Vì sao lại bật dậy lúc 2-3 h sáng

Hay tỉnh giấc lúc 3h sáng là một loại rối loạn giấc ngủ ở dạng thức dậy giữa đêm. Để hiểu rõ về tình trạng cũng như cách điều trị bạn đọc bài viết sau nhé.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với con người và nó cần được đáp ứng đầy đủ. Thế nhưng nhiều người lại hay tỉnh giấc lúc 3h sáng mà lại không hiểu rõ nguyên nhân gì. Hãy cùng Glad Health tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất nhé!

Hay tỉnh giấc lúc 3h sáng là bị gì?

Vấn đề hay tỉnh giấc lúc 3h sáng khá nhiều người gặp phải và tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Thực chất đây có thể là một loại rối loạn giấc ngủ ở dạng thức dậy giữa đêm. Ngoài ra thì nó còn xuất phát do quá trình thải độc gan gặp trục trặc. Chính vì thế mà chúng ta cần khắc phục ngay để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Như chúng ta đã biết mọi hoạt động của cơ thể con người sẽ được phục hồi sau quá trình ngủ. Sau những giờ hoạt động bên ngoài thì các cơ quan trong cơ thể của chúng ta đều phải hoạt động mệt mỏi. Từ đó việc đi ngủ sẽ giúp đào thải chất độc, để lấy lại năng lượng cho ngày hôm sau.

Giấc ngủ ngon cũng sẽ là yếu tố giúp làm da và các tế bào hắc tố được sản sinh và khỏe mạnh hơn. Từ đó sẽ có được làn da được khỏe đẹp, hồng hào và tràn đầy năng lượng. Do đó bạn phải khắc phục ngay tình trạng rối loạn giấc ngủ, cải thiện tình trạng hay tỉnh giấc lúc 3h sáng.

Những điều nên làm khi hay tỉnh giấc lúc 3h sáng

Khi đã biết được nguyên nhân hay tỉnh giấc lúc 3h sáng là do sự rối loạn giấc ngủ thù chúng ta nên tìm cách giải quyết. Trước hết các bạn thực hiện một số cách để lấy lại giấc ngủ như sau:

Ban ngày và trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, ban ngày bạn hãy thực hiện:

  • Bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp, uống nhiều nước, ăn nhiều rau để quá trình thải độc gan được diễn ra ổn định.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có hại cho gan
  • Nên tắt điện thoại, thiết bị điện tử trước 1 tiếng và để xa chỗ ngủ
  • Nên đi ngủ sớm trước 11h đêm
  • Có chế độ sinh hoạt, tạo giờ ngủ sinh học ổn định
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để máu lưu thông thông tốt, tạo sự thoải mái

Hay bị tỉnh giấc lúc 3h sáng nên thực hiện gì?

  • Nếu hay tỉnh giấc lúc 3h sáng và không thể đi ngủ lại thì bạn nên dậy và làm một số điều như: Nghe nhạc nhẹ, đọc sách..
  • Không được nhìn đồng hồ nhiều
  • Tránh dùng điện thoại sẽ khiến cơ thể tỉnh táo thêm
  • Chà  xát vào đỉnh của hai bên tai, đây là huyệt kích thích gây ngủ

Cách khắc phục tình trạng hay tỉnh giấc lúc 3h sáng tốt nhất

Những cách thực hiện trên chỉ có thể điều trị chứng hay tỉnh giấc lúc 3h sáng tạm thời chứ không có hiệu quả lâu dài. Sử dụng thuốc trị mất ngủ On Sleep chính là giải pháp tốt nhất giúp trị dứt điểm tình trạng hay tỉnh giấc lúc 3h sáng. Biện pháp này được người dùng áp dụng và có tính hiệu quả cao.

Hình ảnh sản phẩm thuốc thảo dược trị mất ngủ Onsleep

Thật vậy, đây chính là sản phẩm được bào chế từ nguyên liệu thiên nhiên, rất lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ hiện đại Việt Nam với công thức đặc biệt, có tác dụng tốt trong việc an thần, giảm lo âu, căng thẳng, gây ngủ tốt. Sản phẩm được bộ y tế kiểm định và cấp phép sử dụng nên đảm bảo an toàn cho người dùng.

Với sản phẩm thuốc trị mất ngủ On Sleep bạn sẽ khắc phục tình trạng hay tỉnh giấc lúc 3h sáng tốt nhất chỉ với việc sử dụng 2 viên mỗi ngày. Đặc biệt giá khá rẻ, chỉ với 260.000đ, phù hợp với túi tiền của người dùng.

