Vì sao anh chị em trong gia đình thì cần phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau

Đề: Suy nghĩ của anh chị về tình anh em trong gia đình.Bài làm“Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ một nhà cùng thanYêu nhau như thể tay chânAnh em hòa thuận hai than vui vầy.”Qua các câu ca dao trên ta thấy tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng,quý báu, gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân trong gia đình và từ lâu đã trởthành truyền thống của nhân dân Việt Nam ta. Và sau dây là suy nghĩ của em vềtình nghĩa anh em trong gia đình.Vậy tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Là sự gắn bó mật thiết, mối quan hệhuyết thống hoặc không cùng huyết thống dưới tư cách là con trong gia đình. Là sựyêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, là sự sẻ chia và cao cả hơn nữa là sựhi sinh cuộc đời và bản thân mình cho người em của mình, một tình cảm thiêngliêng xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người chứ dừng là sự giả dối. Nếuai trong chúng ta có một hoặc nhiều anh chị thì chúng ta sẽ biết được cảm giác đóthật hạnh phúc, quan trọng biết nhường nào và sẽ luôn giữ gìn , trân trọng tình cảmđó.Anh chị là một người quan trọng, một người luôn ân cần, chăm sóc nghững lúc taốm đau sau ba mẹ mình, khi gặp khó khăn, lúc vui buồn trong cuộc sống, chuyệntình cảm nếu ta ngại kể cho ba mẹ nghe thì anh chị là chỗ dựa vững chắc để ta dựavào mà tâm sự, lúc đó ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn và tốt hơn khi anh chị đưara lời khuyên cho ta và ngươc lại chúng ta cũng là những chỗ dựa tinh thần của anhchị. Là người động viên khi ta vấp ngã; an ủi, dỗ dành khi ta khóc.Là một anh hùng –người mà ta luôn ngưỡng mộ khi còn nhỏ, bảo vệ ta khi bị các đứa trẻ trong xóm bắtnạt. “Anh em như thể tay chân” nếu một bộ phận cơ thể mà mất đi thì các bộ phậnkhác cũng sẽ bị liên lụy, anh em cũng vậy khi đứa em nhỏ của mình bị ốm thì anhchị nào có thể ngồi yên mà lúc đó sẽ lo lắng, chăm sóc không ngừng cho em mình.“Làm anh thật khóNhưng mà thật vuiAi yêu em béSẽ làm được thôi.”“Làm anh” tưởng chừng là một điều dễ dàng như khi đọc nó nhưng khi đã bắt tayvào làm thì mới thấy được những khó khăn xen lẫn niềm vui trong đó. Làm anh thìphải biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi bánh kẹo cho em, làm ta bực mình, cảm thấythiệ thòi vì sao phải cho em nhưng khi thấy em tươi cười vui vẻ vì miếng banh haykẹo đó thì mọi bực bội sẽ tan biến mà thay vào đó là niềm vui phấn khởi, hạnh phúckhi làm cho em vui. Những lúc em mè nheo, khóc nhè thì tự nhiên lúc đó ta cảmthấy mình cần che chở, dỗ dành cho em hơn, làm mình cảm thấy xứng đáng hơn vớivai trò là anh là chị.Không phải lúc nào anh em cũng hòa thuận, không có xung đột, cãi vã. Tuy nhiên,từ những xung đột còn tốt hơn “trời yên bể lặng”. ta hay đánh nhau, giận