Bao lâu thai làm tổ

Thông thường, sau khoảng 9-12 ngày rụng trứng và được thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng vào trong tử cung, ở đây chúng sẽ cấy ghép vào thành tử cung và tạo thành một vị trí cố định. Từ đó chúng sẽ phát triển thành thai nhi và chờ đến ngày thai nhi chào đời. tổng thời gian từ lúc trứng thụ tinh đến ngày em bé chào đời khoảng từ 38 – 40 tuần.

Những dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung

Chảy máu ở âm hộ

Đây được xem là dấu hiệu dễ nhận biết nhất bởi thành niêm mạc tử cung khá giàu dưỡng chất và máu. Nên khi phôi thai bám vào sẽ làm tổ và gây nên hiện tượng chảy máu. Thường tình trạng này sẽ diễn ra khoảng 2 - 3 ngày làm nhiều người lầm tưởng mình bị kinh nguyết ngắn.

Về màu sắc nếu quan sát kỹ sẽ thấy màu máu khác so với kinh nguyệt hàng tháng, sắc màu ngả nâu. Lượng máu cũng sẽ ít hơn kỳ kinh nguyệt bình thường.

Chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu giúp nhận biệt thai đã vào tử cung. Khi đó người phụ nữ sẽ thấy những cơn chuột rút nhẹ ở dưới vùng bụng và lưng, thường chúng chỉ diễn ra trong 2 - 3 ngày và khá nhẹ nhàng. Nhưng nếu thấy những cơn đau chuột rút kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe thì nên đi khám sớm tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngực thay đổi

Tình trạng ngực căng, đau và mềm cũng là dấu hiệu báo thai đã vào tử cung. Nhiều chị em cũng có dấu hiệu này vào ngày rụng trứng và khi trứng mới thụ tinh. Nếu cảm nhận được sự thay đổi của bộ ngực vào ngày thứ 7 kể từ khi bị chậm kinh thì đây là dấu hiệu chắc chắn thai đã vào tử cung.

Ngực căng đau sau khi chậm kinh là một dấu hiệu cho biết thai đã vào tử cung.

Cơn nóng bất chợt

Một cơn nóng bất chợt khiến thai phụ cảm thấy nóng, đổ mồ hôi, thậm chí điều này có thể kéo dài trên 50 phút là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu thai đang làm tổ khiến cơ thể người mẹ phải tạo ra nhiều máu và việc lưu thông máu cũng sẽ nhanh hơn bình thường. Đồng thời quá trình trao đổi chất hoạt động nhiều hơn. Do đó huyết áp và thân nhiệt của người mẹ cũng tăng lên. Kết hợp với một số dấu hiệu bên trên, bạn có thể dự đoán điều này một cách chắc chắn.

Khi trứng được thụ thai thành công, ít nhiều người phụ nữ sẽ cảm nhận được sự thay đổi khác thường của cơ thể. Ngoài ra cũng cảm thấy chán một số món ăn đã từng ưa thích hoặc thèm ăn một món nào đấy mà trước đây chưa bao giờ thích, hoặc buồn nôn hay đi tiểu nhiều hơn trong vòng 1 tuần. Vì khi phôi thai bám vào tử cung thành công, lượng máu cần cung cấp cho vùng xương chậu tăng gây áp lực lên bàng quang làm chị em buồn tiểu nhiều hơn.

Buồn nôn là một trong hiện tuộng ốm nghén khi mang thai.

Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai?

Khi xuất hiện những dấu hiệu mang thai, người mẹ nên chú ý đến sức khỏe dinh dưỡng của mình nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.

Khám thai

Khám thai để loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp… nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy đến trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ…

Chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng gia tăng nồng độ estrogen, sẽ làm tăng khả năng thành công khi phôi thai bám vào tử cung. Nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, cải xanh và bổ sung thêm hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt.

Bổ sung thêm thực phẩm giúp phát triển hormone trong cơ thể như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, hạt maca.

Thêm vào khẩu phần ăn các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, tảo xoắn,…

Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng bồn chồn lo lắng sẽ làm cho quá trình phôi thai bám vào tử cung gặp trở ngại. Vì vậy chị em nên giữ tinh thần thật thoải mái.

