Vì sao công nhân lại thất nghiệp

ĐBQH Trịnh Ngọc Phương: thời gian qua Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại học quốc gia nhưng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp.

Dẫn kinh nghiệm của các nước, ĐB Phương cho rằng: việc cải cách giáo dục rất khó do sự phản ứng từ những người "Hàn lâm", vì họ thấy nếu đưa vào những điều mới hay thay đổi cách thức hiện tại của việc dạy đại học có thể tác động đến vị trí an toàn của họ, cho nên họ thường tìm cách để phản ứng lại. Đặc biệt, năng suất nội ngành, đời sống của người lao động khó khăn, lao động có trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu việc làm và thất nghiệp cao phản ánh chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đề cập đến việc khởi động chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực cho người lao động trong các ngành kỹ thuật công nghệ, đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật tay nghề cao, ngoại ngữ có thể sử dụng như người lao động một số nước trong khu vực có tác phong làm việc phù hợp với sự dịch chuyển lao động nội khối ASEAN.

   Mặc dù được đánh giá là năng suất lao động đã được cải thiện, cùng với sự hội nhập  kinh tế đất nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói     chung, tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể trong năm 2015, theo thông tin từ Tổng cục Thống   kê, tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động là 2.31%. Trong đó khu vực thành thị là 3.29%, khu vực nông thôn là 1.83%. Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Năng suất lao động tuy được cải thiện, nhưng xét trên năng suất lao động mặt bằng của các nước khác vẫn còn thấp.
  • Sự chuyển dịch kinh tế chậm, lao động vẫn chủ yếu làm nông nghiệp, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về máy móc, cũng như cách thức canh tác nên nông nghiệp nước ta vẫn cho năng suất thấp.
  • Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo còn cao, trình độ lao động không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty.

 Tỷ lệ thất nghiệp của cử nhân, thạc sỹ tiếp tục tăng

  Theo thống kê vừa công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hộitỷ lệ thất nghiệp của các nhóm trình độ ĐH và trên ĐH tăng liên tục, cho đến quý III năm 2015, tỷ lệ cử nhân và thạc sĩ  thất nghiệp chiếm 20% [225.500 người], tăng 26.500 người so với quý trước.

Hình ảnh những cử nhân, thạc sĩ danh giá ngồi trông ngóng việc từng ngày tưởng chừng như thật phi lý nhưng lại trở thành hiện tượng hết sức bình thường trong rất nhiều năm đến nay.

Không ít cử nhân, thạc sĩ sau khi nhận tấm bằng trên tay vẫn mơ hồ không biết sẽ làm gì, ở đâu. Họ chật vật với cuộc sống xin việc, nộp hồ sơ suốt vài năm mà không kết quả. Hoặc tìm được việc nhưng lại bị chậm lương, quỵt lương hay không phù hợp với bản thân. Để sau một thời gian loay hoay mệt mỏi, rất nhiều cử nhân giấu bằng về quê làm công nhân, lãng phí 4-5 năm đại học, rồi cả vài chục triệu cho tấm bằng thạc sĩ để về quê làm công nhân.

Có rất nhiều lý do dẫn đến tỷ lệ trên cũng như sự thất nghiệp triền miên của một bộ phần cử nhân đại học không nhỏ.

Trước hết là do vấn đề chọn trường, chọn ngành

“ Không có ngôi trường nào tồi, chỉ có sinh viên không chịu cố gắng”. Rất nhiều sinh viên hiện nay khi chọn trường đều cố chọn những trường thuộc top, trường hot theo phong trào, hoặc chỉ vì “cái danh”. Cũng như có nhiều bạn chọn ngành mà bản thân không hề thích chỉ vì bạn bè thi mình cũng thi, ngành đó nghe “oai”. Đó là những sai lầm vô cùng to lớn của một số bộ phận các bạn sinh viên hiện nay. Bạn giỏi Văn, năng động. Nhưng bạn bè nói con gái cần nhàn hạ, bố mẹ cũng mong bạn làm kế toán, vậy là bạn thi vào ngành kinh tế. Rồi chật vật với những con số, với những thứ bạn không hề có khả năng, cũng không có hứng thú cố gắng, để rồi khi ra trường bạn không đủ khả năng cạnh tranh với những người đang đi theo đúng chuyên môn và sở thích. Vậy là bạn thất nghiệp!


Bạn chỉ lo học mà không quan tâm đến các kỹ năng mềm

Khi bạn đến xin việc ở một công ty, họ không chỉ xem tấm bằng của bạn, mà họ mong muốn ở bạn cả sự hòa đồng, khả năng làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm, biết ngoại ngữ là một ưu thế lớn.

Sinh viên hiện nay khi đi làm hầu như đều cần đào tạo lại

Với kiến thức chỉ dừng lại ở mức sách vở, đi làm thêm những công việc không liên quan đến ngành nghề bạn làm tương lai, sẽ khiến bạn hoàn toàn phải được đào tạo lại khi vào công ty . Bởi thế các công ty thường yêu cầu kinh nghiệm khi tuyển dụng nhân viên- điều bất lợi cho sinh viên vừa ra trường.

Vậy đâu là hướng đi cho các bạn học sinh, sinh viên

  • - Chọn trường và ngành phù hợp: Không nhất thiết là các trường đại học danh tiếng, không nhất thiết là đại học hay hệ học chính quy, chỉ cần nó phù hợp nhất với bạn. Đã đến lúc phải thay đổi quan niệm cổ hủ là phải có bằng ĐH mới dễ xin việc, học cao đẳng và học nghề sẽ là lựa chọn thông minh cho các bạn sĩ tử mùa thi năm nay. Để được tư vấn hướng nghiệp, tư vấn chọn ngành miễn phí hãy liên hệ với AUM Việt Nam hoặc tham khảo các bài viết tư vấn hướng nghiệp tại đây
  • - Nên tham gia các hoạt động tình nguyện, đi làm thêm những công việc lien quan ngành nghề của mình ngay từ khi còn là sinh viên
  • - Chăm chỉ học ngoại ngữ. Với sự hội nhập  kinh tế đất nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung thì việc thông thạo ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh sẽ là một bàn đạp để phát triển công việc và điểm cộng quan trọng cho các bạn khi đi xin việc.

 LTS: Tỉ lệ thất nghiệp của người có trình độ từ đại học trở lên còn quá lớn, vấn đề này đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức đối với toàn xã hội.

Nhìn nhận thực trạng trên, tác giả Nhật Duy đã gửi đến Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam những suy nghĩ của mình về vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Những năm qua, cụm từ “thất nghiệp” đối với những người có trình độ đại học và trên đại học đã dần trở nên quen thuộc với mọi người.

Hàng trăm nghìn người có trình độ cao mà vẫn thất nghiệp là một sự lãng phí lớn về chất xám của toàn xã hội.

Hình ảnh minh họa về vấn đề thất nghiệp, cần tìm kiếm việc làm. [Ảnh: ndh.vn]

Chúng ta đã nói rất nhiều đến nguyên nhân của vấn đề này từ các chính sách dự báo, đào tạo tràn lan hay nhu cầu của thị trường lao động dư thừa...

Tất cả đều đúng, nhưng với những người được đào tạo bài bản, kiến thức sâu rộng mà vẫn thất nghiệp thì nguyên nhân chủ quan nhất vẫn nằm ở trình độ, khả năng của chính người lao động.

Để có một tấm bằng cử nhân trở lên, ít nhất mỗi người học cũng phải trải qua 18 năm học tập [ từ mầm non đến đại học], có nhiều ngành như: y học, kỹ thuật được đào tạo từ 5-6 năm ở bậc đại học.

Nhiều trường hợp sau khi tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm, họ lại tiếp tục học lên cao để hy vọng tăng thêm trình độ sẽ có cơ hội hơn khi xin việc nhưng rồi vẫn thất nghiệp.

Những năm tháng học hành với bao nhiều công sức, thời gian, tiền bạc của cha mẹ, người thân và chính bản thân người học nhưng rồi cuối cùng tấm bằng tốt nghiệp vẫn để nguyên trong góc tủ.

Tìm việc làm trong thời buổi ngày nay có khó không? Câu trả lời chắc chắn là khó, rất khó, nhất là quan niệm xin vào biên chế nhà nước đã thấm sâu vào một bộ phận người dân và chính bản thân những người học.