Qua bài viết bạn có thể biết được cách khắc phục tình trạng hay tỉnh giấc lúc 3h sáng hiệu quả nhất. Sử dụng sản phẩm thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay On Sleep để có giấc ngủ ngon. Liên hệ qua hotline 0917491225 hoặc truy cập website glh.vn để được tư vấn chi tiết và sở hữu sản phẩm chất lượng nhé!

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí

Tham khảo các sản phẩm thuốc trị mất ngủ từ thảo dược

  • Xem thêm: Mẹo trị mất ngủ an toàn và hiệu quả bạn không thể bỏ qua

Dậy từ 2 rưỡi sáng sẽ khiến bạn thành công hơn?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Ngôi sao Hollywood và ứng viên hai được đề cử giải Oscar, Mark Wahlberg mới đây tiết lộ rằng ông thức dậy vào lúc 2 rưỡi sáng hàng ngày, và tuân theo quy trình gồm 90 phút tập thể thao, chơi golf, cầu nguyện và sau đó là hồi phục trong "phòng xông hơi lạnh". Đến 7 rưỡi tối là ông đi ngủ.

Ông không phải là người nổi tiếng duy nhất dậy sớm. CEO của hãng Apple Tim Cook được cho là dậy lúc 3 giờ 45 phút sáng, và ông trùm Disney Bob Iger có lịch tập thể thao lúc 4 giờ 25 phút sáng, mà điều này có lẽ đã khiến các tay chơi bóng rổ NBA đến phòng tập sớm hơn.

Khi người thành đạt vẫn cảm thấy bất an

Giới trẻ TQ chơi chữ hiểm hóc chống kiểm duyệt

Quảng cáo

Nghề xa xỉ làm túi xách bằng tiền giấy

Trên Linkedin và trong hồ sơ của các lãnh đạo công ty, thường xuất hiện một kim chỉ nam chung - nếu bạn muốn thành công, hãy dậy sớm.

Vậy tất cả chúng ta có nên dậy cực kỳ sớm không? Liệu việc đó có khiến ta có năng suất làm việc tốt hơn không?

Có lẽ đúng là vậy - nhưng bạn sẽ phải trả giá. Và dường như có một khao khát ẩn giấu là muốn gây ấn tượng với mọi người rằng mình "năng suất" đến mức nào vì dậy trước bình minh.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

CEO của Apple Tim Cook và những người thành công và giàu có khác dậy cực kỳ sớm

Biến đổi thời gian biểu

Dù bắt đầu một ngày vào lúc 2 rưỡi sáng sẽ hứa hẹn có một ngày cực kỳ dài và không ngủ chút nào, thì giờ đi ngủ sớm của Wahlberg cho ta thấy ông vẫn theo một thời gian biểu ngủ bảy giờ mỗi đêm.

Nghệ thuật làm giàu từ tiền boa online

Nên đi làm một tuần 3-4 ngày ăn lương 5 ngày?

Tại sao những kẻ tự cao tự đại thường làm lãnh đạo

Điều này là quan trọng cho năng suất làm việc - thiếu ngủ có thể khiến sức khỏe và khả năng nhận thức của bạn phải trả giá đắt.

Hai nhà nghiên cứu người Mỹ, Christopher Barnes và Gretchen Spreitzer, từ Đại học Washington và Đại học Michigan, đã theo dõi đề tài này một cách sâu rộng. Họ xem xét những yếu tố như liệu các công ty có thể đảm bảo nhân viên của họ ngủ đủ giấc không.

Spreitzer nghĩ rằng trong trường hợp của Wahlberg, ông chỉ đơn giản là chuyển đổi giờ thức dậy sang khoảng thời gian bắt đầu khác đi [dù hơi cực đoan] và có lẽ là ông thực sự làm việc năng suất hơn.

"Có một số ích lợi ở đây: bạn tạo ra nguyên tắc mà bạn có thể đem lại nhiều thời gian hơn cho bản thân - để đạt được thành quả trước khi cả nhà ngủ dậy, trước khi đồng nghiệp muốn gặp bạn," bà cho biết.

Nhưng đi ngủ sớm có thể dẫn đến việc "phải hi sinh các mối quan hệ xã hội và khả năng phát triển các quan hệ xã hội mạnh mẽ," mà điều này thì cần thiết cho sức khỏe tâm thần.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Rất nhiều người thức dậy sớm để đi tập thể dục, làm việc nhà hay công việc vặt trước khi đi làm - những chú "sơn ca" dậy sớm này có lẽ thừa hưởng từ các xu thế đó

"Tôi đoán nếu bạn đi ngủ lúc 7 rưỡi tối thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cuộc trò chuyện vui vẻ với gia đình nơi bạn không buồn ngủ, hoặc bỏ lỡ hoạt động giao tiếp xã hội với bạn bè," bà nói.