hờn, cãicọ, cư xử không tốt với nhau chỉ vì miếng miếng kẹo nhưng thời gian ta vui vẻ chơiđùa ở sân sau nhà, trong công viên, trường học thì qua đó mối quan hệ anh em tasẽ càng thắt chặt, gắn bó khăng khít với nhau hơn tạo thành mối quan hệ tốt đẹptrong tương lai. Ngược lại, những anh chị em ít chú ý đến nhau thì ít đánh nhau,nhưng mối quan hệ của chúng sẽ trở nên lạnh lùng và xa cách trong thời gian dài.Anh em là phải giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn vui buồn cùng nhau vàhi sinh bản thân và cuộc đời cho em mình. Tình cảm ấy ta có thể thấy và cảm nhậntrực tiếp nhưng đôi lúc tình cảm ấy đươc bao bọc bởi vẻ ngoài khác lạ làm ta khôngthấy được. Anh chị có khi tỏ ra lạnh lùng, không quan tâm đến mình thì mình chorằng anh chị không thương, không lo lắng, không xem mình là em nhưng đó chỉ làvỏ bọc. Điều ấy có lúc đúng nhưng cũng có lúc sai vì lạnh lùng chứ không có nghĩalà không quan tâm, theo dõi từng hành động của em mình, bên trong vỏ bọc ấy làmột con người vô cùng ấm áp, luôn âm thầm giúp đỡ ta mà ta không hề hay biếtthôi.Bên canh những cử chỉ, tình cảm tốt đẹp đó ta cần phê phán những hành động saitrái trong quan hệ anh em và có khi chính anh em lại trở thành kẻ thù không đội trờichung với nhau. Tình nghĩa an hem là yếu tố bản chất của con người làm anh chịgương mẫu nhưng có những con người làm anh làm chị không có long thương người,nhất là con người đáng thương ấy chính là anh em ruột thịt của mình, họ cũng lạnhlùng và xa cách làm như thể không hề quen biết, họ cũng có quyền đặt vấn đề là aicũng có trách nhiệm với người anh em ruột thịt của mình cả, vậy tại sao chỉ mình tôilại đứng ra chịu trận. Họ cần phải loại bỏ ngay những suy nghĩ như vậy vì chúng tacùng lớn lên, được nuôi nấng dưới cùng một bàn tay của cha mẹ, có huyết thống vớinhau thì phải giúp đỡ, đoàn kết lại đế phát triển tốt hơn chứ đừng ích kỉ, suy nghĩcho riêng cá nhân mình mà sợ thiệt thòi bản thân.Sự gắn giữa anh chị em của truyền thống Việt Nam đã làm người Hoa Kỳ hết sứcngưỡng mộ vào những thập niên bảy mươi hoặc tám mươi khi phong trào bảo lãnhnhững người than nở rộ. Không những ta bảo lãnh anh, chị, em, cô, dì, chú, bác màcòn cả cháu, chắt,.. Điều này làm người Hoa Kỳ mất rất nhiều thời gian để học hỏitruyền thống của người Việt Nam ta. Những người Hoa kỳ tự hỏi tại sao ta lại mấtcông bảo lãnh họ vì mối quan hệ ruột thịt, vì tình nghĩa anh em và huyết nhụctruyền thống gia đình Việt Nam ta từ xưa đến nay.Tóm lại, ta thấy tình anh em là vô cùng quý báu, nếu ta mất một chân hoặc tay thìta có thể sống được nhưng ta sẽ không sống hạnh phúc nếu thiếu tình anh em tronggia đình. Vì vậy, tình nghĩa anh em như một triết lý và quan niệm sống lột tả chânthật, tha thiết sự gắn bó, đoàn kết của anh chị em một nhà. Là học sinh em sẽ cốgắng phát huy, trân trong tình nghĩa anh em trong gia đình mình.

