Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Hình ảnh một siêu trăng vào lúc mặt trời lặn (ảnh: Getty).

Vào lúc 16 giờ 00 ngày mai 13/7 (giờ Việt Nam), Mặt Trăng sẽ nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất trong cả hành trình của nó quay quanh Trái Đất trong năm 2022. Khi đó, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là 357,264 km.

38 phút sau đó sẽ là thời điểm trăng tròn hoàn toàn. Về lý thuyết, trăng tròn hoàn toàn chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc, nhưng bằng các phương pháp quan sát thông thường thì trước và sau thời điểm đó cũng được coi là trăng tròn hoàn toàn bởi vì phần bóng đen do bị che khuất rất hẹp và thay đổi rất chậm đến mức mắt thường khó nhận ra. Vì thế, sau khi mặt trời lặn vào chiều tối ngày 13/7, nếu bạn nhìn lên mặt trăng thì hãy nhớ rằng đấy không phải trăng tròn hoàn toàn nữa.

Cách đây hơn mười năm, chưa ai quan tâm đến khái niệm "siêu trăng" là gì. Vậy từ đâu mà "siêu trăng" lại trở nên phổ biến và được nhiều người chú ý như ngày nay?

Thuật ngữ "siêu trăng" do nhà chiêm tinh học Richard Nolle sử dụng đầu tiên vào năm 1979 trong một bài viết trên tạp chí chiêm tinh Dell Horoscope của Mỹ. Khi đó, ông giải thích rằng siêu trăng là thời điểm trăng tròn xuất hiện ở khoảng cách tính từ Mặt Trăng đến Trái Đất bằng hoặc hơn 90% khoảng cách từ viễn điểm đến cận điểm của nó trên quỹ đạo quay quanh Trái Đất.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Siêu trăng dâu hiện ra phía sau tên lửa Artemis 1 vào ngày 14/6/2022 (ảnh: NASA/Ben Smegelsky).

Điều thú vị nằm ở chỗ vào thời gian Nolle đưa ra khái niệm này thì không mấy ai chú ý, nhưng bỗng nhiên vào ngày 11/3/2011, khi trận động đất Tohoku mạnh 9,1 độ Richter xảy ra ngoài khơi vùng biển đông bắc của đảo Honshu, Nhật, thì "siêu trăng" trở nên nổi tiếng.

Tám ngày sau trận động đất là ngày trăng tròn trùng với cận điểm của nó trên quỹ đạo quay quanh Trái Đất và được nhiều giả thuyết cho rằng nó chính là nguyên nhân của trận động đất kinh hoàng đã xảy ra ở Nhật. Một trong những người đầu tiên khẳng định điều này chính là Nolle. Ông cho rằng các lần siêu trăng có thể gây ra "ứng suất địa vật lý".

Và thế là bỗng nhiên thuật ngữ "siêu trăng" xuất hiện trên những trang tin lớn.

Siêu trăng khác gì so với trăng tròn bình thường?

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Một chiếc máy bay đang bay qua Mặt Trăng vào ngày 31/7/2015 (ảnh: NASA/Joel Kowsky)

Hai điều được nhắc đến nhiều nhất khi nói về siêu trăng là nó to hơn 14% và sáng hơn 30%. Nhưng nói cho chính xác thì hai con số 14% và 30% đó là so với trăng tròn ở điểm xa nhất chứ không phải lúc nó ở điểm gần nhất trên quỹ đạo. Và như vậy thì siêu trăng cũng chỉ sáng hơn trăng tròn bình thường 0,28 độ sáng biểu kiến. Chính vì thế, bạn đừng quá thất vọng nếu quan sát thấy siêu trăng bằng mắt thường cũng không sáng hơn quá nhiều so với những lần trăng tròn khác.

Còn về hình ảnh to hơn 14%, mặc dù siêu trăng xuất hiện vào ngày thứ Tư tới đây là siêu trăng to nhất trong năm, nhưng để nhận thấy sự khác biệt rõ ràng thì bạn nên quan sát Mặt Trăng vào lúc trăng mọc hoặc lặn, còn vào lúc trăng trên đỉnh đầu thì nó không khác là mấy so với trăng tròn thông thường.

Và bởi vì siêu trăng xuất hiện vào ngày trăng tròn ở khoảng cách bằng hoặc hơn 90% khoảng cách viễn điểm và cận điểm của nó nên mỗi năm có thể có hơn một lần siêu trăng. Có năm có 3 lần siêu trăng, có năm 4 lần (như năm nay) và thậm chí có thể là 5 lần (năm 2020 và 2033). Vì thế, nếu siêu trăng vào thứ Tư này có bị mây che khuất thì bạn cũng đừng buồn, bởi sẽ có một siêu trăng khác vào ngày 11/8/2022 để bạn chiêm ngưỡng.

BNEWS Ngoài hiện tượng Siêu trăng - Mặt trăng trông lớn hơn và sáng hơn bình thường, còn có nhiều hiện tượng đặc biệt khác khiến kích thước, độ sáng hay màu sắc Trăng thay đổi.

