Ca sĩ phương đài là ai?

Theo suy nghĩ của nữ diễn viên, ca sĩ kiêm người mẫu này, công việc nào mà mình cứ luôn tâm niệm và cố gắng, ắt sẽ có ngày gặt hái được thành công.


Trịnh Phương Đài đến với nghệ thuật bằng nghề người mẫu, rồi sau đó là danh hiệu Gương mặt khả ái tại cuộc thi Hoa hậu biển Vũng Tàu 2006. Trước khi đến với phim ảnh, cô cũng được biết đến với vai trò của một nữ ca sĩ với giọng hát trầm ấm, nhẹ nhàng.

Bạn đang xem: Dàn moto tại đám cưới diễn viên trịnh phương đài

Diễn viên Trịnh Phương Đài

Từ đòn bẩy này, nữ nghệ sĩ sinh trưởng và lớn lên ở Tây Ninh đã được các đạo diễn ở lĩnh vực phim ảnh chú ý, để lần lần khẳng định khả năng diễn xuất đa dạng của mình thông qua các bộ phim như: Nợ đa tình [ĐD Đinh Đức Liêm], Ai [ĐD Trung Dũng], Lời nguyền sapphire[ĐD Chu Thiện], Hoàng tử ăn mày [ĐD Trần Cảnh Đôn], Khi tình yêu lên tiếng [ĐD Nguyễn Đặng Minh Quang], Cạm bẫy thị thành [ĐD Lâm Lê Dũng], Khi yêu đừng hỏi tại sao [ĐD Châu Huế]…

Trịnh Phương Đài [phải] trong phim “Khi yêu đừng hỏi tại sao”

Nhưng có lẽ, ấn tượng nhất đó là vai diễn mà Trịnh Phương Đài đảm nhận trong bộ phim Minh Tâm kỳ án của đạo diễn Chu Thiện, đã được phát trên sóng 90namdangbothanhhoa.vn9. Trong tác phẩm này, cô vào vai Ngọc Tú - tuýp phụ nữ dân dã, xinh đẹp, hiếu thuận nhưng không may gặp phải người chồng rượu chè, ghen tuông, đánh đập. Gặp biến cố, cả gia đình Ngọc Tú lưu lạc khắp nơi, rồi tình cờ đến và tá túc ở một ngôi chùa.

Từ khi gia đình Ngọc Tú đến ở, ngôi cổ tự này đã không còn bình an như ngày nào, mà xảy ra rất nhiều chuyện như: mất tượng Phật, lâm cảnh chết chóc… Cùng với đó, giữa vua Quang Thuận [cũng cư trú trong chùa] và Ngọc Tú lại nảy sinh tình cảm, đây cũng là nút mở - thắt của một vụ án trong Minh Tâm kỳ án.

Trịnh Phương Đài và Phi Thanh Vân trong phim “Nợ đa tình”

So với những nhân vật Trịnh Phương Đài đã từng thể hiện, vai diễn này có rất nhiều điểm đáng nhớ, đáng chia sẻ. Trước tiên là tính cách nhân vật, vì những vai diễn mà cô từng can qua đa phần là sắc sảo, đanh đá. Còn với Minh Tâm kỳ án, nữ diễn viên có cơ hội hóa thân thành một cô gái hiền lành, tội nghiệp và cực kỳ đáng thương.

Xem thêm:

Thứ nữa, với dòng phim cổ trang, bản thân Trịnh Phương Đài không phải chuẩn bị bất cứ phần trang phục nào vì đã có ê kíp phục trang chuẩn bị. Cuối cùng, đó là lời thoại và phong cách diễn xuất, tất cả đã buộc cô phải trở thành một con người hoàn toàn khác so với chính mình.

Trịnh Phương Đài và Dương Hoàng Anh trong phim “Lời nguyền sapphire”

Chào Trịnh Phương Đài! Được biết, chị vừa chuyển sang trang mới trong đời sống tình cảm. Vậy theo chị, hôn nhân có cản trở gì đến công việc diễn xuất của chị?

Trước giờ, tôi có một nguyên tắc là ít khi chia sẻ về gia đình của mình. Tôi muốn giữ những khoảnh khắc riêng tư cho mình. Nhưng khi kết hôn xong mọi việc đã có sự khác biệt, đặc biệt là những điều liên quan đến công việc. Nếu như trước đây, tôi tự làm chủ cuộc sống của mình, tự quyết định hết mọi công việc thì bây giờ làm việc gì cũng có sự bàn bạc kỹ lưỡng của 2 vợ chồng, rồi mới đi đến quyết định cuối cùng.

Trong trường hợp, chồng Trịnh Phương Đài là tuýp người có máu ghen, với những cảnh quay tình cảm cùng bạn diễn, chị sẽ phải giải thích như thế nào để anh ấy an tâm?

Từ lúc quen, cho đến khi kết hôn cũng may là tôi chưa nhận được dự án phim nào có cảnh thân mật quá mức. Trước đây, khi chưa kết hôn, vì muốn hết mình cho nghệ thuật nên tôi cũng không ngại “lăn xả”. Còn bây giờ, tôi nghĩ bản thân đã là người có gia đình thì cũng nên tiết chế những cảnh nhạy cảm để dung hòa giữa cuộc sống và công việc. Bởi vì, dù chồng có yêu thương hay hiểu đến cỡ nào, nhưng khi nhìn cảnh mình tình tứ quá mức với bạn diễn trên phim, tôi nghĩ chắc chắn anh ấy cũng khó chịu. Vậy nên, tôi luôn cố gắng để vừa giữ được hạnh phúc gia đình lại vừa nhận được những kịch bản hay, đột phá nhưng hạn chế những pha mùi mẫn.

Xem thêm: Btv Thúy Hằng: Nữ Mc Thúy Hằng Sinh Năm Bao Nhiêu, Btv Thúy Hằng

Ngoài công việc diễn xuất, ca hát, Trịnh Phương Đài còn lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh. Chị có thể cho biết sự khác biệt giữa 2 lĩnh vực này theo nhìn nhận của mình?

Khác nhiều chứ, bởi khi kinh doanh thì sinh lợi là yếu tố đầu tiên mình phải nghĩ đến. Còn với diễn xuất, bạn chỉ cần tập trung thực hiện tốt vai diễn, sống với nó cho đến kết thúc vai trò mình đảm nhiệm, còn vấn đề lỗ lãi là của nhà sản xuất. Nhưng có thế nào tôi vẫn luôn tâm niệm: Làm bất cứ việc gì, thì đều phải đặt chữ “tâm” lên hàng đầu.

19:22, 25/09/2009 [GMT+7]

Với tư cách là đơn vị chủ nhà của Hội diễn Ca múa nhạc [CMN] chuyên nghiệp toàn quốc đợt 2 năm 2009 [diễn ra từ ngày 7 đến 15-9 tại TP. Nha Trang], Đoàn CMN Hải Đăng đã giành được Huy chương [HC] Bạc. Thành tích ấy là nỗ lực không nhỏ của Đoàn; tuy nhiên, nếu suy tính một cách kỹ lưỡng thì Đoàn CMN Hải Đăng đang bị “tụt hậu” so với những đơn vị nghệ thuật cùng đẳng cấp trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Ca sĩ Duy Linh không thuộc Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng.

Đoàn CMN Hải Đăng có một quá khứ lẫy lừng. Thế nhưng hiện tại, Đoàn đang gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động. Tại Hội diễn CMN chuyên nghiệp toàn quốc vừa qua, Đoàn thi diễn với chương trình nghệ thuật “Hương thơm vĩnh hằng” qua các tiết mục như: Hương rừng [hòa tấu], Biển và ánh trăng [song tấu piano - đàn tranh], Sao vàng trên biển bạc [Thế Quang], Tháng năm nhớ Bác [Duy Linh], Người tình lính đảo [Khánh Phương], Giấc mơ của biển [Minh Tâm - Phương Đài], Ngôi sao niềm tin - Ngôi sao Hồ Chí Minh [hát múa toàn đoàn] và một số tiết mục múa: Nàng Trầm Hương, Hoa đất nước, Biển đổi màu, Hòa quyện. Với chương trình này, đoàn đã giành được 2 HC Vàng, 3 HC Bạc ở giải tiết mục, đồng thời giành HC Bạc cho giải chương trình. Thành tích ấy đã giúp Đoàn lọt vào nhóm 15 đoàn có HC [8 Vàng, 7 Bạc] trong tổng số 29 đoàn tham gia hội diễn.

Nhìn vào kết quả chung cuộc của Hội diễn CMN chuyên nghiệp toàn quốc, chắc hẳn không ít người sẽ rất mừng vui với những gì mà Đoàn CMN Hải Đăng đã đạt được; thế nhưng, đằng sau đó vẫn còn là một câu chuyện dài. Trước hết, so sánh với các đơn vị trong khu vực, Đoàn CMN Hải Đăng gần như đã bị tụt hậu. Tại hội diễn, Đoàn phải chấp nhận xếp sau Nhà hát CMN Biển Xanh [Bình Thuận], Đoàn CMN Dân tộc Đắc Lắc - cả 2 đều đoạt HC Vàng; chấp nhận đứng ngang hàng với Đoàn CMN Sao Biển [Phú Yên]. Không tính đến sự vượt trội của đoàn Đắc Lắc và Bình Thuận, Đoàn CMN Hải Đăng đang thua kém so với “người anh em” là Đoàn CMN Sao Biển. Hầu hết khán giả theo dõi hội diễn đều nhận xét: Chương trình của Đoàn CMN Sao Biển có “chất” hơn, có dấu ấn riêng với chủ đề: “Chuyện kể về đất và biển”; trong khi đó, chương trình của Đoàn CMN Hải Đăng vẫn mang một màu sắc quen thuộc, nếu như không muốn nói là xưa cũ.