Bí quyết cần học thời điểm dứt bỏ sự thua lỗ

Chuyện 'yêu' ở Venezuela thời khủng hoảng kinh tế

Cái hay của việc tốn thời gian đến chỗ làm

Nhưng liệu dậy sớm có phải là yếu tố nằm trong máu?

Sơn ca hay cú đêm?

Con người và thói quen ngủ của họ là do nhịp sinh học - đó là chiếc đồng hồ 24 giờ bên trong cơ thể kích thích cảnh báo và giấc ngủ theo chu trình thông thường.

Rất nhiều người có xu hướng thức dậy và muốn đi ngủ vào giờ nhất định trong ngày - đó là lý do vì sao hiện tượng mệt mỏi sau chuyến bay dài có thể gây sốc với cơ thể khi chúng ta đi qua nhiều múi giờ.

Dựa trên những thói quen nhịp sinh học đó, nhà nghiên cứu chia nhóm người thành hai nhóm rộng: Chim sơn ca [những người dậy sớm và ngủ sớm], và cú đêm [thức dậy muộn và ngủ muộn].

Barnes cho rằng đó là sự đa dạng tự nhiên trong dân cư, nhưng rất nhiều người trong chúng ta có xu hướng thức dậy sớm khi còn nhỏ, sau đó dần thay đổi thành dạng thức khuya như cú đêm ở tuổi trưởng thành, và khi ta dần lớn tuổi hơn, ta sẽ quay trở lại với thời dậy sớm kiểu chim sơn ca.

Nhưng ông ước đoán rằng số người ngoài kia có thể thuộc dạng "siêu dậy sớm" có thể tự nhiên thức dậy từ 2 rưỡi sáng như Mark Wahlberg là vô cùng hiếm.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

"Về mặt tâm lý và hành vi, tốt nhất là nếu bạn có thể khớp thời khóa biểu với nhịp sinh học tự nhiên của bản thân," Barnes cho biết.

Và một số người thực hành theo những thời khóa biểu khắc nghiệt - rồi sau đó kể cho mọi người nghe - lại có thể thực ra là vì động cơ khác.

Cố gắng gây ấn tượng

Nhưng tại sao có quá nhiều người khoe khoang về việc họ có thể bắt đầu một ngày từ rất sớm như vậy? Có thể đơn giản đó chỉ là trò ảo giác cho thấy họ đang làm việc năng suất. Hơn nữa, rất nhiều cộng đồng có thiên hướng yêu thích những người dậy sớm hơn.

Một nghiên cứu năm 2014 thực hiện trên 120 người trưởng thành đang đi làm nhận thấy những ai bắt đầu ngày làm việc muộn sẽ bị lãnh đạo đánh giá tiêu cực hơn vì cho rằng họ là những nhân viên ít tận tâm. Hơn nữa, các lãnh đạo là "cú đêm" thường ít khi đánh giá tiêu cực đối với những người làm việc muộn hơn so với các nhà quản lý hay dậy sớm.

"Mọi người có định kiến khi đánh giá thời khóa biểu làm việc của bạn, bạn được yêu thích hơn nếu bạn đi làm sớm," Barnes cho biết. "Bạn đang cố gắng tối ưu hóa việc gì? Hay là bạn chỉ đang cố gắng gây ấn tượng với người khác?"

Cuối cùng thì bạn cần lắng nghe cơ thể của mình, quan sát chỉ dấu của cơ thể, và biết khi nào nên nghỉ ngơi.

Mặc dù thức dậy sớm quả thực có thể khiến bạn làm việc năng suất hơn, nhưng hãy tự hỏi vì sao bạn làm vậy: Liệu bạn có thể hoàn thành nhiều việc hơn không? Hay bạn đang cố thuyết phục bản thân hay người khác như vậy?

Dù lý do có là gì, thì hãy ưu tiên sức khỏe. Nghiên cứu của Barnes cho thấy việc dậy sớm có thể khiến ta phải khổ sở để cố gắng dậy sớm, thậm chí có thể dính líu vào những hành vi không có đạo đức.

"Khi bạn ít năng lượng và không thể làm việc một cách tốt nhất được, thì những điều tồi tệ sẽ xảy ra," Barnes nói.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Video liên quan

Chủ Đề