Vợ của chu nguyên chương là ai

Chu Nguyên Chương thành lập triều Minh, tự xưng là hoàng đế, ngày đầu tiên tự xưng đế,  ông ấy phong vợ Mã Thị thành Hoàng hậu, cũng chính là Hiếu Từ Cao hoàng hậu sau này. Có rất nhiều Hoàng hậu triều Minh hiền thục, nhưng Mã hoàng hậu là vị hoàng hậu hiền thục nhất, tình cảm vợ chồng Chu Nguyên Chương rất sâu đậm, đồng sinh cộng tử, là người Chu Nguyên Chương kính trọng và thương yêu nhất. Nhưng, Hồng Vũ năm thứ mười lăm, Mã hoàng hậu bạo bệnh qua đời,  bà cùng Chu Nguyên Chương giành quyền thống nhất thiên hạ xong, chỉ làm hoàng hậu có 15 năm, sau khi Mã hoàng hậu qua đời, Chu Nguyên Chương vẫn chưa lập hậu, nhưng sau này hậu cung có chuyện, rốt cuộc là ai sẽ chăm lo?

Mã hoàng hậu là một người có số mệnh nhiều thăng trầm, mẹ của bà vì sinh ra bà mà băng huyết, Mã hoàng hậu mất mẹ từ thuở còn nằm trong tã lót. Sau này cha vì giết người, cho nên dắt bà chạy trốn khắp thiên hạ. Trong lúc cha bị bệnh nặng nguy kịch, Mã hoàng hậu được giao cho Quách Tử Hưng là người bạn tốt của cha bà. Quách Tử Hưng là một hào cường, những năm cuối triều Nguyên, quân Hồng Cân khởi nghĩa, Quách Tử Hưng thuận thế mà làm, trở thành nguyên soái của quân Hồng Cân. Sau này, Chu Nguyên Chương đến nhờ vả Quách Tử Hưng, nhờ biểu hiện xuất chúng, Quách Tử Hưng đem Mã hoàng hậu gả cho Chu Nguyên Chương, hôn nhân bắt đầu từ đây.

Chu Nguyên Chương gây dựng sự nghiệp khó khăn, Mã hoàng hậu là người ủng hộ Chu Nguyên Chương nhất. Có một lần Chu Nguyên Chương bị Tôn Đức Nha truy giết, bắp đùi bị trúng tên, Mã hoàng hậu cõng Chu Nguyên Chương chạy thoát thân, khi Chu Nguyên Chương tấn công Trừ Châu, Mã hoàng hậu kêu gọi gia đình các tướng sĩ may quần áo cho các tướng sĩ ở tiền tuyến, theo như bây giờ mà nói, bọn họ là “Vợ chồng lập nghiệp”. Có học giả nói, Chu Nguyên Trương trước 25 tuổi, chưa từng nghĩ bản thân sẽ lấy vợ, ai mà biết sau này khi làm lính, không chỉ lấy vợ mà còn lấy được người vợ tài đức như vậy, khiến Chu Nguyên Chương làm sao có thể không kính không yêu?

Chu Nguyên Chương sau khi xưng đế, Mã hoàng hậu thống lĩnh lục cung, bà không chỉ dốc lòng dạy dỗ các vị hoàng tử và công chúa, còn chú trọng việc nuôi tằm, yêu thương bách tính, lấy mình làm gương, khởi xướng cuộc sống đơn giản, nhận được sự yêu thương của bách tính. Tháng 4 năm thứ 15 Hồng Vũ, Mã hoàng hậu bệnh nặng, Chu Nguyên Chương rất quan tâm, các thái ý có thể mời đến đều mời đến. Nhưng vẫn không thế kéo Mã hoàng hậu từ trong tay thần chết trở về, ngày 24 tháng 8, Mã hoàng hậu qua đời, Chu Nguyên Chương vì quá đau lòng, không lập hậu nữa.