Giấc ngủ đủ

Chị em nên nhớ ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, có thể ngủ một vài giấc nhỏ trong ngày giấc ngủ phải thật chất lượng.

Một giấc ngủ đủ và ngon mang lại sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.

Tập thể dục

Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay những động tác yoga cơ bản giúp phôi thai nhanh bám vào tử cung và tốt cho việc sinh sản sau này.

Xem thêm video đang được quan tâm

Cận cảnh những "thiên thần" ra đời tại khu điều trị sản phụ mắc COVID-19 lớn nhất cả nước 


Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển vào trong tử cung, bám chắc tại đó. Nếu trứng không làm tổ ở trong tử cung mà tại một vị trí khác sẽ được gọi là mang thai ngoài tử cung, một biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vì vậy, trứng bám vào tử cung thành công là một tín hiệu đáng mừng khởi đầu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Trong bài viết này, Hello Bacsi cung cấp đến bạn tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung về một số dấu hiệu cho biết trứng bám vào tử cung thành công.

Dấu hiệu trứng bám vào tử cung [thai làm tổ]

Mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác nhau. Bạn có thể sẽ thấy lần mang thai thứ 2 khác hẳn với lần đầu và những dấu hiệu thai vào tử cung cũng sẽ không giống nhau. Dưới đây là những dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết thai đã vào tử cung hay thai chưa vào tử cung:

1. Máu báo thai là dấu hiệu trứng bám vào tử cung

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu khá rõ, báo hiệu thai đã vào tử cung và bạn đang mang thai. Điều này xảy ra khi phôi tiến hành làm tổ trong thành tử cung. Vì vậy, nếu nhận thấy hiện tượng có một vài đốm máu xuất hiện sau khi trễ kinh thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Vậy máu báo thai trông như thế nào? Máu báo thai có màu hồng nhạt, số lượng ít, không đỏ hoặc đặc như kinh nguyệt. Ngoài ra, máu báo thai cũng không ra đều đặn, bạn chỉ trải qua tình trạng này từ vài giờ đến một vài ngày.

2. Dấu hiệu trứng bám vào tử cung là đau bụng

Thai vào tử cung có đau bụng không là thắc mắc thường gặp của nhiều chị em lần đầu mang thai. Bác sĩ Huỳnh Kim Dung chia sẻ, triệu chứng phổ biến thứ hai sau máu báo thai là cảm giác đau trằn ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, những cơn co thắt này diễn ra nhẹ hơn và ít đau hơn. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau hiện diện ở lưng hay bụng dưới và có thể kéo dài trong vài ngày.

Đôi khi, tình trạng đau bụng còn kết hợp với các cơn co thắt liên tục trong thành tử cung. Nếu cảm thấy đau đớn cũng như khó chịu trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ.

3. Thay đổi ở ngực ngầm báo hiệu trứng bám vào tử cung

Ngay sau khi trứng bám vào tử cung, cơ thể của bạn bắt đầu thay đổi. Ngực sẽ có những hiện tượng như đau, sưng. Đó là do sự thay đổi hormone nữ sau khi thụ thai. Bạn cũng có thể cảm nhận những thay đổi này ở ngực trong thời gian rụng trứng hoặc một tuần sau khi trứng rụng.

4. Nhiệt độ cơ thể thay đổi

Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong quá trình thai làm tổ là một dấu hiệu để bạn xác định mình đang mang thai. Bạn có thể không nhất thiết phải theo dõi nhiệt độ cơ thể của bản thân trừ khi đang cố gắng mang thai. Hãy lập ra biểu đồ thân nhiệt hàng ngày và so sánh xem các con số có tăng hay không.

Thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn vào thời điểm rụng trứng do nồng độ hormone progesterone tăng và vẫn thay đổi khi quá trình phôi thai bám vào tử cung.

5. Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung: Đi tiểu thường xuyên

Bạn sẽ cảm thấy dường như nhu cầu muốn đi tiểu tăng lên trong vòng một tuần. Điều này có thể là do trứng bám vào tử cung thành công. Cơ thể bắt đầu trải qua những thay đổi lớn để nhường chỗ cho em bé chẳng hạn như lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên, gây áp lực lên bàng quang khiến bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn.