I. 10 cách thể hiện yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình

Thời gian cha mẹ và con cái bên nhau thường không nhiều, nhất là với những người bận rộn. Tuy nhiên, sau một ngày làm việc mệt mỏi, bữa tối cả gia đình quây quần bên nhau để thưởng thức bữa tối thì thật tuyệt vời. Bạn sẽ thấy sự ấm áp của không khí gia đình khi cả nhà cùng nhau ăn tối. Thỉnh thoảng bạn có thể đổi gió bằng những bữa tối ở nhà hàng, quán sá với sự tham dự của mọi thành viên.

Thật tuyệt vời hơn nữa khi cả gia đình cùng vào bếp hay thỉnh thoảng người chồng sắp xếp thời gian vào bếp nấu cho vợ con những món ăn cả gia đình thích. Điều quan trọng là dành một khoảng thời gian ăn tối cùng nhau để không khí gia đình đầm ấm hơn. Đối với những người vợ, người mẹ việc thấy chồng con ngon miệng với bữa tối mà mình chuẩn bị là một niềm vui lớn. Vì vậy, đừng quên dành những lời khen để khuyến khích những người phụ nữ mình yêu thương khi họ vào bếp.

Gia đình càng nhiều tiếng cười càng có nhiều khoảnh khắc sẻ chia, gắn bó giữa các thành viên. Ông bà, cha mẹ dành nhiều thời gian cho con cháu và ngược lại sẽ học được cách hiểu, yêu thương nhau hơn. Tất cả các thành viên đều trân quý khoảnh khắc quây quần, giá trị mà gia đình đem lại.

Dù lớn hay bé, làm gì, ở đâu, nhiều người luôn cố gắng ưu tiên thời gian cho tổ ấm. Nhưng trước áp lực từ cuộc sống bận rộn, yếu tố này đôi khi tối giản thành bữa cơm chung, có thể là bữa sáng, trưa hoặc tối. Không cần phải dày công chuẩn bị những món ăn cầu kỳ, cùng ngồi thưởng thức chén trà, miếng bánh ngọt cũng đủ mang lại không khí đầm ấm. Mỗi thành viên có thể chia sẻ câu chuyện buồn vui, nhận được lời động viên, khuyên nhủ. 

Trong một gia đình, việc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau rất quan trọng và đó là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc. Bạn không nên có sự phân biệt quyền hành trong gia đình bởi giữa chồng và vợ có vai trò riêng. Điều quan trọng là cố gắng làm tốt những vai trò này và hài hòa với nhau để tình cảm thêm mặn nồng, đặc biệt hơn nữa là sự thông cảm cho nhau để cùng vượt qua tất cả.

Giữa cha mẹ và con cái cũng vậy, hai thế hệ đóng vai trò khác nhau nên có trách nhiệm khác nhau. Cha mẹ cũng đừng đòi hỏi ở con quá nhiều mà quan trọng là hiểu và thông cảm cho con. Các em có quyền quyết định những việc riêng của mình, vì thế cha mẹ hãy là người tư vấn, hướng dẫn con nhưng quyền quyết định thì hãy để các em. Nếu các bé được làm theo nguyện vọng của mình các em sẽ thấy mình được cha mẹ tôn trọng và từ đó sẽ kính phục hơn.

Những lời khen, lời động viên rất quan trọng vì nó giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống. Vì vậy, đừng tiết kiệm những lời khen dành cho nhau khi cha mẹ, con cái có những việc làm tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có những phần quà, phần thưởng để động viên các thành viên cùng cố gắng.

Với nhiều gia đình, lời khen có vẻ còn tiết kiệm còn lời chê thì phung phí nhưng bạn hãy nghĩ rằng mỗi cá nhân đều có lòng tự trọng và luôn muốn được khẳng định bản thân mình. Vậy tại sao không dành cho nhau những lời khen đúng mực và hạn chế những lời chê khi không cần thiết? Làm việc tốt không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân, gia đình mà còn cho toàn xã hội, như vậy hành động tốt rất đáng được khuyến khích và hãy tạo động lực cho các thành viên trong gia đình cùng thực hiện.

Dành cho nhau điều bất ngờ bé nhỏ thường là thói quen của gia đình hạnh phúc. Các con thi thoảng làm mẹ xúc động với tách cà phê pha nóng hổi, còn vợ chồng có thể khiến đối phương ngạc nhiên bởi bữa tối lãng mạn, một lá thư tình hay món đồ ngọt yêu thích. Trao cho nhau chiếc bánh thơm lừng, giòn xốp có thể gợi mở niềm hạnh phúc giản đơn, giúp các thành viên thêm gắn bó, yêu thương.

