước không cung ứng và tự sản xuất ra.

Còn theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường quốc tế. Các hoạt động này sẽ bao gồm quá trình thương mại, đầu tư quốc tế như mua bán hàng hóa, bảo hiểm, tài chính, chuyển giao công nghệ thông tin, vận tải, du lịch…

Nhờ thương mại quốc tế các nước sẽ cải thiện được sức mạnh kinh tế, đồng thời cải thiện luôn được mức sống của người dân. Tuy nhiên, lợi ích từ thương mại quốc tế sẽ không chia đều cho tất cả các quốc gia và mọi tầng lớp dân cư. Do đó, điều này làm nảy sinh thêm các khuynh hướng và biện pháp bảo hộ mậu dịch. 

Đặc điểm của thương mại quốc tế

Ví dụ về giao dịch thương mại quốc tế

Đối tượng của thương mại quốc tế thực tế thực chất chính là hàng hóa và dịch vụ

Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ với những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Đối tượng thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế chính là hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, đối tượng của thương mại quốc tế còn là các hình thức đầu tư để thu lại lợi nhuận của các hoạt động thương mại.
  • Các bên tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia. Đó có thể là công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hay chính phủ.
  • Mục tiêu chính của người thực hiện các hoạt động thương mại đó chính là hoạt động thương mại để tạo ra lợi nhuận và  sinh lời.
  • Các đơn vị tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế được phép kinh doanh, buôn bán tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề theo đúng pháp luật quy định.
  • Hoạt động thương mại quốc tế không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Mà sẽ tùy theo góc độ nghiên cứu mà sẽ phát triển ở quy mô toàn thế giới, khu vực, thị trường nước xuất khẩu hay nhập khẩu.
  • Phương tiện thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế giữa bên bán và bên mua chính là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

Chủ thể tham gia thương mại quốc tế

Ví dụ về giao dịch thương mại quốc tế

Chủ thể tham gia thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là hoạt động kinh tế diễn ra giữa nhiều chủ thể của các quốc gia khác nhau. Vì thế, quá trình hoạt động thương mại quốc tế sẽ có 3 chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động này bao gồm:

Các doanh nghiệp

Doanh nghiệp được xem là chủ thể phổ biến nhất tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Đó có thể là cá nhân, tập thể các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ hoạt động với mục tiêu khai thác lợi ích của thương mại quốc tế để thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. 

Các quốc gia

Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với vai trò rất đặc biệt vừa để khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Vừa tham gia thương mại quốc tế để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế trong nước một cách hiệu quả.

Các tổ chức quốc tế

Các tổ chức quốc tế tham gia vào thương mại quốc tế với mục tiêu chung đó là điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế để đảm bảo lợi ích và mục tiêu của các bên tham gia trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể kể đến một số tổ chức tham gia thương mại quốc tế như:

  • Tổ chức quốc tế: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
  • Tổ chức khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
  • Tổ chức chuyên ngành: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC).

Vai trò của thương mại quốc tế

Ví dụ về giao dịch thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là cơ sở để các quốc gia điều chỉnh, hoạch định chính sách phù hợp với sự phát triển kinh tế của mình

Thương mại quốc tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng với mỗi quốc gia, có thể kể đến lợi ích của thương mại quốc tế như:

  • Cho phép các quốc gia sử dụng hàng hóa phong phú với số lượng lớn hơn khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước.
  • Hoạt động thương mại quốc tế có sự tác động qua lại buộc các quốc gia phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề, vùng miền hay thành phần kinh tế để tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia.
  • Thương mại quốc tế không đơn thuần là hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia, mà thể hiện sự phục thuộc tất yếu của quốc gia vào phân công lao động quốc tế thông qua chuỗi cung ứng quốc tế. Và thương mại quốc tế được xem là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia dựa trên cơ sở phân công lao động và sự chuyên môn hóa quốc tế. 
  • Thông qua hoạt động thương mại quốc tế các quốc gia sẽ tiến hành xây dựng, hoạch định và ban hành chính sách kinh tế sao cho phù hợp với đặc thù kinh tế và trình độ phát triển của quốc gia.
  • Là cơ sở để chính phủ điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) để tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong nước, từ đó sẽ giảm được tỷ lệ lao động thất nghiệp và giảm gánh nặng cho xã hội.