Được coi là vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất, mặt trăng di chuyển quanh trái đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi mặt trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với trái đất nhất (điểm cận địa), kích thước mặt trăng khi nhìn từ trái đất sẽ lớn hơn.

Đặc biệt, khi mặt trời, trái đất và mặt trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm mặt trăng ở điểm cận địa, mặt trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ trái đất, đó được gọi là hiện tượng siêu trăng hoặc siêu mặt trăng (Supermoon).

So với kích thước của mặt trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất với trái đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), mặt trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ trái đất vào lúc xảy ra hiện tượng siêu trăng.

Siêu trăng không phải là hiện tượng bất thường. Chúng xảy ra như một hiện tượng thường xuyên của quỹ đạo trái đất của mặt trăng. Một năm thường có vài lần xuất hiện siêu trăng.

Khi nhìn từ trái đất, kích thước siêu trăng tròn được cho rằng lớn hơn trăng tròn lúc bình bình thường khoảng 7%. Điều này có nghĩa là kích thước siêu trăng tròn nhìn từ trái đất có thể lớn hơn trăng tròn lúc xa trái đất nhất khoảng 14%.

Tuy nhiên, khó có thể so sánh trăng tròn bình thường và siêu trăng cạnh nhau trên bầu trời. Do đó mà gần như không thể nhận thấy sự khác biệt 7% về kích thước của mặt trăng.

Nếu muốn ngắm nhìn một mặt trăng “siêu to khổng lồ” một cách thật dễ dàng thì hãy ngắm mặt trăng khi nó bắt đầu mọc hoặc lặn.

Khi một siêu trăng mọc và lặn ở đường chân trời, nó sẽ xuất hiện với kích thước lớn hơn. Điều này là do hiện tượng ảo ảnh mặt trăng. Tất nhiên, mặt trăng không thay đổi kích thước tùy theo vị trí xuất hiện trên bầu trời.

Có thể là khi ở gần đường chân trời, có các vật thể, như cây cối và các tòa nhà, có thể được so sánh về kích thước, trong khi ở giữa bầu trời không có điểm nào để so sánh, điều này làm cho nó có vẻ nhỏ hơn.

Siêu trăng chiếu vào trái đất nhiều hơn khoảng 30% ánh sáng so với thời điểm mặt trăng mờ nhất. Điều này là do khi trăng ở gần hơn, nhiều tia mặt trời phản xạ ra khỏi bề mặt mặt trăng để đến Trái đất hơn.

Khi nào có siêu trăng

Trăng tròn diễn ra một lần trong mỗi chu kỳ mặt trăng, kéo dài 29,5 ngày. Hay đơn giản chính là mỗi tháng sẽ có một lần trăng tròn.

Nhưng không phải mọi trăng tròn đều là siêu trăng – thường chỉ có 3 hoặc 4 siêu trăng trong một năm. Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2025, sẽ có bốn lần mỗi năm./.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Bản tình ca cuộc sống

0

12h, quán phở vắng hoe, không một bóng người. Buổi trưa là thời điểm cái nắng gay gắt nhất trong ngày của TP.HCM.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Sống xanh không khó

0

Với sự phát triển của công nghệ, nhiều ứng dụng về sống xanh đã xuất hiện, giúp bạn có thêm động lực “kết thân” với Trái Đất.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Một chiến dịch ở Bắc Kỳ

0

Thị dân và quan lại mặc lễ phục lui tới thăm viếng nhau, tặng nhau những lá thiếp lớn màu đỏ và quà cáp.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

0

Một ngày nào đó, máy in 3D sẽ tạo ra không chỉ các vật thể, mà cả bộ phận cơ thể của con người - quá trình được gọi là in sinh học.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Đi như tờ giấy trắng

0

Một trong những chuyến đi vào mùa Giáng sinh ghi dấu mãi trong tôi chính là về Đường Lâm, hay đúng hơn là về những ngôi làng quanh vùng Ba Vì, Sơn Tây.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Bill Gates - Tham vọng lớn lao và quá trình hình thành đế chế Microsoft

0

Khi không chơi bài buổi tối, Bill Gates thường làm việc ở Trung tâm Điện toán Aiken. Đó là lúc các máy tính ít được sử dụng nhất.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Những bá chủ không gian

0

Khi Blue Origin phóng và hạ cánh thành công tên lửa New Shepard, Jeff Bezos chỉ viết vài dòng trên Twitter. Trái lại, Elon Musk "tuôn" cả tràng dài trên mạng xã hội.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Người trẻ thời 4.0 - Uy quyền lộng lẫy

0

Trong số những kỹ năng mà người lao động phải có nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, tư duy phản biện được nhiều người đặc biệt lưu ý.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Đi bộ xuyên Việt với cây đàn guitar

0

Thiên nhiên luôn biết cách chữa lành những tổn thương trong tôi. Thiên nhiên là mẹ, là người thầy hướng dẫn mỗi khi tôi lạc lối trong cuộc đời này.

Mặt Trăng hay Mặt Trời gần Trái Đất hơn

Loạn 12 sứ quân

0

Sau khi Ngô Xương Xí chết, họ Ngô hết người kế vị. Trong nước một ngày không thể không có vua, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy tôn hiệu là Vạn Thắng Vương.