Bìa luận văn thạc sĩ ngoại thương cơ sở 2 năm 2024

Quy định toàn trường Quyết định 1660 đã cập nhật mới nhất: https://tinhoccong.wordpress.com/2016/04/06/quy-dinh-cua-dai-hoc-ngoai-thuong-ve-khoa-luanbao-cao-thuc-tap/

Còn đây là quy định chi tiết từ khoa kinh tế quốc tế, chi tiết những vấn đề còn bỏ ngỏ của Quyết định 1660 dành cho các bạn tham khảo!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Hướng dẫn cách trình bày Khóa luận tốt nghiệp

  1. Hình thức của Khóa luận tốt nghiệp (KLTN):
  2. KLTN phải được trình bày rõ ràng, sạch đẹp theo thứ tự sau:
  3. Bìa chính (Hình thức trình bày như phụ lục 1 và theo quy định ở mục “Số lượng bản nộp”)
  4. Bìa phụ là giấy thường (Hình thức trình bày như phụ lục 1)
  5. Mục lục: lấy đến mục 03 chữ số (ghi rõ số thứ tự trang) , mỗi mục nhỏ hơn phải được trình bày lùi vào bên phải so với mục lớn.
  6. Danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu (nếu có)
  7. Lời mở đầu
  8. Phần nội dung
  9. Kết luận
  10. Danh mục tài liệu tham khảo
  11. Phụ lục (nếu có)
  12. KLTN được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297mm, in một mặt bằng mực đen), có số lượng khoảng 60-80 trang kể từ Lời mở đầu đến hết phần Kết luận.
  13. Trình bày Nội dung của KLTN

­ Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 13, cách dòng 1.5 lines (không dùng After, Before), lùi đầu dòng 1 cm khi sang paragraph mới.

­ Cách lề: trên: 2.5 cm; dưới: 2.4 cm; trái 3.5 cm; phải 2 cm.

­ Bố cục:

  • Tên chương: Viết chữ in hoa, đậm, căn giữa, cỡ chữ: 16
  • Đề mục: Các tiểu mục của KLTN được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 1.1.1.2 chỉ tiểu mục 2, nhóm tiểu mục 1, mục 1, chương 1); không có chấm sau khi kết thúc số thứ tự đề mục và không có dấu hai chấm sau khi kết thúc tên đề mục:

. mục cấp 1 ( ví dụ 1.1) được viết thường, đậm

. mục cấp 2 (ví dụ 1.1.1) được viết đậm, nghiêng

. mục cấp 3 (1.1.1.2) được viết nghiêng

Ví dụ:

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Thủy sản

1.1.1.1 Đặc điểm

1.1.1.2 Phân loại

­ Cách trích dẫn tài liệu tham khảo (Trích nguồn): Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được thực hiện theo hình thức ghi tên tác giả và năm xuất bản ngay sau nội dung đã tham khảo (cung cấp thông tin số trang nếu trích dẫn từ sách).

Ví dụ: – Krugman (1999) đã cho rằng…

  • Kinh tế học quốc tế có thể được chia ra thành 2 nhóm chính: nghiên cứu thương mại quốc tế và tiền tệ quốc tế (Krugman và Obstfeld, 2006, tr. 8).

Lưu ý: Cách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo dựa trên hệ thống trích nguồn của Đại học Harvard. Sinh viên có thể tham khảo chi tiết tại địa chỉ http://libweb.anglia.ac.uk/referencing/harvard.htm

­ Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ,… : phải được căn giữa, đánh số theo từng loại và bao gồm luôn cả thứ tự của chương. Số đầu tiên là số thứ tự của chương, số tiếp theo là số thứ tự hình trong chương đó. Ví dụ: Hình 2.1 (Hình vẽ thứ nhất trong chương 2 ); Bảng 1.2 (Bảng thứ 2 trong chương 1).

Bảng (chỉ sử dụng kẻ ngang), biểu, hình, đồ thị…phải có Tên, Đơn vị tính, Nguồn :

Tên để phía trên, được căn giữa;

Đơn vị tính để phía trên, căn lề phải; bôi đậm số thứ tự và tên của bảng, biểu, hình …; Nguồn để phía dưới bảng, biểu, hình, đồ thị…, in nghiêng, căn giữa.

­ Số liệu phải được phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm và phân cách dấu thập phân bằng dấu phẩy, Ví dụ: 1.025.845,26.

­ Không để bảng, biểu, đồ thị…bị cắt thành hai trang.

­ Số thứ tự của trang đặt ở chính giữa, phía trên đầu trang giấy và bắt đầu từ Lời mở đầu đến hết phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục.

­ Dùng footnote để giải thích (không trích nguồn), cỡ chữ 10

Ÿ Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu của KLTN.

  1. Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo

3.1 Tài liệu tham khảo tách riêng đối với tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, được đánh số thứ tự.

3.2 Thứ tự trình bày 01 tài liệu tham khảo: Số thứ tự, Tên tác giả (không ghi học hàm hay học vị), Năm xuất bản, Tên tài liệu tham khảo (in nghiêng), Nhà xuất bản/Tên tạp chí, Nơi xuất bản (nếu có), Số tạp chí (nếu là tạp chí), Từ trang ….-trang…(nếu là tạp chí).

Tài liệu không có tên tác giả thì lấy tên cơ quan ban hành.

Nếu một tác giả trong cùng 1 năm có nhiều công trình tham khảo thì đặt các chữ cái a,b,c… sau năm xuất bản dựa theo thứ tự thời gian xuất bản.

3.3 Thứ tự sắp xếp các tài liệu tham khảo: Theo thứ tự ABC (Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ).

Riêng đối với các tài liệu tham khảo thu thập từ các trang Web, phải đầy đủ các thông tin về tài liệu như: địa chỉ trang Web, ngày tháng truy cập, tên bài, địa chỉ đường link… Danh sách các trang web được đưa xuống phần cuối của danh mục tài liệu tham khảo.