6. Thèm ăn – Dấu hiệu trứng bám vào tử cung

Đây là một dấu hiệu nổi bật khác của việc trứng bám vào tử cung. Các hormone được tạo ra do mang thai thành công có xu hướng làm thay đổi sở thích, khẩu vị của phụ nữ. Bạn có thể thèm ăn các loại thực phẩm mà chưa nếm thử bao giờ hoặc quay lưng lại với những món từng nằm trong danh sách ưa thích.

7. Bốc hỏa

Bốc hỏa là dấu hiệu ít phổ biến và chỉ kéo dài khoảng 15 phút tại thời điểm trứng bám vào tử cung. Trong quá trình này, mức hormone nhanh chóng biến động gây ra cơn bốc hỏa.

Nhiều mẹ bầu khi thử que thử thai thấy lên 2 vạch, nhưng khi siêu âm thai 6 tuần lại không thấy thai vào tử cung. Điều này khiến các mẹ bầu lo lắng, vậy tình trạng này có nguy hiểm không. Nguyên nhân thai vào tử cung muộn do đâu? Mẹ nên làm gì trong thời gian này?

1. Siêu âm thai 6 tuần không thấy thai vào tử cung có sao không?

Thông thường, thai vào tử cung sau khi thụ thai khoảng 1 - 2 tuần, nhưng tùy theo cơ địa của mỗi mẹ, thời gian có thể lâu hơn. Chưa kể đến nhiều mẹ bầu dễ tính sai tuần thai do chu kỳ kinh nguyệt không đều, không nhớ rõ ngày quan hệ. Để hiểu rõ hơn, MEDLATEC sẽ giải thích về quá trình thụ thai và thụ tinh cơ bản như sau:

Khi quan hệ tình dục, nam giới phóng tinh mỗi lần ước tính chứa khoảng 250 triệu tinh binh. Thế nhưng chỉ duy nhất 1 tinh binh có thể gặp trứng và thụ thai [có trường hợp ngoại lệ nhưng tỉ lệ thấp]. Sau khi thụ tinh thành công, trứng sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ tại đây. Quá trình này mất khoảng 1 - 2 tuần.

Sau khi vào tử cung, trứng sẽ làm tổ vào thành tử cung, cần một khoảng thời gian nữa để ổn định, bám chắc vào màng tử cung để thai nhi lớn lên sau này.

Với quá trình thụ tinh - thụ thai này thì khi trứng làm tổ trong tử cung, khi siêu âm đã có thể nhìn thấy. Nhưng bác sỹ thường tính tuổi thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt của chị em, cụ thể là lần cuối gần nhất rụng trứng. Đây là lý do xảy ra chênh lệch tuổi thai từ 1 - 2 tuần so với thực tế thai phát triển.

Tuần tuổi thai tính toán có thể chênh lệch so với thực tế

Do đó, khi siêu âm thai 6 tuần chưa thấy thai nhi thì không có gì đáng lo cả. Khả năng rất cao là do ngày rụng trứng của bạn cách xa ngày cuối cùng xuất hiện kinh nguyệt. Nếu bạn không yên tâm, có thể tham khảo lựa chọn siêu âm đầu dò khi thai 6 tuần để có hình ảnh rõ ràng và thấy được thai nhi lúc này còn đang nhỏ xíu. Lưu ý nên thực hiện siêu âm tại cơ sở y tế uy tín, bác sỹ lành nghề, chuyên môn cao để không ảnh hưởng đến thai nhi còn chưa ổn định nhé.

Ngoài ra, hai trường hợp thai vào tử cung chậm bất thường đáng lo ngại gồm:

Vòi trứng, ống dẫn trứng bất thường

Trứng sau khi thụ tinh cần di chuyển qua vòi trứng, ống dẫn trứng để tới được tử cung. Nhưng nếu người mẹ gặp bất thường, ống dẫn trứng, vòi trứng bị hẹp bẩm sinh, nhỏ, có sẹo phẫu thuật thì trứng khó di chuyển, di chuyển chậm hoặc không thể di chuyển vào tử cung.

Trường hợp này mẹ cần thông báo với bác sỹ để có biện pháp an toàn. Nhiều mẹ gặp tình trạng này vẫn có thể mang thai an toàn, nhưng nhiều mẹ lại dễ sảy thai.