Mã Hoàng Hậu trong thời gian bị bệnh, rất bình thản đối với việc sống chết, bà từng hỏi Chu Nguyên Chương:  “Sau khi thiếp chết ai sẽ tiếp quản hậu cung?”, Chu Nguyên Chương vò đầu bứt tai, đành phải hỏi ý kiến của Mã hoàng hậu, Mã hoàng hậu nói: “Lý Phi phù hợp nhất”. Sau khi Mã hoàng hậu chết, quả nhiên Chu Nguyên Chương để Lý Phi tiếp quản hậu cung, và còn thăng bà làm Thục Phi, cho nên còn gọi là Lý Thục Phi.

Thật ra trong hậu cung của Chu Nguyên Chương, ngoài Mã hoàng hậu ra còn có hai vi phi tử địa vị rất cao, người đầu tiên là Tôn Quý Phi, người thứ hai là Quách Ninh Phi , hai người này là hai thiếp sớm nhất của Chu Nguyên Chương. Tôn Quý Phi là con gái nuôi của Mã Thế Hùng nguyên soái quân Hồng Cân, trợ giúp Chu Nguyên Chương rất nhiều, sau khi Chu Nguyên Chương xưng đế, bà ở hậu cung xếp thứ hai, chỉ sau Mã hoàng hậu. Đáng tiếc bà chết vào năm thứ 7 Hồng Vũ, qua đời sớm hơn Mã hoàng hậu còn Quách Ninh Phi thì lại khác.


Năm đó sau khi Chu Nguyên Chương lấy Mã hoàng hậu, thì được Quách Tử Hưng phái đến Hào Châu đi mộ binh, Hào Châu có một thầy tướng gọi là Quách Sơn Phủ, ông thấy Chu Nguyên Chương có tướng làm vua, đem hai con của mình là Quách Hưng, Quách Anh đi theo Chu Nguyên Chương. Không chỉ như vậy, Quách Sơn Phủ còn đem đứa con gái 14 tuổi của mình tặng cho Chu Nguyên Chương làm thiếp, người này chính là Quách Ninh Phi. Quách Ninh Phi làm thiếp bên cạnh Chu Nguyên Chương 16 năm, sau khi lập triều Minh, Chu Nguyên Chương mới phong bà là Ninh Phi. Trong hậu cung xếp thứ ba. Sau khi Mã hoàng hậu qua đời, Quách Ninh Phi có địa vị cao nhất trong hậu cung, theo lí mà nói đáng lẽ bà phải là người tiếp quản hậu cung, nhưng tại sao Mã hoàng hậu lại để Lý Phi tiếp quản, có ba nguyên nhân sau:

Thứ nhất, mặc dù Lý Phi được gả cho Chu Nguyên Chương muộn hơn so với Mã, Tôn, Quách, nhưng bà lớn tuổi hơn Quách Ninh, làm việc cẩn trọng, không thiên vị.

Thứ hai, nhà mẹ đẻ Lý Phi không có cha mẹ anh em, mà anh em và cháu trai của Quách Ninh Phi đều nắm quyền trong tay, để Lý Phi tiếp quản hậu cung, sẽ không bị ảnh hưởng lớn từ “ngoại thích” [gia đình nhà vợ].

Thứ ba, Lý Phi không được sủng ái như Quách Ninh Phi, Mã hoàng hậu cũng vì để tránh Chu Nguyên Chương quá tin yêu Quách Ninh Phi, mà tạo thành cục diện hậu cung can thiệp vào chính sự.

Thông qua chuyện này cũng có thể thấy rõ Mã hoàng hậu đã rất tâm huyết sắp xếp đới với vị trí ở hậu cung. Đáng tiếc, Lý phi tiếp quản hậu cung cũng không quá hai năm thì lâm trọng bệnh qua đời.

Bài viết theo QQkandian

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế khai quốc của Hoàng triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398.

Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ Chi Trị. Chu Nguyên Chương cũng được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước, nhưng cũng bị chê trách vì sự hà khắc, cũng như sát hại hàng loạt những công thần khai quốc trong thời gian nắm quyền.