Gia đình quan trọng với mỗi người và hãy xem gia đình là số 1, là nơi bình yên nhất mà mỗi người có được, khi đó bạn sẽ có hứng khởi để trở về tổ ấm. Hãy nghĩ rằng đằng sau mình là một gia đình hạnh phúc ngập tràn tiếng cười, sự ấm áp của những người thân yêu. Như vậy, dù có đi đâu thì bạn vẫn muốn trở về nhà để cảm nhận sự hạnh phúc bình yên này.

Điều này nghe có vẻ rất dễ vì nhiều người nghĩ rằng, việc chia sẻ trách nhiệm nuôi con, tiền bạc là đã làm tốt trách nhiệm với gia đình, tuy nhiên, trên, thực tế không như vậy, việc chia sẻ tiền bạn chỉ mới là một khía cạnh mà điều quan trọng nữa là sự chia sẻ về mặt tinh thần.

Bất cứ một việc lớn hay nhỏ cũng nên chia sẻ để các thành viên hiểu và giúp đỡ lẫn nhau. Việc không chia sẻ, giúp đỡ có lẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hôn nhân đổ vỡ. Người chồng, người vợ hay con cái đều có những vướng mắc riêng trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, điều quan trọng là hãy cùng bàn bạc với nhau để giúp đỡ nhau vượt qua. Hãy lắng nghe, thấu hiểu và thông cảm để gia đình bạn được gần gũi nhau hơn. Với các bé việc chia sẻ này lại càng quan trọng vì nó là bước đệm giúp bé vượt qua và đứng vững trong những lần vấp ngã.

Quan niệm của người phương Đông là thường phó mặc việc nhà cho vợ, tuy nhiên đây là điều không được khuyến khích. Việc nhà là việc chung và các thành viên trong gia đình cần có trách nhiệm. Khi cha mẹ, con cái cùng nhau làm việc nhà sẽ giúp san sẻ vất vả cho người phụ nữ, đồng thời còn giúp gia đình quây quần bên nhau. Hơn nữa con bạn cũng cần được dạy dỗ cách làm việc nhà để tự chăm sóc bản thân. Cha mẹ có thể hướng dẫn con làm việc nhỏ, việc lớn tùy theo lứa tuổi của mình.

Khi làm việc nhà các thành viên có cơ hội bên nhau, cùng nhau chuyện trò, đó cũng là sự kết nối các thành viên với nhau. Khi người chồng, con cái cùng chung trách nhiệm chia sẻ việc nhà sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm hơn với gia đình và có mái nhà ấm áp để đi về.

  • Mách bạn cách phân chia công việc gia đình giúp duy trì tình cảm vợ chồng

Những chuyến đi ngắn ngày hay dài ngày đều rất có ý nghĩa đối với cả gia đình. Việc đi chơi không chỉ giúp mọi thành viên xả stress hiệu quả mà còn giúp cha mẹ và con cái thấy vui vẻ, gần gũi hơn. Những buổi đi chơi sẽ giúp bạn cảm nhận được sự ấm áp mà chỉ gia đình mới có được.

Bên cạnh đó, gia đình bạn cũng nên thường xuyên cùng nhau đi dạo phố, đi ăn uống… với đầy đủ mọi thành viên. Thực tế hiện nay nhiều gia đình không có đủ thời gian cho những bữa cơm chung huống hồ gì là chuyện đi chơi. Tuy nhiên, bạn cần xem lại điều này bởi nó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống gia đình. Nếu khoảng thời gian cha mẹ và con cái bên nhau quá ít thì chắc chắn mọi thành viên trong gia đình đều cảm thấy thiếu thốn không khí của một gia đình đúng nghĩa. Các em còn nhỏ và rất cần được cha mẹ dành nhiều thời gian cho mình. Vì vậy, hãy dẫn con đi chơi khi có thể để bé học hỏi được nhiều điều hay và cảm nhận tình yêu thương, ấm áp cha mẹ dành cho mình.

