83 nam kỳ khởi nghĩa là cty gì năm 2024

Kỷ niệm 83 năm Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940 - 23/11/2023) Cuộc thử lửa đầu tiên ở Nam Kỳ

Lượt xem: 619

Ngày 23-11-1940, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô ở nhiều tỉnh. Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã cho thấy lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần anh dũng quật khởi của quần chúng cách mạng. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là “tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương” (Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1996, trang 109).

Ở Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa bắt đầu được chuẩn bị ráo riết từ tháng 3-1940. Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ mở rộng họp vào tháng 7-1940 cho rằng Pháp bại trận là thời cơ tốt để ta làm khởi nghĩa. Theo kế hoạch, khởi nghĩa nổ ra vào khoảng 12 giờ đêm 22-11-1940. Ở nhiều tỉnh, khởi nghĩa diễn ra đúng như dự kiến, mạnh nhất là ở Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long.

Năm 1995, khi tham gia nhóm biên soạn bộ hồi ký của các lão thành cách mạng do Thành ủy TP Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức, nhà văn Nguyệt Tú đã có dịp trò chuyện với nhiều nhân vật quan trọng từng có mặt trong những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, trong đó có Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (1922-2008). Tháng 11-1940, đồng chí Võ Văn Kiệt là đảng viên thanh niên được chọn tham gia đội tự vệ chiến đấu xung kích tiến công giành chính quyền tại huyện lỵ Vũng Liêm (Vĩnh Long)-quê hương của ông, sau đó được bầu làm Bí thư chi bộ, Huyện ủy viên Huyện ủy Vũng Liêm. Kể với nhà văn, đồng chí cho biết: “Ngay trong ngày 23-11-1940, chúng tôi đánh chiếm được dinh hành chính cũng là dinh quận trưởng Vũng Liêm. Sau này tôi được biết đây là quận lỵ duy nhất ta chiếm được của địch trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ngoài ra, Vũng Liêm còn giành được chính quyền tại 7 xã ở cù lao Quới Thiện (hay còn gọi là cù lao Dài). Cờ đỏ sao vàng bay suốt 10 ngày, sau đó Tây mới đem lính đến chiếm lại.

Sau khi chiếm quận lỵ, thu nhiều súng, chị Hồng Hoa (tức Nguyễn Thị Hồng, tên thật là Hà Thị Lan)-Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm phái tôi và một số anh em tự vệ xung kích mang súng đạn đi tiếp viện cho lực lượng khởi nghĩa đánh đồn Nước Xoáy thuộc huyện Tam Bình, cách Vũng Liêm con sông Mang Thít. Chúng tôi qua sông và cùng anh em Tam Bình mau chóng hạ được đồn, thu được nhiều súng. Đánh xong đồn Nước Xoáy, tôi thấy đồng chí Quản Trọng Hoàng (sau tôi mới biết rõ tên và chức vụ là Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Khi chuẩn bị khởi nghĩa, Ban CHQS tỉnh Vĩnh Long được thành lập, đồng chí làm Trưởng ban và trực tiếp chỉ huy lực lượng khởi nghĩa Nam Kỳ ở thị xã Vĩnh Long).

Trước đó đã nhận thông báo có cấp trên xuống chỉ đạo trực tiếp, nên ngay lập tức tôi cùng mấy anh em mang súng theo đồng chí lên một chiếc xe hơi chạy về phía Vĩnh Long để tiếp viện cho lực lượng khởi nghĩa ở cầu Ông Me. Cầu này theo kế hoạch khởi nghĩa phải được đốt phá để ngăn quân Pháp từ thị xã kéo xuống Vũng Liêm. Nhưng khi chúng tôi đến nơi thấy cầu còn nguyên vẹn. Đồng chí Hoàng nhanh chóng đưa chúng tôi di chuyển theo hướng khác đi tìm đồng chí Tư hớt tóc (mà sau tôi biết là đồng chí Phan Văn Đáng) phụ trách khởi nghĩa ở đây. Nhưng không tìm được anh Tư, chúng tôi đành phải đi bộ về Nước Xoáy do anh tài xế đã lái xe về Vĩnh Long vì sợ nếu một mình ở lại chờ sẽ không an toàn”.

83 nam kỳ khởi nghĩa là cty gì năm 2024

Bia kỷ niệm Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 tại Khu di tích Phú Hữu (Châu Thành, Hậu Giang). Ảnh: ĐẶNG SƯU

Theo nhiều nhân chứng lịch sử hồi ấy kể lại, kế hoạch khởi nghĩa đã bị kẻ địch biết trước do trong hàng ngũ của Đảng có kẻ phản bội. Tuy vậy, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô lớn, 18 tỉnh đã nổi dậy giành chính quyền. Cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm được kéo lên tại nhiều cơ quan hành chính của địch bị ta chiếm được. Tuy nhiên, chính quyền cách mạng chỉ giữ được một thời gian ngắn. Ngay rạng sáng 24-11, tiếng súng của binh lính địch đã nổ rền khắp các thôn, xóm. Nhiều ngày sau, việc bắn giết, đốt phá của địch vẫn diễn ra khốc liệt, gây ra bao tội ác với nhân dân. Khởi nghĩa ở Vĩnh Long cũng như ở toàn Nam Kỳ thất bại, địch ra tay trả thù với thủ đoạn hết sức tàn bạo, dã man...

Khi hồi tưởng về quá trình chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa, đồng chí Võ Văn Kiệt cho biết, bấy giờ còn rất nhiều ẩn số trong khởi nghĩa như: Nội lực quân khởi nghĩa, so sánh lực lượng cụ thể giữa quân khởi nghĩa và chính quyền thuộc địa... cách mạng chưa giải đáp được để bảo đảm thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào lúc địch còn mạnh nên thất bại là điều khó tránh khỏi. Dù vậy, nhìn một cách tổng thể thì đó thực sự là “tiếng kèn xung trận”, cuộc thử lửa đầu tiên của những người con miền Nam dưới ngọn cờ của Đảng và là cuộc tập dượt đầy ý nghĩa chuẩn bị các giai đoạn phát triển tiếp theo của cách mạng Việt Nam sau này...