Các loại hình thương mại quốc tế

Ví dụ về giao dịch thương mại quốc tế

Các loại hình thương mại quốc tế

Khi nói đến thương mại quốc tế sẽ được phân chia ra 2 loại hình cơ bản đó là: Thương mại quốc tế về hàng hóa và thương mại quốc tế về dịch vụ. Cụ thể:

Thương mại quốc tế về hàng hóa

Theo nghĩa chung hàng hóa là sản phẩm do người lao động tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Đối với hàng hóa cũng được chia ra làm hàng hóa vô hình và hữu hình.

Hàng hóa quốc tế hữu hình bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến hàng hóa có thể nhìn thấy, sờ thấy và cân đo, đong đếm được như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, nông sản… Còn hàng hóa vô hình là những sản phẩm thương mại không thể nhìn, sờ thấy như các phát minh, sáng chế, độc quyền nhãn hiệu, giải pháp…

Dù là hàng hóa vô hình hay hữu hình, thì cũng được cung ứng ra thị trường thông qua các phương thức như:

Xuất, nhập khẩu hàng hóa: Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa ra nước ngoài tiêu thụ, nhập khẩu là hoạt động đưa hàng hóa sản xuất từ nước ngoài vào trong nước để tiêu thụ. 

Gia công quốc tế: Hoạt động gia công bao gồm  cả gia công cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Chẳng hạn, Việt Nam đang thực hiện hình thức thuê nước ngoài gia công đối với các sản phẩm giày dép, quần áo.

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu

  • Trong hoạt động tái xuất khẩu: Là hình thức nhập khẩu hàng hóa tạm thời từ nước ngoài vào và xuất khẩu cho một nước thứ 3. Điều kiện đi kèm là hàng hóa sẽ giữ nguyên và không trải qua hoạt động gia công hay chế biến lại.
  • Trong hoạt động chuyển khẩu: Chuyển khẩu thực chất là quá trình thực hiện dịch vụ vận tải, lưu kho…chứ không phải là hoạt động mua bán hàng hóa.

Thương mại quốc tế về dịch vụ

Thương mại quốc tế dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ngành dịch vụ có tính chất phức tạp nên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về lĩnh vực này.

Thương mại dịch vụ là ngành kinh tế thứ  3, ngoài công nghiệp và nông nghiệp thì đều được coi là dịch vụ. Hiểu nôm na đây là các hoạt động tạo ra sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của con người.

Theo GATS, thương mại quốc tế về dịch vụ được chia làm 4 phương thức cung cấp khác nhau như: 

Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Là phương thức dịch vụ cung cấp theo lãnh thổ quốc gia này qua quốc gia khác. Ví dụ: Dịch vụ vận tải hành khách từ Việt Nam qua các quốc gia khác.

Phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: Được hiểu là người tiêu dùng sẽ di chuyển sang quốc gia khác để sử dụng dịch vụ. Ví dụ: Các tour du lịch, du học…

Hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: Được hiểu là các nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia này sẽ thiết lập hình thức thương mại để cung cấp dịch vụ trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia khác. Ví dụ: Các siêu thị nước ngoài mở tại Việt Nam để phân phối hàng hóa.

Hiện diện của thể nhân: Được hiểu là thể nhân cung cấp dịch vụ của quốc gia này sẽ di chuyển tạm thời hay có thời hạn sang quốc gia khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Các nghệ sĩ Hàn Quốc sang Việt Nam để biểu diễn hay hoạt động nghệ thuật.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây đã giải đáp được cho bạn câu hỏi thương mại quốc tế là gì? Để được hỗ trợ chi tiết về thương mại quốc tế, bạn có thể liên hệ với cơ quan chuyên trách để được tư vấn cụ thể nhất.