Vào giữa thế kỷ XIV, cùng với nạn đói, thiên tai, dịch bệnh và các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi, Chu Nguyên Chương trở thành nhà lãnh đạo của một lực lượng đã chinh phục Trung Hoa và lật đổ nhà Nguyên, buộc người Mông Cổ phải rút vào thảo nguyên Trung Á.

Để gây dựng nên một đế chế, không thể không sở hữu một lực lượng quân sự hùng hậu. Và Chu Nguyên Chương cũng không ngoại lệ, nhờ có lực lượng tướng sĩ hùng hậu mà ông mới có thể xây dựng nên Minh triều ổn định sau này.

Hình ảnh nhân vật hoàng đế nhà Minh - Chu Nguyên Chương trên phim.

Chúng ta đều biết rằng, các bậc đế vương thời xưa đều dùng Hổ phù để thuận lợi hơn trong việc nắm giữ quân đội và đây cũng chính là tín vật quan trọng để điều binh khiển tướng.

Nhưng trải qua các thời kỳ lịch sử, Hổ phù đã không theo kịp bước tiến của thời đại, bởi các vị hoàng đế ở mỗi triều đại đều tốn rất nhiều sức, bằng nhiều cách khác nhau để củng cố quyền lực và nắm chắc quyền hành trong quân đội.

Trong sử sách ghi lại, mỗi lần Chu Nguyên Chương phái quân đội đi đánh trận, ông đều yêu cầu tướng sĩ trước khi tướng sĩ xung trận phải đem vợ con đi cùng và họ sẽ được bố trí ở trong một doanh trại dành cho người nhà tướng sĩ.

Khu vực này ngày đêm có người chuyên môn canh gác, nói một cách hoa văn thì chính là bảo vệ cho người nhà của tướng sĩ, để họ yên tâm đánh giặc.

Từ cách làm này, có thể thấy được tính toán đầy thâm hiểm của hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương.

Thông qua cách làm này, hoàng đế sáng lập Minh triều Chu Nguyên Chương đã lấy chính người thân của các tướng sĩ để ràng buộc và khống chế các bề tôi dưới trướng của mình.

Bạn thử nghĩ xem, vợ con bạn đang ở trong tay một đối tượng nào đó, liệu bạn có dám manh động làm gì đó đắc tội với hắn không?

Cũng theo suy nghĩ này, Chu Nguyên Chương cho rằng, chỉ có giữ người thân của các tướng sĩ trong tay làm con tin, họ mới không dám phản bội và hết mình đánh trận, phục vụ cho lợi ích của triều đình, phục vụ cho lợi ích của hoàng đế và thiên hạ nhà Minh.

Trên thực tế, cách làm này của Chu Nguyên Chương khi đó đã rất hữu dụng, tướng sĩ không một ai dám không trung thành.

Nhưng trên chiến trường luôn luôn có thương vong, những người phụ nữ sống trong doanh trại dành cho người nhà tướng sĩ, không ít người sau đó đã mất chồng và vẫn phải ở lại đó, tuyệt vọng, chán chường.

Chiến tranh kết thúc, những doanh trại đó được đổi tên thành "Quả phụ doanh".

Sự tồn tại của "Quả phụ doanh" sau đó cũng dấy lên nhiều lời bàn tán. Về sau, khai quốc công thần nhà Minh là Lưu Cơ đem việc này ra thương lượng với Chu Nguyên Chương, nói rằng việc để người nhà của các tướng sĩ sống cùng nhau như thế, hơn nữa họ đều là những người mất chồng, rất dễ hình thành nên sự u uất, là chuyện không hay.

Chu Nguyên Chương nghe có lý, nên mới cho phép những người phụ nữ ấy nếu muốn đi bước nữa thì đi cho bước nữa, nếu không thì trở về nhà mẹ đẻ phụng dưỡng cha mẹ.

Theo Khánh An/Trí Thức Trẻ

Video liên quan

Chủ Đề