Thứ tự kể trong văn tự sự là gì năm 2024

Update: 27/2/2019

Mục tiêu:

– Phân biệt được người kể và ngôi kể.

– Phát biểu được:

+ Các loại ngôi kể.

+ Tác dụng của các loại ngôi kể trong văn tự sự.

– Nhận diện được các loại ngôi kể.

– Biết chọn lựa ngôi kể phù hợp.

  1. KHÁI NIỆM:

– Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

II. PHÂN LOẠI VÀ TÁC DỤNG:

Thứ tự kể trong văn tự sự là gì năm 2024

PHÂN BIỆT NGÔI KỂ:

Vd 1:

Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc, nhưng vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

– Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

Gợi ý:

? Trong đoạn văn có những nhân vật nào?

– Vua, triều thần, sứ giả, cha con cậu bé, chim sẻ.

? Người kể gọi tên các nhân vật là gì? Gạch dưới các tên gọi ấy.

– Gọi tên nhân vật bằng chính tên của họ (vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ…)

\=> người kể không phải là một nhân vật trong truyện.

? Dựa vào những dấu hiệu ấy, em hãy cho biết truyện được kể ở ngôi thứ mấy?

\=> Kết luận: ngôi 3.

– GV: Đây là ngôi kể hay được sử dụng.

Vd 2:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

? Trong đoạn này, người kể là ai?

– Dế Mèn.

? Dế Mèn tự xưng là gì?

– Tôi.

? Như vậy, đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy?

– Thứ nhất.

? Hãy thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thứ 2 thành ngôi thứ 3 (Thay tôi bằng Dế Mèn).

? Có thể đổi ngôi thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi 1, xưng tôi được không?

– GV: Như vậy, khi kể chuyện, người kể có thể tự do lựa chọn cho mình một ngôi kể thích hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngôi kể rất quan trọng vì nó góp phần tạo nên tính chân thật và sức hấp dẫn của tác phẩm.

TÁC DỤNG CỦA NGÔI KỂ:

– Người kể truyện ngôi 3 giống như Thượng đế từ trên cao nhìn xuống thế giới. Anh ta biết tất cả mọi thứ nên còn được gọi là “người kể truyện toàn tri.”

\=> Người kể chuyện này biết rõ mọi việc trong thế giới truyện, lời kể của anh ta mang tính khách quan. Tuy vậy, anh ta gặp hạn chế trong việc nhìn thấu nội tâm của nhân vật.

– Ngược lại, người kể truyện ở ngôi thứ nhất lại chỉ có thể hiểu sâu sắc thế giới nội tâm của chính anh ta, miêu tả thế giới bằng con mắt của riêng anh ta, còn đối với suy nghĩ tình cảm của những người khác lại là sự phỏng đoán. Và đương nhiên, sẽ có những sự việc xảy ra mà anh ta không hề hay biết.

Thứ tự kể trong văn tự sự là gì năm 2024

CHỐT:

Dựa vào vị trí của người kể trong tác phẩm, người ta phân chia ngôi kể thành 2 loại: ngôi 1 và ngôi 3.

Ngôi 3: người đứng bên ngoài, không tham gia vào nội dung cốt truyện nhưng lại có mặt ở khắp nơi trong truyện, có thể nhìn thấy toàn bộ thế giới truyện (thượng đế).

Ngôi 1: nhân vật trong truyện tự kể về mình và những gì diễn ra xung quanh mình (nhân loại).

III. BÀI TẬP:

Bài 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong các đoạn trích sau:

Đoạn 1:

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Đoạn 2:

Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Đoạn 3:

Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.

Đoạn 4:

Khi hắn mới ngừng nói được một lúc khá lâu, hắn mới làm như chợt nhớ:

– Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?

– À phải! Hôm nay mồng ba… Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên… Tôi phải đi xuống phố.

Từ nhắc khéo:

– Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến…

Đoạn 5:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Đoạn 6:

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn ngàn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Đoạn 7:

Ba năm đi lực lượng bữa nay Tnú mới có dịp ghé về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn dẫn anh về. Ngày anh ra đi nó mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà-lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Bây giờ nó mang một khẩu súng trường mát, dẫn anh đi. Vẫn là con đường cũ, qua cái nà bắp đã trồng sắn và cây pomchu, vắt lên hai cái dốc đứng sững đã được cắt ra từng bực, chui qua một rừng lách rậm ngày mưa thì vô số vắt lá, rồi đến cái làng nhỏ của anh.

Đoạn 8:

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Đoạn 9:

Tây Bắc ư có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bắt đầu lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.

Đoạn 10:

Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.

Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.