II. Một số cách khác để thể hiện tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình

1. Cùng con vui chơi xóa tan áp lực

Ngay cả khi đang dành thời gian cho gia đình nhưng áp lực công việc luôn đè nặng khiến bạn mệt mỏi, buồn chán. Để giảm bớt cảm xúc tiêu cực, bạn có thể cùng con vận động cùng trái bóng, thư giãn đầu óc với các trò chơi… Lắng nghe câu chuyện chẳng đầu, chẳng đuôi của bé, chọc con cười cũng giúp bạn lấy lại tinh thần. Đó là liều thuốc hiệu quả mà gia đình mang lại. 

2.  Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau

Việc dành nhiều thời gian để nói chuyện, tương tác giữa các thành viên trong gia đình có vẻ đơn giản nhưng với cuộc sống bận rộn như hiện nay đó là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Nói chuyện không chỉ giúp cha mẹ, con cái hiểu nhau hơn mà còn giúp giải quyết được nhiều vấn đề. Ví dụ khi một thành viên gặp chuyện rắc rối thì những lời khuyên, những chia sẻ của các thành viên khác sẽ làm ấm lòng hơn, đồng thời có cách giải quyết vấn đề thông minh hơn.

Trò chuyện là sợi dây vô hình kết nối các thành viên trong gia đình. Nếu trong nhà các bé được nói chuyện thường xuyên với ba mẹ thì các em sẽ thấy ấm áp, được yêu thương, được chăm sóc. Ngược lại những em ít nói chuyện với ba mẹ sẽ thấy lạc lõng, cô đơn và từ đó các em thấy cha mẹ không thực sự là người đủ tin tưởng để mình tâm sự.

3. Công khai tài chính

Tài chính là vấn đề rất quan trọng, gây ra nhiều mâu thuẫn trong các gia đình hiện nay. Ngày xưa, gia đình làm nông nghiệp, mùa gặt thóc lúa mang về chất đầy nhà “của chồng, công vợ”. Ngày nay, lương mỗi người trả vào một tài khoản ATM, "hồn ai người nấy giữ". Có ông chồng đưa thẻ cho vợ giữ, nhưng đó chỉ là phần lương, còn phẩn bổng nhiều hơn thì vợ không biết, có ông giữ chặt thẻ không cho vợ biết. Vì thế, người vợ cần phải biết thống kê chi tiêu trong gia đình, để từ đó đề nghị chồng có những đóng góp hợp lý. Người vợ cần phải biết bàn bạc thỏa thuận với chồng về các món chi tiêu và tiết kiệm trong gia đình.

4. Tạo sự đồng thuận giữa cha mẹ và con cái

Trong một gia đình không phải lúc nào cũng có được tiếng nói chung bởi mỗi người một tính cách khác nhau. Điều quan trọng là cần tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên. Ông bà ta có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” và đúng như thế, nếu tìm được sự đồng điệu thì mọi người sẽ thấu hiểu và thông cảm cho nhau.

Nhiều gia đình hiện nay người chồng đóng vai trò là người quyết định mọi việc nên không hỏi ý kiến vợ con. Tuy nhiên, đây là điều không được khuyến khích vì cho thấy sự độc đoán của người chồng. Một ý kiến thường không hay bằng nhiều ý kiến, vì vậy hãy cùng thảo luận, thống nhất mọi vấn đề trong gia đình rồi mới làm thì mang lại hiệu quả tốt hơn. Hơn nữa các thành viên cảm thấy mình có trách nhiệm hơn. Hãy để các thành viên đều có tiếng nói thì gia đình bạn sẽ có quyết định sáng suốt hơn.

Bài viết 9 cách thể hiện yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình nằm trong loạt bài viết về Tình yêu và hôn nhân. Nội dung được đăng bởi Khánh Chi . Khánh Chi luôn cố gắng hết sức để cung cấp những thông tin hữu ích nhất, cần thiết nhất cho độc giả. Tuy nhiên, nếu bạn đọc muốn bổ sung thêm chỗ nào, vui lòng comment bên dưới. Bọn mình sẽ luôn tiếp thu và cải thiện dần trong quá trình làm bài. Với thông tin bạn cung cấp, có thể rất hữu ích với người sau. Gửi lời chào thân ái.

Video liên quan

Chủ Đề