Thai ngoài tử cung cần được xử lý sớm

Thai ngoài tử cung

Thai vào tử cung chậm nếu do thai ngoài tử cung thì trường hợp này rất nguy hiểm. Đặc biệt cần phát hiện sớm thai ngoài tử cung để can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, cũng như khả năng mang thai sau này.

Thường nếu sức khỏe mẹ tốt, siêu âm thai 6 tuần không thấy thai vào tử cung thì bác sỹ sẽ hẹn khám lại sau 1 - 2 tuần nữa. Nếu thai nhi phát triển tốt, ở lần khám thai sau, bạn sẽ thấy bé con qua hình ảnh siêu âm. Đừng quá lo lắng nhé.

2. Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Biết được một sinh linh bé nhỏ đang được nuôi dưỡng, phát triển trong bụng mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ với cha mẹ và cả gia đình. Do đó, háo hức biết sự phát triển của con đến đâu cũng là điều dễ hiểu.

Thai nhi 6 tuần tuổi đã phát triển tương đối

Sau 6 tuần thụ thai và phát triển, thai nhi lúc này mặc dù còn rất nhỏ, kích thước chỉ bằng khoảng hạt đậu nhưng các bộ phận đã hình thành tương đối. Khi siêu âm thai, mẹ sẽ biết được một số thông tin như sau:

Kích thước thai nhi

Thời điểm này, thai nhi vẫn trong quá trình phát triển sơ khai, do đó kích thước còn rất nhỏ. Kích thước thai nhi 6 tuần trung bình chỉ bằng một hạt đậu, dài khoảng 5 - 8mm. Thai nhi lúc này chỉ là phôi thai hoàn chỉnh, mới hình thành một số cơ quan chính trong cơ thể.

Hình dạng thai nhi

Từ hình ảnh siêu âm, mẹ sẽ thấy thai nhi 6 tuần tuổi trông giống nòng nọc hơn là hình hài con người, với kích thước phần đầu hơi “quá khổ”, vẫn còn đuôi và người cuộn tròn lại. Trên đầu bé, bạn sẽ thấy có hai núm nhỏ, nơi đây sau này sẽ hình thành nên 2 tai của bé. Ngoài ra, các hõm khác trên đầu thai nhi sau này sẽ hình thành nên mắt, mũi.

Trên đầu bé cũng mọc ra các mô, trồi nhỏ lên, bắt đầu hình thành má, hàm, cằm sau này.

Tim thai

Tim thai lúc này chỉ thấy là hai ống dẫn máu, có tác dụng bơm máu vào cơ thể trẻ, chưa thấy rõ ràng. Ở một số mẹ bầu, do tính tuần thai chưa chính xác hoặc quá trình phát triển của bé có chậm hơn chút ít nên chưa có tim thai. Thời điểm này cũng rất khó để nghe được nhịp đập tim thai, cần sử dụng thiết bị siêu âm hiện đại mới phát hiện được.

Siêu âm thai giúp mẹ theo dõi quá trình phát triển của con

Do kích thước thai nhi còn quá nhỏ, hình ảnh siêu âm chưa thể thể hiện hết sự phát triển diệu kỳ của bé.

Đầu thai nhi còn khá to, tại đây hai bán cầu não đang phát triển. Bàn tay và bàn chân đang nhô ra khỏi cánh tay và cẳng chân, nhìn giống như những mái chèo. Ruột thừa và tuyến tụy đã xuất hiện, một phần ruột phát triển thành dây rốn với mạch máu riêng, nơi tiếp nhận oxy và dinh dưỡng từ mẹ.

Gan của thai nhi lúc này đang đảm nhận nhiệm vụ tạo ra tế bào hồng cầu, sau khi thai phát triển lớn hơn, tủy xương hình thành sẽ thực hiện vai trò này. Ở tuần thai thứ 6, bé đã tăng gấp đôi kích thước so với tuần thai thứ 5. Tim thai có thể đã xuất hiện và có thể nghe được cả nhịp tim khoảng từ 100 -160 lần/phút.

Bên cạnh niềm vui chờ đón đứa con nhỏ chào đời, mẹ cũng đừng quên chăm sóc dinh dưỡng, nghỉ ngơi tốt hơn. Sức khỏe của thai phụ tốt là tiền đề cho sự phát triển nhanh, khỏe mạnh của thai nhi. Đừng quên đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của con mẹ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề