Vì sao dầu mỏ được coi là vàng đen

Năm 2021, Petrovietnam: Quản trị biến động, tối đa giá trị, mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội, liên kết đầu tư, phục hồi tăng trưởng.Bạn đang xem: Tại sao nói dầu mỏ là vàng đen của nhiều quốc gia

Nhóm sản phẩm Dầu thô



Dầu thô [Crude Oil] hay còn gọi là dầu mỏ, [tiếng Anh gọi là Petroleum], là loại dầu được khai thác từ mỏ lên chưa hề qua một quá trình chế biến nào.

Bạn đang xem: Vì sao dầu mỏ là vàng đen

Từ khi được phát hiện và đưa vào khai thác, dầu mỏ đã được loài người sử dụng làm nhiên liệu chiếu sáng và làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Dần dần theo sự phát triển của kinh tế kỹ thuật cùng với sự hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về dầu mỏ mà dầu thô đã được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất điện, làm nhiên liệu cho tất cả các phương tiện giao thông vận tải, hơn nữa còn được sử dụng trong công nghiệp hóa học để sản xuất ra chất dẻo [plastic] và sản xuất ra trên 2.000 sản phẩm thông dụng khác.Vì thế mà dầu mỏ được gọi là “vàng đen”.

Xem thêm: Công Ty Niêm Yết Là Gì ? Những Lợi Thế Có Được Từ Niêm Yết

Ngày nay, dầu mỏ được khai thác từ rất nhiều mỏ khác nhau, chúng phân bố ở những nơi rất khác nhau về đặc điểm địa lý tự nhiên. Bởi vậy, mỗi loại dầu thô ở mỗi mỏ đều có sự khác biệt nhất định. 

Để phân loại giá trị của dầu mỏ, người ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, thông thường người ta dùng tỷ trọng và độ nhớt tương đối để phân ra “dầu nhẹ”, “trung bình”, “dầu nặng” , hoặc dựa vào hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu mà phân ra “dầu ngọt”, “dầu chua”. 

Dầu ngọt là loại dầu có rất ít hoặc không có lưu huỳnh, và ngược lại là dầu chua. Những chỉ tiêu này thường được gọi là “chỉ tiêu thương mại”. Dầu mỏ của Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ, ngọt. Giá dầu của Việt Nam cũng vì thế mà có giá cao hơn giá dầu của một số nước khác. 

Việt Nam có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới. Từ 1986, dòng dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Tháng 4 năm 1987 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô. 

Về đóng góp ngân sách, thu từ dầu thô mang lại bình quân 13,6% tổng thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2009 - 2013, kể từ khi Petrovietnam có nhà máy lọc dầu. 

Các năm trước đó, thu từ dầu thô luôn mang lại trên 20% tổng thu ngân sách. Trong khi thu ngân sách từ tất cả các doanh nghiệp Nhà nước [không kể Ngành Dầu khí] chỉ chiếm khoảng 15-16%. Ngay cả thời điểm cuối năm 2014 và đầu năm 2015, khi cả thế giới đều bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá dầu, thì nguồn thu từ dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nguồn thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, đóng góp 12,1% tổng ngân sách Nhà nước trong năm 2014. 

Về doanh thu hợp nhất: Từ cuối năm 2007 và đặc biệt trong năm 2008, thế giới đã chứng kiến sự biến động khó lường của giá dầu thô, giá dầu từ mức 90USD/thùng vào cuối năm 2007, đã lên trên 147USD/thùng vào tháng 7 năm 2008. Sau đó, giá dầu bất ngờ giảm nhanh, đến cuối năm 2008 giá dầu chỉ còn gần 50USD/thùng, tương ứng giảm gần 70% so với giá trị lúc đạt đỉnh. 

Từ đầu năm 2009, giá dầu đã trải qua nhiều đợt biến động và đạt trung bình 64USD/thùng. Trong điều kiện khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và giá dầu thô giảm mạnh, doanh thu hợp nhất năm 2009 của Petrovietnam vẫn đạt 137 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008.

Chưa kể, Dầu thô luôn là sản phẩm có vai trò chiến lược trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoại tệ mang lại từ xuất khẩu dầu thô có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế nhập siêu như Việt Nam, giúp đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, cho các giao dịch thanh toán quốc tế cũng như trả các nguồn vay nợ nước ngoài của Nhà nước. 