Trước hết, chương trình của Nhà hát CMN Sao Biển thuộc dạng “cây nhà lá vườn” khi tổng đạo diễn chương trình là Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Từ, chỉ đạo nghệ thuật là nhạc sĩ Cao Hữu Nhạc - Trưởng đoàn CMN Sao Biển. Trong khi đó, Đoàn CMN Hải Đăng đã phải thuê Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Hùng làm tổng đạo diễn, Trưởng đoàn Vũ Bá Cương giữ nhiệm vụ chỉ huy nghệ thuật. Điều đáng nói hơn, Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Từ và nhạc sĩ Cao Hữu Nhạc được trao danh hiệu đạo diễn xuất sắc, chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc, đứng cạnh những đạo diễn, nhạc sĩ tên tuổi ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong 12 tiết mục tham gia hội diễn của Đoàn CMN Hải Đăng, có 4 tiết mục múa và 1 tiết mục hát múa nhưng không có tiết mục nào được dàn dựng bởi các biên đạo của đoàn. Tất cả đều phải thuê biên đạo ở ngoài. Thứ nữa, trong hội diễn, ở phần giải tiết mục, Đoàn CMN Hải Đăng giành được 2 HC Vàng, 3 HC Bạc, còn Đoàn CMN Sao Biển giành được 3 HC Vàng, 2 HC Bạc. Không chỉ thua kém về số giải thưởng cho tiết mục mà thành phần ca sĩ, diễn viên tham gia hội diễn của Đoàn CMN Hải Đăng cũng khá nhập nhằng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ca sĩ Duy Linh [đoạt HC Bạc với ca khúc Tháng năm nhớ Bác] và 2 nghệ sĩ Nguyễn Hữu - Thanh Tú [đoạt HC Bạc với màn song tấu Biển và ánh trăng] không phải là người của Đoàn CMN Hải Đăng. Nói như dân trong nghề: đó là những người “đánh thuê”. Theo quy chế hội diễn CMN chuyên nghiệp toàn quốc do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành, các đoàn “không thuê mượn diễn viên múa solist, đơn ca, độc tấu”. Việc Đoàn CMN Hải Đăng sử dụng những gương mặt nói trên có phạm luật? Đó là chưa kể, Đoàn còn phải mượn ca sĩ Phương Đài từ Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang để hát đôi với ca sĩ Minh Tâm ở ca khúc Giấc mơ của biển.

Việc phải chạy vạy “thuê mướn” nhân lực ở ngoài cho thấy, Đoàn CMN Hải Đăng đang ở tình thế rất khó khăn, thiếu hụt những diễn viên, nghệ sĩ có “đẳng cấp”, nhất là ở mảng thanh nhạc. Tại hội diễn vừa qua, khi nghe H’Zina của đoàn Đắc Nông hát Lời ru Bu nong [HC Vàng], Ngọc Tuyển của Bình Thuận hát PoshaInư huyền thoại…, rất nhiều khán giả thành phố biển đã phải xuýt xoa khen ngợi. Trao đổi với chúng tôi sau hội diễn, nhạc sĩ Tôn Thất Lập - Chủ tịch Hội đồng giám khảo đánh giá: “Đoàn CMN Hải Đăng đang thiếu những giọng hát có khả năng. Đó là một điều đáng buồn cho một đơn vị nghệ thuật từng có danh tiếng…”. Thậm chí ở hội diễn, những khán giả là người trong ngành nghệ thuật [xin được giấu tên] đã phát biểu có phần hơi cực đoan: “Cần phải cho Đoàn CMN Hải Đăng “xuống hạng”…

Có lẽ sau tấm HC Bạc tại Hội diễn CMN chuyên nghiệp toàn quốc của Đoàn CMN Hải Đăng, không ai muốn nhìn mặt trái của tấm huy chương. Thế nhưng sự thật vẫn là sự thật. Chúng ta cần phải “nhìn nhận” lại để biết Đoàn CMN Hải Đăng đang đứng ở đâu khi so sánh với những đơn vị trong khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên. Tại sao một đơn vị nghệ thuật lẫy lừng như Đoàn CMN Hải Đăng lại lâm vào tình trạng dở khóc dở cười như ngày hôm nay? Tại sao Khánh Hòa có hẳn một trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch, Đoàn CMN Hải Đăng có truyền thống lẫy lừng lại không thể kiếm ra những giọng hát đủ sức thi thố? Đoàn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức hay việc tuyển chọn, rèn luyện ca sĩ, diễn viên của Đoàn đang có vấn đề?

NHẬT LỆ

Video liên quan

Chủ Đề