Nhiều người ra trường vẫn quyết tâm xin vào các cơ quan nhà nước cho dù phải tốn kém hay nhờ cậy nhiều mối quan hệ, rồi quan niệm không vào biên chế coi như đã thất nghiệp.

Cả nước còn 138.800 người có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp

Trong những năm tháng học đại học, rồi cao học, ít nhất bản thân mỗi người đã được tiếp xúc với môi trường năng động ở các thành phố, nghe các thông tin tuyên truyền qua báo đài, truyền hình, mạng xã hội...

Vậy tại sao, ngay từ đầu không lo lắng hay trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để khi ra trường những người học có thể chủ động đảm nhiệm mọi công việc.

Thị trường lao động hiện nay, có hàng ngàn các công ty trong nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ở tất cả các địa phương. 

Những khu công nghiệp được xây dựng ở khắp các tỉnh thành, đa dạng trên mọi lĩnh vực hoạt động. Vậy tại sao nhiều người không dám dấn thân, không dám thử sức?

Chuyện học một ngành ra làm một ngành không liên quan là chuyện phổ biến trong thời đại  hiện đại.

Suy cho cùng trong quá trình học tập, tất cả sinh viên không chỉ được học các môn chuyên ngành mà còn được trang bị kiến thức của nhiều môn cơ bản khác. 

Những kiến thức chuyên môn sâu rộng, cùng với việc đào tạo về tin học, ngoại ngữ ở các trường trong vài năm gần đây được yêu cầu rất khắt khe. 

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục thống kê vừa công bố cả nước còn khoảng 138.800 người có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp. 

Mặc dù, con số này có giảm trong thời gian gần đây nhưng nó vẫn còn quá lớn và thực sự đáng báo động. 

“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” vẫn còn nguyên ý nghĩa!

Số lượng lớn những người có trình độ cao thất nghiệp là một sự  lãng phí vô cùng lớn đối với đất nước và toàn xã hội.

Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân những người thất nghiệp mà còn trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. 

Nếu những lao động này chấp nhận làm các công việc không đúng chuyên môn hoặc không nhất thiết phải vào biên chế nhà nước thì mỗi năm số lượng người thất nghiệp đã giảm đi con số đáng kể.

Nhiều sinh viên ra trường khi các kĩ năng còn yếu kém, cùng với tư tưởng không chịu phấn đấu, học hỏi, ngại phải đi xa hoặc làm những công việc có áp lực.

Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về quê nhà, xin làm những công việc lặt vặt ở ủy ban xã, phường với đồng lương hợp đồng ít ỏi chỉ nhằm mục đích chờ cơ hội xin  làm hợp đồng không thời hạn hoặc biên chế.

Thế nhưng, chúng tôi cũng được chứng kiến nhiều em có những công việc rất tốt sau khi tốt nghiệp. Các em chấp nhận đi xa, chấp nhận đến các khu công nghiệp hoặc làm ở các công ty tư nhân để học hỏi và phấn đấu. 

Cơ hội thăng tiến nhanh, chế độ bảo hiểm, đãi ngộ cao, áp lực công việc tạo cho họ sự năng động, mà đặc biệt không phải đầu tư cho khoản “ngoại giao” xin việc lúc đầu. 

Khi có công việc sẽ tạo cho con người sự tự tin và thoải mái, sự chần chừ sẽ làm lỡ cơ hội vào đời của mỗi người, khiến con người ta buông xuôi, yếu đuối.

Vì vậy, mỗi bạn sinh viên sau khi ra trường hãy chủ động, tích cực, đừng quá nặng nề, trách móc bản thân hay xã hội.

Đi làm sẽ giúp chúng ta khơi gợi được các khả năng tiềm tàng của bản thân, hoàn thiện những kĩ năng thiếu, tạo sự tự tin, mở rộng các mối quan hệ, cũng như đảm bảo kinh tế tăng thêm thu nhập.

Điều quan trọng là phải biết chấp nhận, nhìn thẳng vào thực tế, chủ động nắm bắt cơ hội, tích cực lao động cho dù làm những việc không đúng chuyên môn đào tạo. 

Nhật Duy

Video liên quan

Chủ Đề