Nguồn ngoại tệ này cũng có ý nghĩa quan trọng giúp bình ổn tỷ giá, điều tiết vĩ mô và nâng cao tính thanh khoản ngoại tệ cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Từ khi được khai thác đến nay, giá trị xuất khẩu dầu thô luôn chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như giày dép, dệt may, thủy sản.

Dầu mỏ là một loại chất lỏng có màu đen. Bởi vì đây là một loại nhiên liệu quý hiếm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người nên người ta thường gọi với cái tên là vàng đen. Để tìm hiểu rõ hơn vàng đen là gì và tại sao mỏ dầu lại gọi là vàng đen của thế giới, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của giavangol.vn.

Vàng đen là gì?

Vàng đen hay còn gọi là dầu mỏ, là một loại chất lỏng sánh đặc có màu đen, màu nâu hoặc đen ngã sang màu lục. Thành phần chính của vàng đen là các Hydrocacbon ở dạng khí, lỏng và rắn. Từ dầu thô, người ta có thể chưng cất theo từng phân đoạn, từng áp suất riêng. Từ đó tạo ra các loại thành phẩm khác nhau.

Các thành phẩm từ vàng đen

Từ vàng đen, người ta có thể tạo ra rất nhiều loại nhiên liệu phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày như:

  • Xăng dùng làm nhiên liệu cho máy bay: 60°C – 100°C
  • Xăng Ete: 40°C – 70°C
  • Xăng dùng làm nhiên liệu cho ô tô: 100°C – 150°C
  • Dầu hỏa để làm nhiên liệu và dung môi sử dụng trong gia đình: 120°C-150°C
  • Dầu hỏa dùng làm nhiên liệu thông dụng: 150°C-300°C
  • Dầu Diezen: 250°C – 350°C
  • Dầu bôi trơn động cơ: Từ 300°C trở lên
  • Dầu hắc,…

Tại sao mỏ dầu được gọi là vàng đen của thế giới

Đầu tiên chung ta có thể thấy dầu mỏ là một loại nhiên liệu quý hiếm phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân trên toàn thế giới.

Một ví dụ đơn giản về sự cần thiết của dầu mỏ hiện nay: Một chiếc xe máy cần phải có xăng để khởi động. Mà xăng được làm ra từ dầu mỏ hay nói đơn giản hơn là không có dầu mỏ sẽ không có xăng. Hoặc có thể thấy nếu không có dầu mỏ sẽ không có những tuyến đường quốc lộ để đi như hiện nay. Không có dầu mỏ sẽ không thể khởi động được các máy móc, từ đó hoạt động sản xuất bị trì trệ, nền kinh tế đi xuống. Nói đến đây ắt hẳn mọi người có thể hình dung được dầu mỏ quan trọng như thế nào trong cuộc sống rồi đúng không.

Vàng là một trong những kim loại rất quý hiếm và có giá trị cao. Người ta ví các mỏ dầu là vàng đen của thế giới bởi vì có mỏ dầu thì mới có dầu mỏ, dầu mỏ thực sự quan trọng và quý hiếm. Đây được xem là một loại nhiên liệu thiết yếu trong tự nhiên, là sự khởi đầu của các loại động cơ và thiết bị, máy móc. Mỏ dầu là nguồn cung cấp nhiên liệu vô tận cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tại sao mỏ dầu được gọi là vàng đen của thế giới?

Mặc dù là nguồn cung cấp nhiên liệu vô tận nhưng nếu khai thác quá mức thì các mỏ dầu cũng sẽ đến lúc phải cạn kiệt và khan hiếm. Bạn có thể dễ dàng hình dung nếu lượng dầu tại các mỏ ngày càng khan hiếm thì điều gì sẽ xảy ra. Lượng cung yếu đi mà cầu không thay đổi thì chắc chắn giá nhiên liệu sẽ tăng vọt, khối lượng các sản phẩm từ dầu thô trên thị trường ngày càng ít. Chính vì vậy mọi người có thể thấy loại dầu này là một thứ nhiên liệu rất đắt và có giá trị được ví như vàng.

Ngoài ra, trước đây dầu mỏ còn được sử dụng để làm nguyên liệu chiếu sáng khi chưa có điện hoặc sử dụng vào những ngày mất điện. Dầu mỏ còn được sử dụng làm thuốc chưa bệnh ngoài da. Có thể thấy từ dầu mỏ có thể chế biến và chưng cất để tạo ra rất nhiều loại nhiên liệu khác phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân.

Với những lí do trên nên các mỏ dầu được ví là vàng đen của thế giới.

Thực trạng khai thác vàng đen tại Việt Nam

Các mỏ dầu ở nước ta được đưa vào khai thác khá sớm, từ năm 1986. Trải qua thời gian khai thác lâu dài, phần lớn các mỏ đang ở giai đoạn khai thác cuối đời mỏ, độ ngập nước cao và có xu hướng cạn kiệt dầu.

Trong những năm gần đây, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng giảm đi rất nhiều so với những giai đoạn trước. Nguồn bổ sung vào khai thác hằng năm cũng hạn chế. Do vậy nên sản lượng dầu mỏ khai thác hằng năm cũng suy giảm.

Sản lượng khai thác liên tục giảm qua các năm, cụ thể:

NămSản lượng dầu
201516,9 triệu tấn
201615,2 triệu tấn
201713,4 triệu tấn
201812 triệu tấn
201911 triệu tấn
20209,7 triệu tấn
2021Ước tính 8,48 triệu tấn
Sản lượng dầu khai thác tại Việt Nam qua các năm

Trước tình hình sản lượng dầu ngày càng suy giảm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các nhà thầu dầu khí hằng năm tìm giải pháp khoan bổ sung các giếng khoan đan dày. Nhưng số lượng giếng khoan đan dày rất hạn chế và sản lượng tại các giếng không cao, chỉ đóng góp khoảng 10% sản lượng chung của các mỏ.

Bên cạnh đó, việc sửa chữa, can thiệp giếng, nâng cao và tối ưu hệ số sử dụng thiết bị được đẩy mạnh với hi vọng có thể khai thác thêm một lượng dầu từ các giếng đang khai thác, tuy nhiên cũng chỉ đóng góp được khoảng 2% sản lượng của toàn mỏ.

Ngoài ra, các mỏ dầu nằm ngoài biển khai thác rất khó khăn và bao gồm rất nhiều rủi ro như rủi ro về địa chất, rủi ro về điều kiện thời tiết, rủi ro về thiết bị máy móc khi hoạt động trong nước,… dẫn đến sản lượng khai thác thực tế giảm dần đi và ít hơn so với kế hoạch đã đề ra.

Vàng đen được khai thác như thế nào?

Như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, vàng đen nằm trong các giếng dầu. Do vậy nếu muốn khai thác được vàng đen, đầu tiên người ta cần phải thăm dò, tìm kiếm và khoan các lỗ sâu dưới lòng đất để tìm các giếng dầu.

Khai thác vàng đen như thế nào?

Để tìm được các giếng dầu ở sâu trong lòng đất, người ta phải đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại và bỏ ra rất nhiều chi phí. Người ta thường khoan mãi cho đến khi tiếp cận được lớp chất lỏng, vì khi tiếp cận được thì áp suất cao và lượng dầu nằm bên dưới lớp chất lỏng sẽ tự động phun lên.

Một khi lượng dầu giảm thì áp suất dưới lòng đất cũng sẽ giảm, lúc này người ta chỉ cần đặ một máy bơm và hút dầu lên. Sau khi hút lên, dầu thô được đưa về để sàng lọc, chưng cất theo các điều kiện nhiệt độ khác nhau để tạo ra các loại thành phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt.

Tại các quốc gia lớn như Mỹ, Nga hay khu vực Trung Đông, thông thường các giếng dầu không nằm sâu trong lòng đất như nước ta. Tại các nước này, các giếng dầu trường nằm trên đất liền và không nằm sâu trong lòng đất. Do vậy hệ thống máy móc cũng không cần quá nhiều và chi phí nhân công bỏ ra cũng thấp hơn so với các nước có giếng dầu nằm sâu.

Ngoài ra, tại một số quốc gia, một số mỏ dầu quý hiếm lại nằm ở biển, đại dương. Muốn khai thác dầu ở đây, người ta phải đặt giàn khoan để tìm kiếm và thăm dò. Hoạt động này gây ra rất nhiều chi phí và địa hình khai thác vô cùng khó khăn. Tuy nhiên lượng dầu khia thác từ những mỏ nằm sâu dưới đại dương là rất lớn.

Trên đây là tất cả thông tin giải thích cho câu hỏi vàng đen là gì? Tại sao mỏ dầu được gọi là vàng đen của thế giới? Hi vọng với những thông tin chúng tôi đã phân tích ở trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vàng đen cũng như quy trình khai thác các mỏ dầu.  

Video liên quan

Chủ Đề